Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường sử dụng hằng ngày?

9409

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chứa rất chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên không ít người không biết loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường? Gạo lứt có tốt cho người tiểu đường không? Để giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn bài viết sau.

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt có nhiều chất xơ hơn gạo trắng. Do đó, nếu thay gạo trắng bằng gạo lứt, bạn sẽ ăn ít hơn mà không cảm thấy đói vì nó có nhiều chất xơ hơn. Một 100 gam gạo lứt chứa:

  • Calo: 360 kCal
  • Chất béo: 3g
  • Đạm: 8g
  • Tinh bột: 78g
  • Chất xơ: 4g
  • Đường: 0g
  • Magiê: 120 mg

Gạo lứt cũng mang nhiều chất dinh dưỡng bao gồm canxi, sắt, mangan, magie, phốt pho, selen, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 (pyridoxin) đến người ăn.

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt. Trong quy trình xay xát, người ta sẽ tách mầm, trấu và cám, chuyển sang cung cấp chất dinh dưỡng, protein, nội nhũ gạo carb và chất xơ cho hạt và vi sinh vật.

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt mang nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt mang nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Gạo lứt có tốt cho người tiểu đường không?

Chỉ số đường huyết hoặc GI là một phạm vi đo lường tác động của thực phẩm đối với mức glucose và lượng làm tăng mức này. Thực phẩm có GI cao có xu hướng làm tăng mức glucose, trong khi thực phẩm có GI trung bình hoặc thấp không làm thay đổi glucose đáng kể. Gạo lứt có chỉ số GI là 68 ở mức trung bình. Trong khi đó gạo trắng có mức GI là 73, cao hơn gạo lứt. Vậy liệu gạo lứt có tốt cho người tiểu đường?

Mỗi khẩu phần gạo lứt chứa gấp đôi lượng chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu, ăn một phần nhỏ hơn sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn so với khi ăn cơm trắng. Gạo lứt cũng chứa lượng magie gấp ba lần so với gạo trắng. Loại gạo này cũng là một nguồn tốt của niacin, folate, mangan và chất chống oxy hóa chống ung thư.

Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường xuyên ăn một lượng gạo lứt vừa phải sẽ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn sau bữa ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng ít bị viêm hơn – một vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 và tăng khả năng bảo vệ chống lại bệnh tim.

Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường loại 2 cũng như ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh mạch máu và tăng cân không cần thiết.

Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?

Loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?

Nên chọn loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?

Hiện nay các loại gạo lứt được nhiều người sử dụng là gạo lứt đen (gạo lứt tím than), gạo lứt đỏ và gạo lứt huyết rồng. Nhưng gạo lứt đen có tốt cho người tiểu đường không hay gạo lứt huyết rồng có tốt cho người tiểu đường vẫn là sự thắc mắc của nhiều người? 

  • Gạo lứt đen cho người tiểu đường: Loại gạo này có màu tím than nên vẫn thường được gọi với cái tên khác là gạo lứt tím than. Gạo lứt đen rất giàu chất xơ, ít đường, nhiều hợp chất thực vật có công dụng đẩy lùi ung thư, ngăn ngừa bệnh tim. Nếu bạn không biết gạo lứt tím than có tốt cho người tiểu đường, thì câu trả lời là loại gạo này rất lành mạnh, an toàn và tốt cho người bệnh.
  • Gạo lứt đỏ cho người tiểu đường: Loại gạo này có màu đỏ nâu, ruột trắng, khi nấu ra hạt cơm khá dẻo. Gạo lứt đỏ chứa nhiều chất xơ và vitamin A, B… rất thích hợp với những người ăn chay và tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường.

Vậy còn gạo lứt huyết rồng thì sao? Gạo lứt huyết rồng có tốt cho người tiểu đường không? Gạo lứt huyết rồng có bề ngoài giống gạo lứt đỏ nhưng khi tách lớp vỏ cám bên ngoài thì hạt gạo bên trong sẽ có màu đỏ. Tuy nhiên gạo lứt huyết rồng có chỉ số đường huyết khá cao 75.1, do đó gạo lứt huyết rồng không phải là loại gạo dành cho người bị bệnh tiểu đường.

Nên chọn loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?

Nên chọn loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường?

Hướng dẫn cách nấu gạo lứt cho người tiểu đường

Sau khi biết loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường, dưới đây là những cách nấu gạo lứt cho người tiểu đường dễ làm:

Cách nấu cơm gạo lứt

Cách nấu cơm gạo lứt cũng đơn giản như cách nấu gạo trắng thông thường, thực hiện với những bước sau:

  • Vo sạch lượng gạo lứt vừa đủ ăn với nước lạnh.
  • Sau khi vo xong, cho một lượng nước vừa đủ vào nồi (180g gạo thường đổ khoảng 475ml nước). Nhiều người dùng thích hương vị đậm đà có thể cho thêm 1 chút dầu oliu hoặc muối.
  • Dùng nồi cơm điện nấu cơm bình thường. Nếu bạn sử dụng bếp thì đun sôi, giảm nhỏ lửa và để gạo chín khoảng 45 – 55 phút. Lưu ý nhỏ là sau khi gạo đã hết nước thì hãy tắt bếp, tiếp tục đậy nắp khoảng 10 phút. Trong khi đun sôi, bạn có thể đánh cho cơm tơi và chín đều.

Lưu ý: 

  • Bạn nên ngâm gạo khoảng 8 tiếng trước khi nấu để mau chín hơn.
  • Không nên vo gạo lứt quá kỹ vì dễ làm gạo bị mất chất dinh dưỡng ở lớp cám bên ngoài.

Nấu nước gạo lứt

Ngoài cách nấu cơm gạo lứt, người bệnh cũng có thể nấu nước gạo lứt để uống. Cách làm như sau:

  • Rang khoảng 200g gạo lứt.
  • Sau khi rang, đem ngâm gạo lứt vào nước sạch khoảng 8 tiếng.
  • Tiếp tục đỏ 2 lít nước lọc vào nồi, cho gạo lứt đã ngâm đun cùng 2 lít nước.
  • Đun nhỏ lửa đến khi nước trong nồi còn khoảng 1 lít thì tắt bếp và có thể uống được.

>> Bên cạnh các loại gạo lứt thì bạn có thể sử dụng thêm các loại ngũ cốc cho người tiểu đường để thay đổi thực đơn mỗi ngày

Ngoài cách nấu cơm gạo lứt, người bệnh cũng có thể nấu nước gạo lứt để uống

Ngoài cách nấu cơm gạo lứt, người bệnh cũng có thể nấu nước gạo lứt để uống

Những lưu ý khi ăn gạo lứt cho người tiểu đường

Người bệnh nên lưu ý những điều sau đây khi ăn gạo lứt để đảm bảo sức khỏe:

  • Ăn gạo lứt cùng những thực phẩm khác như protein nạc, chất béo lành mạnh để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, cũng làm tăng hương vị cho bữa ăn.
  • Cũng như khi ăn các loại cơm gạo khác, người bệnh khi ăn cơm gạo lứt hãy nhai kỹ để hệ tiêu hóa hoạt động đúng cách, tốt cho sức khỏe.
  • Khi gạo lứt đã mở ra để dùng thì bạn chỉ nên dùng hết trong 4-5 tháng. Nếu quan thời gian này vẫn ăn không hết thì nên vứt bỏ vì gạo lúc này đã bị ẩm, mốc làm cho nguồn dinh dưỡng bị suy giảm và có thể gây hại cho sức khỏe.

>> Xem thêm: 10 Gợi ý về bữa sáng cho người tiểu đường đầy đủ chất

Sau mỗi bữa ăn người bệnh nên kiểm tra lại đường huyết

Sau mỗi bữa ăn người bệnh nên kiểm tra lại đường huyết

Sau mỗi bữa ăn người bệnh nên kiểm tra lại đường huyết để biết lượng gạo lứt ăn có đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn và lượng đường huyết vẫn còn ở mức độ kiểm soát không vì thông thường đường huyết sẽ tăng lên sau khi ăn). Điều này sẽ giúp bệnh nhân đưa ra định lượng và chế độ ăn phù hợp hơn. Bạn có thể tham khảo mua máy đo tiểu đường tại Siêu Thị Y Tế để chủ động theo dõi đường huyết mỗi ngày.

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Trên đây là giải đáp loại gạo lứt nào tốt cho người tiểu đường, mong rằng thông tin có ích cho bạn và người thân của mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc bài viết từ Siêu Thị Y Tế và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất