Chuyên gia giải đáp: Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

2831

Những người bị suy giãn tĩnh mạch chân thường rất thận trọng trong việc đi lại và tập luyện thể thao, ngay cả việc đi bộ. Vậy thực tế bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp đến từ chuyên gia.

Bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Khi gót chân được nhấc lên cao, máu từ đám rối tĩnh mạch phía gót chân và lòng bàn chân sẽ được đẩy lên các tĩnh mạch sâu của cẳng chân. Sau đó, động tác co cơ cẳng chân sẽ đẩy dòng máu về tĩnh mạch của vùng đùi.

Cứ như thế, dòng máu sẽ chảy về tĩnh mạch cao hơn, rồi về tim. Sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Vậy thì suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không? Câu trả lời là NÊN.  

Đi bộ sẽ giúp giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân mãn tính đi bộ ít hơn 10 phút mỗi ngày sẽ có nguy cơ loét chân cao hơn so với những người duy trì hoạt động thể dục trên 10 phút mỗi ngày.

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?

Dưới đây là chia sẻ của một bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực khi được hỏi rằng “Suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ không?”:

“Thay đổi lối sống và mang vớ giãn tĩnh mạch là nền tảng cốt lõi trong điều trị suy giãn tĩnh mạch. Tiếp theo là việc dùng thuốc đều đặn, can thiệp thủ thuật đối với những trường hợp nặng hơn. Theo đó, việc tập thể dục, giảm cân, hạn chế đứng và ngồi quá lâu, nâng cao chân, ăn nhiều rau quả và uống đủ nước,… luôn là những điều nên làm trong tất cả các giai đoạn của bệnh.

Đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp mọi đối tượng và tốt cho sức khỏe của người tập. Nhưng hầu hết bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới lại từ bỏ thói quen đi bộ vì nghe mọi người truyền tai nhau rằng đi bộ sẽ khiến bệnh tĩnh mạch nặng hơn, có thể gây huyết khối dẫn đến tử vong. Đây là một quan điểm cực kỳ sai lầm, người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ giúp máu lưu thông tốt hơn, có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh”.

Bác sĩ cho biết đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe của người tập

Bác sĩ cho biết đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe của người tập

Những lợi ích của việc đi bộ đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Sau khi đã hiểu rõ giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không, dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của việc đi bộ đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:

  • Củng cố các khớp khỏe mạnh: Đi bộ là một bài tập tác động thấp giúp xây dựng cơ bắp để giảm căng thẳng cho các khớp. Bạn có thể cải thiện chức năng khớp và giảm đau khớp bằng cách đi bộ thường xuyên.
  • Cải thiện tâm trạng: Các bệnh mãn tính như giãn tĩnh mạch gây căng thẳng về cảm xúc và mệt mỏi về thể chất. Điều này có thể khiến người bệnh lo lắng hoặc thậm chí là trầm cảm. Đi bộ có thể  cải thiện các triệu chứng của những tình trạng này như căng thẳng tâm lý.
  • Giảm huyết áp: Khi tuần hoàn được cải thiện, huyết áp của người bệnh cũng sẽ được ổn định hơn. Khi huyết áp duy trì ở mức khỏe mạnh, độ cứng của mạch giảm và máu bắt đầu chảy dễ dàng hơn.
  • Ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh mãn tính: Duy trì hoạt động như đi bộ có thể giúp ích nhiều hơn ngoài việc ngăn ngừa và giảm triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch. Đi bộ còn có thể chống lại các bệnh mãn tính khác như bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Những lợi ích của việc đi bộ đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Những lợi ích của việc đi bộ đối với bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Những lưu ý mà người giãn tĩnh mạch đi bộ cần biết

  • Tốc độ vừa phải và quãng đường ngắn: Đối với những bệnh nhân chưa có thói quen đi bộ thì nên bắt đầu từ từ, sau đó tăng dần thời lượng và quãng đường đi bộ. Thời gian đầu có thể sẽ thấy khó chịu hoặc đau chân, nhưng về sau sẽ cải thiện dần. Đi bộ cần sự di chuyển linh hoạt của cổ chân mới mang lại hiệu quả cao.
  • Mang vớ áp lực tĩnh mạch khi tập luyện: Người bệnh cũng có thể mang vớ áp lực tĩnh mạch khi đi bộ và khi hoạt động thể chất nặng hơn để giảm các triệu chứng như sưng, đau, khó chịu,…
  • Người bị loét chân do giãn tĩnh mạch sẽ bị hạn chế vận động ở mắt cá chân: Với những người bị loét chân do suy tĩnh mạch thì vận động cổ chân sẽ bị hạn chế nên cần được vật lý trị liệu cổ chân và liệu pháp giảm đau trước khi đi bộ.
  • Tạm ngưng đi bộ khi bạn cảm thấy đau đớn: Nếu người bệnh nhận thấy tình trạng suy giãn tĩnh mạch của mình đang tiến triển khiến chân đau nhiều hơn, cản trở công việc và giảm chất lượng sống, hãy tạm ngưng đi bộ và đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức.
Người bệnh người bệnh cũng có thể mang vớ áp lực tĩnh mạch khi đi bộ

Người bệnh người bệnh cũng có thể mang vớ áp lực tĩnh mạch khi đi bộ

Lời khuyên cho người bệnh: Để kiểm soát tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bên cạnh việc duy trì thói quen đi bộ, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và dùng vớ y khoa phòng ngừa và điều trị suy tĩnh mạch.

Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

vo y khoa1579161054.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A
Giá bán tham khảo: 760.000đ

m1170a min1608285060.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A
Giá bán tham khảo: 650.000đ

m1150a min1608284967.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A
Giá bán tham khảo: 380.000đ

m2050a min1608286548.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Cotton - Art.M2050A
Giá bán tham khảo: 590.000đ

3 min1567997422.nv

Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A
Giá bán tham khảo: 410.000đ

Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài giải đáp “Giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không?”. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và mong rằng bạn sẽ tiếp tục đón đọc những bài viết chia sẻ kiến thức từ Siêu Thị Y Tế Blog!

Xem thêm: 



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.