8 Tư thế yoga cho người tiểu đường tốt nhất

2566

Nhiều người mắc bệnh tiểu đường hiện đang chuyển sang tập yoga để kiểm soát lượng đường trong máu. Yoga là môn tập luyện giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm căng thẳng, hạ huyết áp và tăng cường khả năng vận động. Thêm bài tập yoga cho người tiểu đường vào chế độ hàng ngày là một cách để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bên cạnh thuốc. Cùng khám phá về 8 bài tập yoga cho người bị tiểu đường được nhiều người áp dụng dưới đây.

Tại sao người tiểu đường nên tập yoga?

Yoga cho người tiểu đường không khiến người bệnh thở hổn hển vì yoga không phải là thể dục nhịp điệu. Yoga cho bệnh nhân tiểu đường liên quan đến việc đồng bộ hóa các chuyển động của cơ thể với các kỹ thuật thở. Kết quả là, yoga chữa tiểu đường làm dịu thần kinh và tạo điều kiện chuyển hóa chất trong tế bào, kích hoạt các cơ quan nội tạng để cân bằng lượng đường trong máu. Dưới đây là lý do vì sao người tiểu đường nên tập yoga:

  • Trẻ hóa các tế bào tuyến tụy: Các tư thế yoga giúp thư giãn kéo dài tuyến tụy, có thể kích thích sản xuất các tế bào beta sản xuất insulin.
  • Rèn luyện sức khỏe cơ bắp: Yoga có khả năng làm tăng sự hấp thụ glucose của các tế bào cơ bắp cũng tương tự như các bài tập luyện thể chất khác. Điều này sẽ giúp người bệnh giảm lượng đường trong máu, cải thiện tuần hoàn và giảm nguy cơ mắc vấn đề về tim mạch.
  • Thúc đẩy giảm cân: Tập thể dục thông qua yoga có thể giảm cân và cải thiện việc kiểm soát cân nặng, cả hai đều cần thiết để bảo vệ chống lại các bệnh như ung thư, bệnh tim cũng như kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Cải thiện tinh thần: Thực hành yoga thường xuyên có thể giúp tập trung tâm trí, thư giãn tinh thần và giảm stress trong quá trình đối phó với bệnh tiểu đường.
Yoga cho người tiểu đường giúp cân bằng lượng đường trong máu

Yoga cho người tiểu đường giúp cân bằng lượng đường trong máu

Bài tập yoga cho người tiểu đường

Thế đầu tựa gối

Cách thực hiện yoga cho người tiểu đường với bài tập thế đầu tựa gối như sau:

  • Người tập ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng về phía trước. 
  • Gập đầu gối lại và dùng hai tay kéo bàn chân phải lên sát đáy chậu, đầu gối nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai tay giơ thẳng lên cao. 
  • Thở ra trong khi đó từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân và bàn chân.
  • Khi giữ tư thế này một vài giây, thì cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối vẫn phải giữ sát mặt sàn. 
  • Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân thẳng ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi ra phía trước như ban đầu. 
  • Hít thở sâu vài hơi sau đó chuyển chân và lặp lại các động tác.

Thế căng giãn lưng – bài tập yoga cho người bị tiểu đường

Thế căng giãn lưng là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường, giúp giảm huyết áp và cân bằng lượng insulin trong máu. Bên cạnh đó, tư thế yoga cho người tiểu đường này cũng có thể làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu và lo lắng. 

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng, hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. 
  • Thở ra trong khi đó từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. 
  • Hai đầu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng tối đa và cố chạm vào bàn chân. 
  • Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên đùi để ép người xuống dễ, giữ thẳng được khuỷu chân. 
  • Giữ nguyên tư thế vài giây, hít vào, nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.
Thế căng giãn lưng giúp giảm huyết áp và cân bằng lượng insulin trong máu

Thế căng giãn lưng giúp giảm huyết áp và cân bằng lượng insulin trong máu

Thế rắn hổ mang

Khi cơ tam đầu cánh tay, cơ duỗi cột sống và cơ tứ đầu hoạt động cùng nhau sẽ tăng cường sức mạnh cơ bắp. Cuối cùng tư thế yoga trị tiểu đường này sẽ làm giảm huyết áp và lượng đường trong máu, giúp cải thiện tư thế và là liệu pháp nhẹ cho bệnh nhân hen suyễn.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm sấp trên sàn nhà, hai tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trước.
  • Hít vào, sức nặng tựa trên hai bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngửa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. 
  • Tư thế này cơ thể từ phần rốn xuống tới chân luôn chạm mặt sàn. 
  • Khi đã hít vào tối đa, hai khuỷu tay thẳng lên. 
  • Giữ nguyên vị trí này vài giây, thở ra, từ từ buông lỏng hai cánh tay, buông lỏng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.

