Bị thủy đậu tắm lá gì để nhanh khỏi? 8 loại lá không nên bỏ qua

5251

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan. Tuy nhiên, các triệu chứng thủy đậu có thể được giảm bớt bằng cách sử dụng các phương pháp tự nhiên. Vì thế nhiều người vẫn thường thắc mắc bị thủy đậu tắm lá gì tốt? Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế bật mí đến bạn cách chữa thủy đậu dân gian với những loại lá thiên nhiên dùng khi tắm.

Bị thủy đậu tắm lá gì để nhanh khỏi

Bị thủy đậu tắm lá gì để nhanh khỏi?

Bị thủy đậu có được tắm không?

Thủy đậu (hay trái rạ) khiến người bệnh ngứa ngáy, nổi mụn nước trên da vô cùng khó chịu. Để giảm bớt sự khó chịu và ngăn ngừa biến chứng của thủy đậu, người bệnh có thể tắm và nên tắm rửa thường xuyên.

Chính vì vậy, quan niệm kiêng tắm khi bị thủy đậu là hoàn toàn sai lầm. Việc tắm rửa không chỉ giúp làm sạch da mà còn loại bỏ vi khuẩn, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình lành bệnh.

Việc tắm rửa đúng cách không chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn mà còn góp phần quan trọng vào quá trình điều trị thủy đậu. Đặc biệt khi kết hợp với một số loại lá theo dân gian sẽ đẩy nhanh quá trình điều trị và phục hồi khi mắc thủy đậu.

Bị thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi?

Mặc dù không có tác dụng chữa khỏi thủy đậu hoàn toàn, nhưng một số loại lá có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình lành bệnh. Dưới đây là một số loại lá thường được sử dụng để tắm cho người bị thủy đậu.

Lá khế

Lá khế tuy không thể trị dứt điểm bệnh thủy đậu nhưng lại được xem là một liệu pháp hỗ trợ hữu ích từ dân gian. Với tính mát, kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, lá khế có khả năng làm dịu da, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình lành thương do các nốt thủy đậu gây ra.

Cách tắm nước lá khế:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá khế tươi, rửa sạch.
  • Đun sôi 3 lít nước, cho lá khế vào và đun thêm khoảng 15 phút.
  • Thêm một chút muối vào nồi nước lá khế, để nguội bớt rồi pha loãng với nước ấm.
  • Tắm nhanh trong khoảng 5-10 phút, không chà xát mạnh lên các nốt thủy đậu.

Ngoài ra, người bệnh thủy đậu cũng có thể dùng lá khế để xông hơi.

Lưu ý việc tắm hay xông đều cần chú ý về nhiệt độ và thời gian, không nên quá nóng hay quá lâu sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Lá chè xanh

Tắm lá chè xanh là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng để hỗ trợ điều trị thủy đậu. Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, tanin và vitamin có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa, kháng viêm và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Cách tắm là chè xanh:

  • Chuẩn bị khoảng 200g lá trà xanh tươi, rửa sạch.
  • Đun sôi 1.5-2 lít nước, cho lá trà xanh vào và đun thêm khoảng 10 phút.
  • Để nước nguội bớt rồi pha loãng với nước ấm vừa đủ để tắm.
  • Tắm nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút, tránh chà xát mạnh.
  • Dùng khăn mềm thấm khô người, không chà xát.

Việc tắm lá chè xanh cần được thực hiện 2 -3 lần/tuần để các triệu chứng được cải thiện nhanh chóng và rõ rệt.

Lá chè xanh pha nước tắm trị thủy đậu nhờ tính chống viêm, sát khuẩn tốt

Lá chè xanh pha nước tắm trị thủy đậu nhờ tính chống viêm, sát khuẩn tốt

>>> Xem thêm: Máy tạo Oxy cho người bệnh, cá nhân – Máy thở Oxy 3 lít 5 lít 10 lít

Lá kinh giới

Lá kinh giới được xem là một “trợ thủ” đắc lực trong việc giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh thủy đậu. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, lá kinh giới có khả năng làm dịu da, giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.

Tắm nước lá kinh giới:

  • Chuẩn bị khoảng 100g lá kinh giới tươi, rửa sạch.
  • Đun sôi 3 lít nước, cho lá kinh giới vào và đun thêm khoảng 30 phút.
  • Pha loãng nước lá kinh giới với nước ấm vừa đủ để tắm.

Ngoài dùng để tắm, người bệnh cũng có thể xông hơi với lá kinh giới khoảng 10-15 phút. Lưu ý về nhiệt độ và thời gian để tránh khiến da quá nóng, bị bỏng.

Bên cạnh đó, kinh giới còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh, đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh thủy đậu.

lá kinh giới là loại lá tắm thủy đậu rất tốt, trị nhanh mẫn ngứa và mụn nước

Lá kinh giới là loại lá tắm thủy đậu rất tốt, trị nhanh mẫn ngứa và mụn nước

Lá trầu không

Lá trầu không là một loại thảo dược quen thuộc trong dân gian, chứa nhiều hoạt chất quý giá như chavicol, hydroxychavicol, eugenol, flavonoid và tanin. Nhờ đó, lá trầu không có thể giúp làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành vết thương do thủy đậu gây ra. 

Cách sử dụng lá trầu không:

  • Tắm nước lá trầu không:
    • Chuẩn bị khoảng 100g lá trầu không tươi, rửa sạch.
    • Đun sôi 3 lít nước, cho lá trầu không vào và đun thêm khoảng 15 phút.
    • Pha loãng nước lá trầu không với nước ấm vừa đủ để tắm.
    • Tắm nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút, tránh chà xát mạnh lên các nốt thủy đậu.
  • Rửa các nốt thủy đậu bằng nước lá trầu không:
    • Lấy một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
    • Dùng bông gòn thấm nước cốt lá trầu không thoa lên các nốt phỏng thủy đậu.

Lưu ý sử dụng đúng cách và không lạm dụng, vì lá trầu không có thể gây khô da nếu sử dụng quá thường xuyên.

>>> Tìm hiểu ngay: Hết viêm xoang nhờ cây hoắc hương và mật lợn

Người bệnh thủy đậu tắm lá trầu không sẽ giảm ngứa hiệu quả

Người bệnh thủy đậu tắm lá trầu không sẽ giảm ngứa hiệu quả

Lá mướp đắng

Lá mướp đắng với tính mát và khả năng kháng viêm, thanh nhiệt, được xem là một phương thuốc dân gian hữu ích trong việc giảm ngứa và làm dịu da khi bị thủy đậu. Các chất chống oxy hóa trong lá mướp đắng còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh.

Cách tắm lá mướp đắng: Chuẩn một nắm lá mướp đắng tươi (có thể kết hợp cùng lá kinh giới tươi), rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Bạn có thể pha nước cốt này với nước ấm vừa đủ để tắm.

Tắm lá mướp đắng chữa thủy đậu hiệu quả

Tắm lá mướp đắng chữa thủy đậu hiệu quả

Lá lốt

Lá lốt hỗ trợ tích cực trong quá trình giảm các triệu chứng khó chịu do thủy đậu gây ra nhờ có khả năng kháng viêm và làm dịu da tự nhiên. Các hoạt chất quý giá trong lá lốt như flavonoid, alkaloid và beta-caryophyllene không chỉ giúp làm dịu các nốt thủy đậu, giảm ngứa ngáy mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo.

Cách sử dụng lá lốt:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi (khoảng 200g), rửa sạch.
  • Đun sôi lá lốt với khoảng 2 lít nước trong 5-10 phút.
  • Vớt bả và pha loãng nước lá lốt với nước ấm vừa đủ để tắm.

Ngoài ra, người bệnh có thể đắp trực tiếp lá lốt đã giã nát lên vết thủy đậu trong khoảng 15-20 phút để giảm cảm giác khó chịu, đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh.

>>> Gợi ý: Sản phẩm máy đo đường huyết cần thiết cho gia đình bạn

Lá lốt dùng làm nước tắm cho người bị thủy đậu để giảm ngứa, ngăn viêm

Lá lốt dùng làm nước tắm cho người bị thủy đậu để giảm ngứa, ngăn viêm

Lá sầu đâu

Lá sầu đâu là một bài thuốc dân gian hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị thủy đậu. Nó chứa các thành phần chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ như quercetin, nimbolide và gedunin. Không chỉ giúp làm sạch da, ngăn ngừa nhiễm trùng, lá sầu đâu còn có khả năng làm dịu da, giảm ngứa ngáy và khó chịu do các nốt thủy đậu gây ra. 

Cách tắm lá sầu đâu:

  • Chuẩn bị một nắm lá sầu đâu vừa đủ, rửa sạch.
  • Đun sôi lá lốt với khoảng 2 lít nước.
  • Pha loãng nước lá lốt với nước ấm vừa đủ để tắm.

Bên cạnh đó, lá sầu đâu còn còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại virus gây bệnh, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau, hạ sốt và thậm chí là ngăn ngừa một số bệnh mãn tính như tiểu đường và tim mạch.

Nổi trái rạ tắm lá sầu đâu giúp chữa bệnh hiệu quả

Nổi trái rạ tắm lá sầu đâu giúp chữa bệnh hiệu quả

Lá tre

Lá tre được xem là một bài thuốc dân gian có tác dụng hạ sốt hiệu quả nhờ tính mát và khả năng thanh nhiệt của nó. Theo y học cổ truyền, lá tre có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính hàn, quy vào kinh tâm và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy khi bị thủy đậu, người bệnh có thể tắm lá tre để làm sạch da, dịu da, giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách sử dụng lá tre:

  • Rửa sạch và vo nát một nắm lá tre vừa đủ.
  • Cho vào nồi cùng 2 lít nước, sau đó đun sôi.
  • Lọc lấy nước, có thể pha thêm chút muối.
  • Để nguội nước để tắm, không nên chà sát lên vết thủy đậu.

Bạn nên thực hiện cách dùng lá tre để tắm mỗi ngày để thấy tình trạng ngứa ngáy và tổn thương da giảm nhanh chóng.

>>> Tìm hiểu: Phương pháp trị viêm mũi dị ứng bằng dây mướp

Lá tre được dùng để tắm khi bị bệnh thủy đậu có công dụng chữa viêm loét rất tốt

Lá tre được dùng để tắm khi bị bệnh thủy đậu có công dụng chữa viêm loét rất tốt

Những lưu ý cần biết khi dùng lá tắm chữa bệnh thủy đậu 

Lựa chọn lá tắm phù hợp

Trước khi sử dụng, bạn cần tìm hiểu kỹ về đặc tính của từng loại lá để chọn loại phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa của mình. Người bệnh hãy thử trước với một ít nước lá trước khi tắm hoàn toàn. Nếu xuất hiện mẩn đỏ, phát ban thì không nên sử dụng nước lá này để tắm trị thủy đậu.

Ưu tiên các loại lá tươi, sạch, không bị sâu bệnh, được trồng và thu hái ở nơi đảm bảo vệ sinh. Tránh sử dụng những loại lá có độc tính hoặc có thể gây kích ứng da. Tránh dùng lá còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật để không làm da tổn thương, gây bệnh nặng hơn.

Chế biến và sử dụng đúng cách

Rửa sạch lá trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Đun sôi lá với nước trong khoảng 10-20 phút để các hoạt chất trong lá được giải phóng ra nước. Sau đó, để nước nguội bớt rồi pha loãng với nước ấm vừa đủ để tắm.

Tránh tắm nước quá nóng, có thể làm tổn thương da và khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên trầm trọng hơn. Khi tắm, không nên chà xát mạnh lên các nốt thủy đậu, chỉ nên vỗ nhẹ hoặc thấm nước. Sau khi tắm, dùng khăn mềm thấm khô người, không chà xát.

Lưu ý quan trọng

Không nên tắm quá lâu, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài khoảng 5-10 phút. Nếu có vết thương hở, không nên tắm nước lá để tránh nhiễm trùng. Sau khi tắm, cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó thở, ngừng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ.

Những lưu ý cần biết khi dùng lá tắm chữa bệnh thủy đậu Những lưu ý cần biết khi dùng lá tắm chữa bệnh thủy đậu

Tắm lá chỉ là biện pháp hỗ trợ

Bệnh nhân cần kiên trì khi dùng các loại nước lá để tắm vì đây là phương pháp tự nhiên lành tính nên hiệu quả không xuất hiện ngay lập tức mà cần thời gian trị cần kéo dài.

Lư ý rằng các loại lá tắm chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, không thể thay thế được việc điều trị y tế. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi sử dụng bất kỳ loại lá tắm nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ mang thai và người có bệnh mãn tính.

Siêu Thị Y Tế mong rằng thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Bị thủy đậu nên tắm lá gì?”. Chúc bạn luôn vui vẻ và cảm ơn bạn đã luôn đón đọc các bài viết chia sẻ từ Siêu Thị Y Tế.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất