Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây nọc rắn

5595

Cây nọc rắn hay còn gọi là cây giao, cây xương cá, cây càng tôm, cây san hô xanh… loại cây này họ nhà thầu dầu, thường mọc ở nhiều nơi, thôn quê dùng làm hàng rào. Tuy nhiên, trong dân gian người ta sử dụng cây nọc rắn để chữa viêm mũi dị ứng.

Tên khoa học là Euphorbia tirucalli L, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae, có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, tiêu viêm, giải độc…chính vì thế nó có tác dụng cho việc chữa viêm mũi dị ứng.

cây nọc rắn còn gọi là cây giao

Cây nọc rắn chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Tác dụng cây nọc rắn

Tùy vào vùng miền ở mỗi quốc gia khác nhau, loại cây này có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau như

  • Chữa nấm ngoài da, trị bệnh xương khớp, thiếu sữa tại Trung Quốc
  • Ấn độ dùng để trị mụn cóc, thấp khớp, đau thần kinh, đau răng, trị ho, hen suyễn, đau tai.
  • Dân Indonesia dùng phần nhựa cây trị bệnh ngoài da, trĩ, mụn mủ, bướu, táo bón.
  • Tại Việt Nam có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc, chữa bệnh ngoài da, trĩ, đau răng và viêm xoang hay viêm mũi dị ứng

Một số bài thuốc:

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây nọc rắn

Chuẩn bị một ấm nước nhỏ, lấy một miếng giấy tương đối lớn hoặc một tờ giấy lịch treo tường. Dùng băng quấn thành một cái ống lớn khoảng 5 tấc. Ống quấn phải dài khoảng 50 cm chứ ngắn hơn sẽ bị nóng, bỏng da. Bên cạnh đó ống quấn sao cho một đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm, còn một đầu sao cho vừa với lỗ mũi đế hút. Nếu có ống tre sẽ tốt hơn.

Cách làm: Lấy khoảng 10 đốt cây nọc rắn, lấy được mủ cây càng tốt, sau cho cỡ một chén nước. Đặt lên bếp, vặn lửa lớn để nước sôi lên. Đên khi nhìn thấy lương hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì vặn bớt lửa, canh sao cho lượng hơi bay ra vừa đủ. Lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ lên mũi và hít hơi xông lên. Xông mũi khoảng 20 phút. Sau đó dành và hâm lại nước để dùng. Mỗi ngày làm hai lần sáng và tối. Sau đó bỏ làm liều thuốc mới. Thực hiện kiên trì một thời gian sẽ có hiệu quả tốt, giúp mũi thông thoáng, giảm bớt những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Lưu ý: Nên xông ngay khi bắt đầu bốc hơi, tận dụng mủ để hiệu quả nhanh. Không nên xông viêm mũi cho phụ nữ đang mang thai.

Chữa mụn cóc, mụn thịt

  • Nguyên liệu cần dùng là mủ cây nọc rắn, lấy bằng cách bẻ chỗ giao nhau giữa hai đốt cây.
  • Lấy phần mủ chấm vào lên mụt cóc, không làm lan rộng quá nhiều
  • Mỗi ngày chấm 2-3 lần
  • Kiền trì sử dụng trong vài bữa sẽ thấy hiệu quả

Chữa đau răng

  • Lấy 50g cành cây đã phơi khô đem rửa sạch
  • Ngâm cành giao vào trong 100ml cồn 90°C.
  • Cho một thìa cà phê (15ml) hỗn hợp đã ngâm vào cốc nước.
  • Ngậm 5 đến 7 phút, sau đó nhổ đi, mỗi ngày 4 lần

Tác dụng phụ cây nọc rắn cần lưu ý

  • Nghiên cứu cho rằng nhựa cây giao được xem độc nhất, không gây chết người nhưng nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng có thể làm tổn thương nặng da và mắt.
  • Nhựa dính vào da có thể gây phồng rộp da như mụn nước, gây bỏng hoặc gây ra các vết loét trên da
  • Đụng đến mắt khiến mắt đau rát thậm chí có thể dẫn đến mù lòa trong vài ngày.
  • Bài thuốc có thể gây bỏng rát miệng, lưỡi và cổ họng
  • Triệu chứng phụ buồn nôn và nôn hoặc đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể gây loét dạ dày.
  • Sử dụng máy xông khí dung để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất

Bên trên là hướng dẫn chữa viêm mũi dị ứng bằng cây nọc rắn, hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.