Thế vặn cột sống

Ngồi vặn cột sống cũng là bài tập yoga cho người bị tiểu đường giúp kích thích các cơ quan tại vùng bụng và có khả năng hạ đường huyết.

Cách thực hiện:

  • Ngồi trên sàn nhà, hai chân thẳng ra, gấp chân phải lại và đặt gót chân áp sát mông trái. 
  • Gấp chân trái lại, đặt chân trái ngoài đầu gối phải. 
  • Đầu gối trái sát dưới nách phải. 
  • Hít vào trong khi duỗi tay phải ra để nắm được cổ chân trái hoặc các ngón chân trái. 
  • Từ từ quay mạnh tay trái về phía sau lưng, cùng lúc đó thân mình quay 25 độ về bên trái, bàn tay trái tựa xuống sàn. 
  • Giữ nguyên tư thế vài giây, rồi thở ra và từ từ buông lỏng toàn thân trở về vị trí ban đầu. 
  • Tập với bên còn lại.
Ngồi vặn cột sống cũng là bài yoga cho người tiểu đường

Ngồi vặn cột sống cũng là bài yoga cho người tiểu đường

Gác chân lên tường

Bài yoga cho người tiểu đường ở tư thế gác chân lên tương có công dụng thư giãn các cơ, giảm căng thẳng ở phần thân dưới, từ đó giúp người bệnh giảm huyết áp và lượng đường trong máu. Đồng thời, bài tập này cũng làm dịu cơn đau đầu, tăng cường mức năng lượng.

Cách thực hiện:

  • Nằm đối diện với tường.
  • Giơ chân lên cao giống như đang trồng cây chuối, cố gắng sao cho từ mông đến gót chân dựa sát vào tường.
  • Nếu người bệnh không thể duỗi thẳng hết chân, một gợi ý là hãy kê gối mềm hoặc chăn mỏng dưới mông để hỗ trợ.
  • Hít thở chậm rãi, cố gắng giữ nguyên tư thế này khoảng từ 10 – 15 phút.

Tư thế góc cố định nằm ngửa

Tư thế góc cố định nằm ngửa làm dịu hệ thống thần kinh, giảm mức độ căng thẳng, hạ huyết áp và lượng đường trong máu.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu ở tư thế nằm ngửa.
  • Gập đầu gối từ từ, nhẹ nhàng đưa hai gót chân đến gần nhau sao cho tạo thành 1 góc cố định.
  • Cố gắng đưa gót chân hướng gần về phía háng.
  • Chú ý đặt 2 lòng bàn tay gần hông, áp sát xuống sàn.
  • Sau đó thở ra và siết chặt cơ bụng.
  • Hãy giữ tư thế góc cố định nằm ngửa này trong vòng 1 phút.
Tư thế góc cố định nằm ngửa tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Tư thế góc cố định nằm ngửa tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Tư thế cây nến – bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Bài tập yoga dành cho người tiểu đường với tư thế cây nến có công dụng cải thiện lưu thông máu, làm dịu tâm trí, kích thích tuyến giáp. Những điều này rất có ích cho người bệnh tiểu đường.

Cách thực hiện:

  • Nằm thẳng người trên sàn, kết hợp đặt tay xuôi theo chân với lòng bàn tay hướng xuống.
  • Nhấc chân lên dứt khoát rồi lấy tay đỡ phần hông, sau đó cố gắng nâng chân lên thẳng đứng.
  • Hít thở thật đều và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây.

Tư thế chào mặt trời – yoga cho người tiểu đường

Khi nói về yoga cho người tiểu đường, tư thế cực kỳ có lợi cho người bệnh là động tác chào mặt trời. Tư thế này làm tăng nhịp tim, kéo dài toàn bộ cơ thể, cải thiện lượng đường trong máu, lưu thông máu và làm thẳng cơ thể của bạn. Tư thế chào mặt trời cũng quản lý insulin trong cơ thể bạn. 

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng ở phía trước thảm, giữ cho cơ bụng hóp lại và chắp hai tay lại với nhau. 
  • Hít vào trong khi giơ tay và duỗi tay ra phía sau. Thở ra và đi về phía trước, kéo dài cột sống và từ từ đi xuống hết cỡ. Nhìn xuống và thư giãn cổ của bạn. 
  • Hít vào và đưa chân phải ra sau với đầu gối phải trên sàn. Đảm bảo rằng đầu gối trái của bạn ở góc 90° và lòng bàn tay của bạn nằm trên sàn.
  • Nhìn thẳng bằng đầu. Giữ hơi thở của bạn từ vị trí này và đưa chân trái của bạn trở lại, và đến một vị trí tấm ván. 
  • Giữ cơ thể của bạn trên một đường thẳng. Thở ra và hạ đầu gối xuống, hạ ngực và cằm xuống. Từ từ hạ hông xuống. 
  • Hít vào và từ từ nâng phần thân trên lên, đồng thời ngẩng đầu lên. Sau đó, thở ra khi bạn nâng. 
  • Đưa cơ thể của bạn vào tư thế chữ V ngược. Gót chân và lòng bàn tay của bạn phải đặt trên sàn, sau đó cố gắng kéo dài cột sống của bạn. 
  • Đưa chân phải về phía trước trong khi hít vào. Đưa chân trái về phía trước cơ thể và thở ra. Cúi xuống và chạm vào ngón chân, sau đó đặt lòng bàn tay xuống sàn và duỗi thẳng. Hít vào, giơ hai tay lên, duỗi thẳng lưng, thở ra và chắp hai tay lại với nhau. 
  • Lặp lại với bên trái. Tập tư thế này dần dần từ 4 đến 8 vòng.

>> Bên cạnh tập luyện yoga thì việc ăn uống cũng là một vấn đề cần quan tâm đối với người bị tiểu đường. Xem ngay bệnh tiểu đường nên và không nên ăn rau gì?

Khi nói về yoga cho người tiểu đường, tư thế cực kỳ có lợi cho người bệnh là động tác chào mặt trời

Khi nói về yoga cho người tiểu đường, tư thế cực kỳ có lợi cho người bệnh là động tác chào mặt trời

Những lưu ý khi tập yoga trị tiểu đường

Yoga đòi hỏi chuyên môn và do đó nên được thực hành dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia yoga có trình độ. Một số bài yoga cho người tiểu đường có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Dưới đây là một số lưu ý khi tập yoga trị tiểu đường:

  • Người bệnh nên thực hành yoga với sự chỉ dẫn của một chuyên gia có trình độ.
  • Người mới bắt đầu tập yoga nên tránh các bài tập yoga khó.
  • Bệnh nhân nên thường xuyên theo dõi phản ứng của cơ thể sau mỗi hoạt động thể chất bao gồm yoga cho người tiểu đường. Không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng hoặc cơn đau nào nếu bạn bị tiểu đường.
  • Mặc dù yoga thường yêu cầu bụng đói trước khi tập, nhưng bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhẹ để tránh hạ đường huyết .
  • Thông báo ngay cho người hướng dẫn về bất kỳ dấu hiệu nào như chóng mặt, nhức đầu,…

>> Xem ngay: Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

Những lưu ý khi tập yoga trị tiểu đường

Những lưu ý khi tập yoga trị tiểu đường

Bên cạnh việc duy trì thói quen tập luyện khoa học, người bệnh tiểu đường nên mua máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số lượng đường trong máu của mình tại nhà thường xuyên. Điều này sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được tác dụng của phác đồ điều trị đang thực hiện và kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường nếu có.

Mời bạn xem máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến những bài yoga cho người tiểu đường tốt nhất. Chúc bạn áp dụng những bài tập trên thành công. Cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc bài viết từ Siêu Thị Y Tế!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.