Người bị tiểu đường ăn hạt điều được không? Lưu ý cần biết

235

Hạt điều rất giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe của mọi người, nhưng liệu người mắc bệnh tiểu đường ăn hạt điều được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn trên và đưa ra một số lưu ý để người bệnh ăn hạt điều đúng cách, tốt cho sức khỏe.

Người bị tiểu đường ăn hạt điều được không và lưu ý gì khi ăn?

Người bị tiểu đường ăn hạt điều được không và lưu ý gì khi ăn?

Giá trị dinh dưỡng của hạt điều

Hạt điều chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, 100g hạt điều chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 553 kCal
  • Carbohydrate: 30,2g
  • Chất xơ: 3,3g
  • Chất đạm: 18,2g
  • Chất béo: 43,8g
  • Canxi: 37 mg
  • Magiê: 292mg
  • Kali: 593mg
  • Phốt pho: 660mg
  • Kẽm: 5,78 mg
  • Selen: 19,9 µg
  • Folate: 25 µg
  • Vitamin K: 34,1 µg
Hạt điều chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe

Hạt điều chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe

Hạt điều chứa nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng tiểu đường có ăn được hạt điều không? Tiếp tục đọc để tìm ra lời giải đáp bạn nhé.

Bệnh nhân tiểu đường ăn hạt điều được không?

Hạt điều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh nhưng lại chứa ít carbohydrate nên loại hạt này luôn là món ăn nhẹ tuyệt vời cho hầu hết mọi người, kể cả người tiểu đường. Hơn nữa, hạt điều có chỉ số đường huyết là 25 ở mức thấp nên bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được. 

Mặc dù có chứa đường tự nhiên nhưng hạt điều sẽ không góp phần gây ra các triệu chứng tiểu đường hoặc làm tăng lượng đường trong máu sau ăn. Ngược lại, hạt điều còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu do chứa lượng magie cao, giúp tăng cường độ nhạy insulin để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.

Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ hạt điều trong 8 tuần làm giảm nồng độ insulin, cải thiện đáng kể tỷ lệ cholesterol LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt) ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Vậy tiểu đường ăn hạt điều được không và tiểu đường thai kỳ ăn hạt điều được không? Câu trả lời là ĐƯỢC, nhưng người bệnh chỉ nên ăn với lượng vừa đủ. Đối với mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, hạt điều còn cung cấp protein cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Ngoài ra, hạt điều rất giàu khoáng chất như magie, kẽm và sắt có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề phổ biến liên quan đến thai kỳ như thiếu máu và chuột rút cơ bắp.

Bệnh nhân tiểu đường ăn hạt điều được không?

Bệnh nhân tiểu đường ăn hạt điều được không?

Lợi ích sức khỏe của hạt điều đối với người tiểu đường

Kiểm soát đường huyết ổn định

Hạt điều có tốt cho người tiểu đường? Hạt điều rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu để kiểm soát lượng đường trong máu. Magiê và vitamin B6 trong hạt điều được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu ở người mắc bệnh tiểu đường. Hơn nữa, vitamin B6 cũng có thể giúp kiểm soát mức huyết áp nên đây là thành phần thiết yếu trong chế độ ăn ngăn ngừa bệnh tiểu đường cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Giảm cholesterol cao và ngăn ngừa sỏi mật

Cholesterol cao và bệnh tiểu đường có liên quan chặt chẽ với nhau. Chất béo trong máu cao dẫn đến tình trạng kháng insulin mà tuyến tụy tiết ra để điều chỉnh lượng đường trong máu. Điều này khiến những người có mỡ máu cao dễ mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến tình trạng mỡ máu cao trở nên trầm trọng hơn đối với những người đã mắc bệnh. Mức cholesterol quá cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Vì hạt điều có chứa chất béo không bão hòa đơn nên ăn hạt điều sẽ làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL hay còn gọi là cholesterol xấu), từ đó làm giảm nguy cơ sỏi mật.

Hạt điều có chứa chất béo không bão hòa đơn làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa sỏi mật

Hạt điều có chứa chất béo không bão hòa đơn làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa sỏi mật

Kiểm soát cân nặng

Một trong những cách để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường là kiểm soát cân nặng. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người mắc bệnh tiền tiểu đường (lượng đường trong máu cao nhưng chưa đến ngưỡng chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường) nên giảm ít nhất 7% – 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Magiê trong hạt điều thúc đẩy tăng cường trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất nhanh có nghĩa là cơ thể đốt cháy thêm calo trong ngày để giảm cân một cách tự nhiên. Khoáng chất này cũng cải thiện thành phần lipid bằng cách hạn chế sản xuất các tế bào mỡ cứng đầu.

Ngoài ra, trong 100g hạt điều còn chứa khoảng 15,3g protein, có thể thúc đẩy cảm giác no. Những bệnh tiểu đường sẽ cảm thấy no sau bữa ăn và ít ăn vặt hơn.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tiểu đường ăn hạt điều được không? Hạt điều chứa kali – một khoáng chất quan trọng giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim ở người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Axit oleic trong hạt điều cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Các axit béo thông thường giúp điều hòa huyết áp và giữ lượng đường trong máu ở mức thấp. Người bệnh tiểu đường nên ăn hạt điều như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh để tránh các biến chứng về tim trong tương lai.

Hạt điều có tốt cho người tiểu đường? Hạt điều chứa kali giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim

Hạt điều có tốt cho người tiểu đường? Hạt điều chứa kali giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim

Lưu ý dành cho người tiểu đường khi ăn hạt điều

Sau khi đã hiểu rõ tiểu đường ăn hạt điều được không, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau đây khi ăn hạt điều để đảm bảo sức khỏe:

  • Giống như các loại hạt khác, người bệnh hãy bổ sung hạt điều với lượng vừa phải. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn tối đa 10 hạt điều mỗi ngày. Đây là phạm vi an toàn và sẽ không gây hại đến sức khỏe. Vì thực tế, hạt điều vẫn chứa chất béo nên cần ăn ở lượng vừa phải, tránh nạp chất béo dư thừa trong cơ thể ảnh hưởng sức khỏe.
  • Người bệnh có thể ăn hạt điều bất kỳ khi nào trong ngày nhưng nhiều chuyên gia khuyên rằng tốt hơn nếu tiêu thụ hạt điều vào buổi tối. Điều này là do mọi người thường có xu hướng tiêu thụ đồ ăn vặt chủ yếu vào buổi tối và hạt điều sẽ là lựa chọn tốt để thay thế đồ ăn vặt không lành mạnh.
  • Không nên ăn hạt điều rang muối vì hạt điều rang sẽ giảm lượng chất chống oxy hóa và vitamin, đồng thời làm mất đi một số chất béo lành mạnh.
  • Khi ăn bạn nên loại bỏ lớp vỏ bên ngoài. Mặc dù lớp vỏ hạt điều không gây hại cho sức khỏe nhưng khi nuốt, chúng có thể mắc ở cổ họng gây rát, đau họng.
  • Nếu người bệnh bị dị ứng với các loại hạt thì nên tránh ăn hạt điều để hạn chế nguy cơ gặp phải các phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban,…
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn tối đa 10 hạt điều mỗi ngày

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn tối đa 10 hạt điều mỗi ngày

Người bệnh tiểu đường nên trang bị máy test tiểu đường tại nhà để chủ động kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Điều này sẽ giúp người bệnh biết được tác động của chế độ ăn uống đối với đường huyết của mình và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để điều chỉnh phù hợp trong lối sống và điều trị.

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Siêu Thị Y Tế mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết được tiểu đường ăn hạt điều được không cùng những lưu ý quan trọng khi ăn hạt điều giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi và chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất