Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

13921

Khoai sọ là thực phẩm quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình có chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, mangan và vitamin E mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy bạn có biết tiểu đường có ăn được khoai sọ không? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai sọ

Trong 100 gram khoai sọ có thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 112cal
  • Chất đạm: 1,50 g
  • Chất béo: 0,20 g
  • Carbohydrat: 26,46 g
  • Chất xơ: 4,1 g
  • Canxi: 43 mg
  • Magiê: 33 mg
  • Kali: 591 mg
  • Natri: 11 mg

Khoai sọ cung cấp nguồn carbohydrate phức hợp tốt cung cấp năng lượng bền vững. Khoai sọ cũng rất giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Loại khoai này cũng có chứa một lượng đáng kể kali – khoáng chất quan trọng để điều chỉnh huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 

Ngoài ra, khoai sọ cũng cung cấp nhiều vitamin C, vitamin E, magiê, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ sản xuất collagen.

Khoai sọ cung cấp nguồn carbohydrate phức hợp tốt, giàu chất xơ, vitamin C và E, magiê và chất chống oxy hóa

Khoai sọ cung cấp nguồn carbohydrate phức hợp tốt, giàu chất xơ, vitamin C và E, magiê và chất chống oxy hóa

Người tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

Chỉ số đường huyết của khoai sọ là 48 nằm ở mức thấp, ngoài ra khoai sọ cũng giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, kali, magiê, vitamin C, vitamin E, và tinh bột kháng. Đây là những thành phần lành mạnh để tiêu thụ. Trong đó, tinh bột kháng làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy người tiểu đường có ăn được khoai sọ không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ.

Sử dụng khoai sọ trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh tiểu đường sẽ là một ý tưởng hay, chỉ số đường huyết thấp sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn chặn lượng đường trong máu tăng đột biến. Ăn khoai sọ cũng giúp điều hòa glucose và insulin trong cơ thể, làm giảm mức cholesterol. 

Kết luận tiểu đường có ăn được khoai sọ không: Người bệnh tiểu đường vẫn ăn được khoai sọ, mặc dù khoai sọ không có hàm lượng carbs quá cao nhưng người bệnh vẫn nên ăn với lượng vừa phải

Người tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

Người tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

Lợi ích khi ăn khoai sọ đối với người tiểu đường

Ăn khoai sọ có tốt cho người tiểu đường không? Như đã trình bày ở trên, củ khoai sọ cung cấp carbs tốt và chất xơ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp giảm cân lành mạnh. Khoai sọ rất bổ dưỡng, chứa hàm lượng vitamin E, vitamin C, vitamin B6 cao, giàu phốt pho, folate, đồng, mangan và kali. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích khi ăn khoai sọ đối với người bị bệnh tiểu đường:

Kiểm soát lượng đường trong máu

Tiểu đường ăn khoai sọ có tốt không? Trong Củ khoai sọ có chứa hai loại carbohydrate là tinh bột kháng tiêu và chất xơ, cả hai đều có công dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ là một loại carbohydrate mà con người không tiêu hóa được, vì nó không được hấp thụ nên không có tác động đến lượng đường trong máu. 

Khoai sọ cũng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate, giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Theo một số nghiên cứu, chế độ ăn nhiều chất xơ cũng giúp giảm lượng đường trong máu rất tốt.

Khoai sọ chứa tinh bột kháng tiêu và chất xơ có công dụng kiểm soát lượng đường trong máu

Khoai sọ chứa tinh bột kháng tiêu và chất xơ có công dụng kiểm soát lượng đường trong máu

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Kháng tinh bột và chất xơ trong khoai sọ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Theo một số nghiên cứu, những người tiêu thụ nhiều chất xơ có xu hướng ít mắc bệnh tim hơn. Cứ 10g chất xơ tiêu thụ mỗi ngày sẽ giảm khoảng 17% nguy cơ tử vong do bệnh tim. Mỗi chén củ khoai sọ chứa khoảng 6 gam chất xơ, nhiều hơn gấp đôi so với cùng một lượng khoai tây, do đó khoai sọ trở thành một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung chất xơ và giảm nguy cơ bệnh tim ở người tiểu đường.

Cung cấp các đặc tính chống ung thư

Khoai sọ có các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol mang đến một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ ung thư. Một trong những polyphenol quan trọng nhất được tìm thấy trong khoai sọ là quercetin. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng quercetin có thể gây chết tế bào ung thư, do đó làm giảm đáng kể sự phát triển của ung thư.

Khoai sọ có các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol có tác dụng giảm nguy cơ ung thư

Khoai sọ có các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol có tác dụng giảm nguy cơ ung thư

Giúp giảm cân

Củ khoai sọ là một nguồn chất xơ tuyệt vời giúp làm giảm mỡ và tổng trọng lượng của cơ thể (theo một nghiên cứu, chất xơ được biết có tác dụng là làm giảm mỡ trong cơ thể). Chất xơ giúp người bị tiểu đường có cảm giác no lâu bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày. Khi nó diễn ra trong một thời gian dài, quá trình này sẽ dẫn đến giảm cân. Tinh bột kháng trong củ khoai sọ có tác dụng tương tự đối với cơ thể.

Tốt cho đường ruột

Củ khoai sọ cũng được biết đến là loại củ tốt cho đường ruột vì nó chứa nhiều tinh bột kháng và chất xơ giúp vi khuẩn tốt phát triển khi nó đến ruột kết và trở thành thức ăn cho vi khuẩn, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn khi vi khuẩn đường ruột lên men chất xơ tiếp cận. Điều này giúp nuôi dưỡng các tế bào trên niêm mạc ruột và giữ cho các tế bào này khỏe mạnh.

Ăn khoai sọ cũng rất tốt cho đường ruột

Ăn khoai sọ cũng rất tốt cho đường ruột

Cần lưu ý khi người tiểu đường ăn khoai sọ?

Sau khi đã hiểu rõ tiểu đường có ăn được khoai sọ không cùng những lợi ích khi ăn loại khoai này, người bệnh cũng cần biết những lưu ý sau đây để ăn khoai sọ tốt cho sức khỏe:

  • Người bệnh khi sơ chế khoai sọ cần vứt đi phần bị hỏng, mọc mầm để tránh bị ngộ độc. Cần ngâm kỹ và nấu chín khoai sọ để giảm bớt hàm lượng calci oxalat trong khoai.
  • Cố gắng gọt vỏ thật mỏng, tránh gọt quá dày dễ làm mất đi một lượng lớn protein.
  • Khoai sọ có chất gây ngứa nên người có da nhạy cảm khi gọt khoai nên đeo găng tay để không bị kích ứng.
  • Người đang bị đờm không nên ăn khoai sọ vì ăn loại khoai này dễ làm tăng đờm, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
  • Người bị bệnh dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, chàm hay viêm mũi dị ứng cũng được khuyên là không nên ăn khoai sọ.
  • Người bị gút cũng không nên ăn khoai sọ vì khoai sọ chứ nhiều calci oxalat dễ làm nặng hơn triệu chứng của bệnh gout.
  • Trẻ nhỏ, nhất là trẻ có hệ tiêu hóa yếu không nên ăn khoai sọ vì dễ gây khó tiêu.
Bạn nên tránh gọt vỏ khoai sọ quá dày dễ làm mất đi protein

Bạn nên tránh gọt vỏ khoai sọ quá dày dễ làm mất đi protein

Bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học cùng với việc theo dõi đường huyết mỗi ngày cùng máy đo tiểu đường để biết được hiệu quả của các phương pháp điều trị cũng như ảnh hưởng của lối sống hiện tại. Điều này sẽ giúp người bệnh có những điều chỉnh phù hợp, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm sức khỏe.

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết giải đáp tiểu đường có ăn được khoai sọ không. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và luôn ngập tràn niềm vui!

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất