Khi bị say nắng làm như thế nào ?

904

Say nắng là tình trạng rất dễ xảy ra vào ngày hè, nhất là trong những ngày nắng nóng như hiện nay. Khi bị say nắng nếu không có biện pháp xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh thậm chí có thể tử vong. Vậy khi bị say nắng phải làm như thế nào ?

Say nắng là gì?

Say nắng là hiện tượng trúng nóng trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều còn say nắng vào lúc trưa và say nắng thường nặng hơn, thậm chí tử vong.

lam-gi-khi-bi-say-nang

Say nắng là tình trạng rất dễ bị mắc trong mùa hè

Hiện tượng say nắng xảy ra khi hoạt động trong môi trường quá nóng khiến cơ thể của bạn mất mồ hôi. Do đó khi thải mồ hôi cơ thể không còn đủ khả năng thải nhiệt, khiến thân nhiệt tăng, cơ thể sẽ dẫn đến mất nước nặng và rối loạn các cơ quan, nhất là não bộ.

Biểu hiện thường thấy của người bị say nắng say nóng là thân nhiệt cao 39-40 độ C, mặt đỏ, da khô, môi và lưỡi rộp, tụt huyết áp. Không những thế nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ý thức làm cho bệnh nhân ngất lịm, hôn mê, co giật…

Say nắng nên làm gì?

Khi bạn thấy người thân của mình hay nhìn thấy một ai đó hay tìm cách giảm thân nhiệt cho họ, đừng quá lo lắng.

lam-gi-khi-bi-say-nang

Cách sơ cứu người bị say nắng

  • Thứ nhất bạn nên chuyển người bị say nắng vào nơi râm mát, thoáng gió, sau đó lởi lỏng quần áo cho nạn nhân để họ dễ thở. Không nên để quá nhiều người quây quanh họ. Sau đó nên pha nước muối mát cho nạn nhân uống.
  • Tiếp đó lấy khắn lạnh chườm lên người nạn nhân, ở những nơi có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, cổ, bẹn.  Có nhiều người thường sử dụng nước đá để chườm, tuy nhiên điều đó không nê vì làm như thế sẽ dẫn đến tình trạng bị co mạch da.
  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế, đo đi đi đo lại nhiều lần. Lưu ý khi thân nhiệt của nạn nhân trên 38,5 độ C nên cho uống thuốc hạ sốt.
  • Cho nạn nhân uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, sinh tố hoặc nước điện giải, vì cơ thể của nạn nhân mất khá nhiều nước, điện giải.

Sau khi sơ cứu nạn nhân mà thân nhiệt của nạn nhân vẫn ở mức độ cao, không có dấu hiệu hạ sốt hoặc bị co giật, ngất lịm cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

lam-gi-khi-bi-say-nang

Cần phải hết sức lưu ý bảo vệ mình khỏi nắng nóng

Say nắng khá nguy hiểm, các bạn không nên xem coi thường căn bệnh này. Để tránh bị say nắng các bác sĩ khuyên bạn không nên làm việc trong môi trường nóng gắt quá lâu, phải đội mũ, uống nhiều nước, đặc biệt là nước muối.

Bên trên là cách xứ trí khi bị say nắng, hi vọng những thông tin sẽ hữu ích cho các bạn khi người thân, bạn bè không may mắn bị say nắng



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.