Người bệnh tiểu đường cần bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và protein trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình để giữ lượng đường trong máu luôn ở mức độ cân bằng. Vậy có thể ăn những món ăn vặt cho người bệnh tiểu đường không làm tăng đường huyết? Cùng Siêu Thị Y Tế khám phá ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!
Những món ăn vặt cho người tiểu đường không làm tăng đường huyết?
Trứng luộc là món ăn vặt cho người bệnh tiểu đường
Trứng có hàm lượng protein và choline cao và hầu như không có carbs, vì vậy lượng đường trong máu sẽ không tăng nhiều sau khi ăn trứng. Trứng luộc chín là món ăn vặt cho người bệnh tiểu đường ngon, dễ làm mà bạn có thể mang theo để ăn khi ra ngoài.
>> Nội dung liên quan:
Ngũ cốc nguyên hạt – món ăn vặt không tăng đường cho người bệnh tiểu đường
Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Không giống như các loại ngũ cốc đã qua chế biến, tinh chế (như bột mì trắng), ngũ cốc nguyên hạt là loại chưa tinh chế và do đó chứa phần mầm và cám của hạt cung cấp chất xơ, giúp làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, quinoa, yến mạch, bánh mì nguyên hạt,… Trong đó, yến mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và độ nhạy insulin, từ đó giữ lượng đường trong máu ở mức thấp.
Rau không tinh bột là món ăn vặt cho người bệnh tiểu đường
Các loại rau không chứa tinh bột rất giàu chất xơ, ít carbs và an toàn với lượng đường trong máu. Vì chúng không chứa tinh bột và có nhiều chất xơ nên sẽ không gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Các loại rau không chứa tinh bột là hành, nấm, bí xanh, bông cải xanh, cần tây và cải Brussels,…
Người bệnh tiểu đường có thể ăn sữa chua
Sữa chua, đặc biệt là sữa chua Hy Lạp, là một món ăn vặt tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh tiểu đường vì nó chứa đầy đủ protein, canxi và vitamin D. Canxi rất quan trọng đối với sức khỏe của xương, lượng protein cao trong sữa chua giúp no lâu, đặc biệt nếu người bệnh cần một bữa ăn nhẹ vào ban đêm để có sức cho đến sáng. Để có thêm hương vị và chất dinh dưỡng, bạn hãy thêm nửa cốc sữa chua Hy Lạp nguyên chất không béo với một số loại quả mọng và các loại hạt.
Các loại hạt – món ăn vặt tốt cho người tiểu đường
Các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân, quả hạch,… là một lựa chọn ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường vì chúng chứa protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Khi chọn đồ ăn nhẹ cho người tiểu đường, hãy tránh các loại hạt ướp muối hoặc chiên. Người bệnh chỉ nên ăn các loại hạt với lượng vừa phải vì hạt cũng có nhiều chất béo dễ làm tăng cân nếu tiêu thụ quá mức.
>> Dành cho bạn:
Bỏng ngô là món ăn vặt cho người bệnh tiểu đường
Bỏng ngô nguyên chất có ít calo và chất béo, có lượng carbs vừa phải nên người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được. Một khẩu phần 3 cốc bỏng ngô có ít hơn 150 calo và từ 15 – 20 gram carbs. Nếu bạn muốn tăng thêm hương vị, hãy thêm một chút dầu ô liu, muối và tiêu vào bỏng ngô.
Bơ hạt – món ăn vặt tốt cho bệnh tiểu đường
Cũng giống như các loại hạt, bơ hạt cũng là một trong những món ăn vặt tốt cho người bệnh tiểu đường. Bơ hạt chứa ít carbs và giàu protein nhưng người bệnh cần đọc nhãn dinh dưỡng để đảm bảo chọn loại bơ hạt không thêm đường hoặc dầu. Một số loại bơ hạt tốt cho người tiểu đường gồm bơ hạt đậu phộng, hạnh nhân hoặc hạt điều.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn nhiều trái cây tươi
Đồ ăn vặt tốt nhất cho người mắc bệnh tiểu đường là thực phẩm nguyên chất, tự nhiên. Trái cây chưa qua chế biến có lượng calo thấp, cung cấp chất xơ tốt giúp người bệnh no lâu, kiểm soát đường huyết hiệu quả.
>> Thông tin hữu ích:
Những lời khuyên khác để kiểm soát bệnh tiểu đường
Ngoài những món ăn vặt mà người bệnh tiểu đường có thể ăn để kiểm soát lượng đường trong máu của mình, người bệnh có thể áp dụng những thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống khác giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả:
– Tập thể dục hàng ngày: Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, lưu thông máu và giảm cân. Tập thể dục sẽ sử dụng hết lượng đường trong máu, giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện độ nhạy insulin. Bạn có thể thực hiện những bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ,… 30 phút/ngày.
– Uống đủ nước: Uống nước thường xuyên, đừng đợi cho đến khi bạn cảm thấy khát. Thận cần một lượng nước dồi dào để lọc máu đồng thời giúp máu trở nên ngậm nước và giảm mức đường huyết.
– Giảm căng thẳng: Khi bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng cortisol, điều này có liên quan đến việc tăng lượng đường trong máu. Hãy quản lý căng thẳng bằng cách thiền, yoga, nghe nhạc và tập thể dục.
– Đo đường huyết thường xuyên: Người bệnh tiểu đường cần trang bị sẵn máy đo đường huyết tại nhà và kiểm tra thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, kịp thời phát hiện bất thường để có kế hoạch thay đổi và điều trị phù hợp.
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn những món ăn vặt cho người bệnh tiểu đường không làm tăng đường huyết tốt cho sức khỏe. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn luôn vui vẻ, khỏe mạnh!