Không ít người bệnh băn khoăn tiểu đường ăn ốc được không vì lo ngại thực phẩm này ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bài viết dưới đây Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi liệu người bị bệnh tiểu đường có ăn được ốc không? và gợi ý đến bạn những loại thực phẩm thủy hải sản khác mà người bệnh có thể ăn.
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được ốc không?
Ốc không xương sống, là động vật thuộc họ nhuyễn thể, thân ốc được bao bọc bởi lớp vỏ vôi. Ốc từ lâu luôn là món ăn yêu thích của nhiều người, vì hương vị thơm ngon khi được chế biến cùng các loại thực phẩm hay gia vị khác mà còn nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên liệu người bị bệnh tiểu đường có ăn được ốc không?
Đã có nhiều nghiên cứu thấy rằng nọc của ốc xà cừ có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ loại protein tự nhiên là Con-Ins G1, có tác dụng nhanh hơn insulin. Ngoài ra, nọc độc của ốc sên cũng có thể kích hoạt đường truyền tín hiệu của tế bào insulin, sau đó liên kết thành công với các thụ thể của con người. Thông thường, ốc xà cừ sẽ dùng nọc độc làm vũ khí để săn mồi bằng việc tác động vào đường huyết của đối thủ.
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ không thể sản xuất insulin và thường phải cần tiêm insulin hàng ngày để duy trì đường trong máu ổn định. Do đó, khi được hỏi rằng tiểu đường có ăn được ốc không, các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng với khả năng hoạt động nhanh hơn insulin ở người của nọc độc ốc, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn ốc để cải thiện khả năng sản xuất insulin của mình đồng thời cũng làm hạn chế nguy cơ tăng đường huyết.
>> Nội dung liên quan:
- Cách làm món salad cho người bệnh tiểu đường
- Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Món ăn làm từ ốc tốt cho người tiểu đường
Sau khi biết được Người bị bệnh tiểu đường có ăn được ốc không? dưới đây là cách làm món ăn ốc bươu củ chuối rất tốt cho người bệnh:
Nguyên liệu
Bao gồm ốc bươu, ốc nhồi thịt ba chỉ, đậu phụ rán, củ chuối hột non, giã nghệ nhỏ vắt lấy nước, kế, dọc mùng, cơm mẻ, mắm tôm…
Cách làm
- Ngâm ốc vào nước vo gạo để ra hết chất nhờn, rửa sạch sẽ, khều lấy đầu, bỏ ruột
- Thịt lợn cắt mỏng, ướp ốc và thịt với cơm mẻ và nước nghệ
- Dọc mùng tước vỏ, thái vát, bóp muối
- Củ chuối thì thái mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa sau đó cho vào nồi nấu cho nhừ. Cuối cùng cho mọi thứ vào rồi nêm thêm mắm muối.
- Mùi vị của món này rất đặc biệt: có cứng có mềm, chua, chat, có vị cay nhạt.
Tác dụng
Ốc có vị nhạt, tính hàn, không độc dùng để trừ thấp nhiệt, tiêu nhung, thông lâm (sỏi), ốc và nước ốc sử dụng để giải độc rượu trị bệnh tiêu khát (tiểu đường)
Thịt lợn, đậu phụ là những chất protid thông dụng
Củ chuối hột có tính chát và thu liễm, để trị bệnh tiểu đường, uống nước nhiều mà vẫn nóng khát.
>> Hữu Ích cho bạn:
Các loại thực phẩm thủy hải sản người tiểu đường có thể ăn
Người tiểu đường có thể ăn Cá
Axit béo omega-3 là chất dinh dưỡng rất cần thiết vì cơ thể không thể tự sản xuất chất này. Trong khi đó cá béo là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, bao gồm cá hồi, cá thu và cá trích. Axit béo từ các loại cá này có thể làm giảm chất béo trung tính, làm chậm sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp và loạn nhịp tim.
Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người lớn nên ăn hai phần cá và hải sản từ 3,5 đến 4 ounce mỗi tuần. Đặc biệt người bệnh nên chọn hải sản giàu axit béo omega-3, axit docosahexaenoic (DHA) nhưng ít thủy ngân. Theo đó, mỗi ngày phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 500 mg axit béo omega-3 từ hải sản và nam giới nên tiêu thụ 600 mg axit béo omega-3.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn Động vật giáp xác
Các loài động vật giáp xác bao gồm cua, tôm hùm và các loại tôm thông thường.
Bệnh tiểu đường có thể ăn động vật thân mềm
Động vật thân mềm là những động vật không xương sống, được bao bọc bởi lớp vỏ vôi như ốc, trai, mực.
Rong biển dành cho người bệnh tiểu đường
Đã có nhiều nghiên cứu gần đây cho biết việc bệnh nhân tiểu đường ăn rong biển thường xuyên sẽ có công dụng đáng kể trong việc làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và lượng đường trong máu 2 giờ sau bữa ăn.
>> Xem Thêm:
- TOP 5+ Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh tiểu đường là gì?
- 6 Cách kiểm soát đường huyết tại nhà cực đơn giản
Bệnh nhân tiểu đường bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh thì cũng cần trang bị cho mình máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số lượng đường trong máu mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bệnh nhân biết được hiệu quả của việc điều trì và thay đổi lối sống, đồng thời phát hiện kịp lúc những dấu hiệu bất thường.
Mời bạn xem máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Bài viết từ Siêu Thị Y Tế đã chia sẻ đến bạn giải đáp “Người bị bệnh tiểu đường có ăn được ốc không?”. Chúc bạn luôn vui khỏe và mong rằng thông tin trên có ích cho bạn và người thân!