Thực hiện tốt chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường có thể giúp người bệnh chống lại chất béo, tăng khối lượng cơ bắp, cải thiện sự cân bằng, giảm căng thẳng và thậm chí có thể làm giảm nhu cầu tiêm insulin. Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của việc tập luyện đối với người tiểu đường và cách xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường phù hợp.
Lợi ích của việc tập luyện thể thao đối với người bệnh tiểu đường
Ổn định đường huyết
Khi thực hiện chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường, cơ bắp hút glucose để làm năng lượng. Điều này khiến cho nồng độ glucose trong đường giảm xuống rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, nên nhận tư vấn từ bác sĩ vì có những bài tập quá mạnh có thể tác động ngược lại làm tăng nồng độ glucose trong máu, gây hại cho người bệnh.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Tập luyện có ảnh hưởng tích cực đến huyết áp, cholesterol và đường huyết. Vì thế giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch dẫn đến tử vong ở nhiều bệnh nhân tiểu đường, ngăn ngừa ngừa nhiều triệu chứng của bệnh.
Giúp người bệnh tiểu đường giảm cân
Tập luyện làm giảm lượng mỡ trong cơ thể, điều đó rất tốt cho người đái tháo đường loại 2. Giảm cân có thể làm giảm độ nhạy cảm insulin và cải thiện hiệu quả sản sinh ra insulin trong cơ thể.
Thoải mái tinh thần, cảm giác mạnh khỏe
Hóc môn endorphins được giải phóng trong quá trình tập luyện tạo ra cảm giác thoải mái, giúp tinh thần phấn chấn. Sự lạc quan, thoải mái, bệnh nhân bắt đầu ăn uống tốt hơn, cảm giác hưng phấn hơn có cái nhìn lạc quan về cuộc sống.
Xây dựng chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường
Đã có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa nội tiết cũng như hội nội tiết đái tháo đường đưa ra khuyến nghị về việc xây dựng chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các hoạt động thể chất cần có tối thiểu các tiêu chuẩn sau đây:
- Người bệnh nên thực hiện ít nhất hai tiếng rưỡi hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh trong mỗi tuần. Các vận động gợi ý là đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, bơi lội hoặc chạy bộ.
- Tập luyện thể dục từ 2 – 3 buổi đối kháng mỗi tuần. Các bài tập này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp. Các động tác gợi ý bao gồm nâng tạ tay hoặc tập chống đẩy.
- Bệnh nhân không để nên quá 2 ngày liên tiếp mà không thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào.
- Không nên ngồi lâu liên tục quá lâu 30 phút trong ngày, khi ngồi lâu cần đứng lên di chuyển thư giãn
- Linh hoạt kết hợp bài tập với những thói quen hay sở thích của riêng mình.
Các bài tập phù hợp cho người tiểu đường
Đi bộ
Nếu bạn không có thói quen tập thể dục, hãy bắt đầu với việc đi bộ. Đi bộ với người tiểu đường rất dễ dàng và có lẽ là một trong những hoạt động được chỉ định nhiều nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Đi bộ nhanh được thực hiện với tốc độ làm tăng nhịp tim được coi là bài tập cường độ vừa phải. Đi bộ với tốc độ nhanh hơn 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu khuyến nghị là 150 phút tập thể dục cường độ vừa phải.
Tập dưỡng sinh
Tập dưỡng sinh cũng nên được thêm vào chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường vì có thể cải thiện sự cân bằng và làm giảm tổn thương thần kinh hoặc bệnh thần kinh – một biến chứng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt.
Luyện tập dưỡng sinh và giữ thăng bằng hàng ngày là một phần quan trọng giúp bạn đứng vững khi bạn già đi. Nếu người bệnh không tập dưỡng sinh, hãy kết hợp một số bài tập thăng bằng khác vào thói quen hàng tuần để giảm nguy cơ bị ngã.
Yoga
Khi mức độ căng thẳng tăng cao, lượng đường trong máu của bạn cũng tăng theo. Giống như tập dưỡng sinh, nghiên cứu cho thấy rằng người mắc bệnh tiểu đường khi tập yoga có thể giảm căng thẳng và kiểm soát tình trạng bệnh. Một trong những ưu điểm của yoga là bạn có thể thực hiện bao nhiêu lần tùy thích. Tập yoga còn giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2.
>> Xem thêm: 8 Tư thế yoga cho người tiểu đường tốt nhất
Đạp xe đạp
Đạp xe cũng là một hình thức tập thể dục nhịp điệu, giúp tim khỏe hơn và phổi hoạt động tốt hơn, đồng thời là một bài tập đốt cháy calo để khởi động. Chỉ cần đạp xe vài lần mỗi tuần như một phương thức di chuyển thông thường có thể làm giảm nguy cơ béo phì, huyết áp cao và mức chất béo trung tính. Tất cả những lợi ích này đều rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường tránh những biến chứng bệnh nguy hiểm.
>> Xem thêm: Những lưu ý khi tập thể dục cho người mắc biến chứng tiểu đường
Bên cạnh việc thực hiện chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần chủ động kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày để thấy được hiệu quả của việc tập luyện và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường nếu có. Tham khảo máy đo đường huyết cao cấp thương hiệu Sapphire và Benecheck hiện đang được bán tại hệ thống Siêu Thị Y Tế toàn quốc!
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường, mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc và chúc bạn luôn vui khỏe!