Chỉ Số Đường Huyết Của Người Bình Thường Là Bao Nhiêu? Cập Nhật Mới Nhất 2025

52746

Hiện nay, có hơn 4,8 triệu người Việt mắc tiểu đường, và tỷ lệ này đang ngày càng trẻ hóa do thói quen sống thiếu lành mạnh. Việc hiểu sớm chỉ số đường huyết của người bình thường giúp bạn chủ động phòng ngừa, kiểm soát sức khỏe từ những điều đơn giản nhất. Trong bày viết này, Siêu Thị Y Tế sẽ cùng bạn xem bảng đo chỉ số đường huyết chuẩn mới nhất 2025, hướng dẫn cách đo đường huyết tại nhà và cách giữ đường huyết ổn định mỗi ngày.

Chỉ Số Đường Huyết Là Gì?

Đường huyết (hay còn gọi là đường trong máu) là lượng glucose (một loại đường đơn, carbohydrate đơn giản) có trong máu. Đây là nguồn năng lượng chính cho não bộ và hệ thần kinh. Tuy nhiên, nếu lượng đường huyết quá cao hoặc quá thấp, cơ thể có thể gặp các vấn đề như bệnh tiểu đường, các biến chứng về tim mạch, thần kinh, mắt, thận…

Chỉ số đường huyết (GI – Glycemic Index) là gì?

Chỉ số đường huyết (GI – Glycemic Index) là một thang đo phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết (glucose trong máu) sau khi ăn các loại thực phẩm chứa carbohydrate. Hay nói cách khác, GI phản ảnh việc carb trong thực phẩm được tiêu hóa, hấp thụ và chuyển thành glucose nhanh hay chậm.

Nồng độ glucose trong máu luôn thay đổi liên tục trong ngày và liên quan nhiều đến chế độ ăn uống thường ngày. Chỉ số đường huyết cao thường xuyên dễ dẫn đến tiểu đường, gây biến chứng đến thận mạch máu,…

>> Nội dung liên quan:

Phân loại & đơn vị đo lường chỉ số đường huyết

Chỉ số GI được chia thành 3 mức chính, phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn:

Mức GI Giá trị Ý nghĩa
Thấp ≤ 55 Tăng đường huyết chậm (tốt)
Trung bình 56 – 69 Tăng vừa phải
cao ≥ 70 Tăng nhanh, dễ gây hại

Hiện nay, chỉ số đường huyết thường được đo bằng 2 đơn vị:

  • mg/dL (miligrams trên decilit) – phổ biến ở Việt Nam và Mỹ.
  • mmol/L (milimol trên lít) – phổ biến ở Châu Âu và Canada.

Vậy chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêuDưới đây là bảng chỉ số đường huyết chuẩn năm 2025, được cập nhật theo khuyến nghị mới nhất từ các tổ chức y tế quốc tế.

Chỉ số đường huyết là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu

Chỉ số đường huyết là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu

Chỉ Số Đường Huyết Của Người Bình Thường Là Bao Nhiêu?

Để đánh giá tình trạng đường huyết, bác sĩ thường dựa vào thời điểm đo (lúc đói, sau ăn, trước khi ngủ…) và so sánh với mức chuẩn theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế. 

Dưới đây là bảng đo chỉ số đường huyết của người bình thường chuẩn theo từng thời điểm – được cập nhật mới nhất năm 2025. Các giá trị được tính theo cả hai đơn vị phổ biến: mg/dL và mmol/L.

Thời điểm đo Người bình thường Tiền tiểu đường Tiểu đường Ghi chú
Bất kỳ thời điểm nào < 140 mg/dL (7,8 mmol/L) ≥ 200 mg/dL (≥ 11,1 mmol/L) kèm triệu chứng Không phụ thuộc bữa ăn, thời điểm đo bất kỳ
Lúc đói (nhịn ăn ≥ 8h) < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/L) 100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L) ≥ 126 mg/dL (≥ 7,0 mmol/L) Đo vào buổi sáng, chưa ăn uống gì
Sau khi ăn (1-2 giờ) < 140 mg/dL (< 7,8 mmol/L) 140 – 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L) ≥ 200 mg/dL (≥ 11,1 mmol/L) Đo sau bữa ăn chính từ 1-2 giờ
Trước khi đi ngủ 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3 mmol/L) Giúp đảm bảo ổn định đường huyết suốt đêm
HbA1c (trung bình 2-3 tháng) < 5,7% 5,7 – 6,4% ≥ 6,5% Xét nghiệm máu chuyên sâu, phản ánh mức đường huyết trong 2-3 tháng gần nhất

* Giải thích:

  • Người bình thường: Đường huyết nằm trong giới hạn an toàn, hoạt động nội tiết ổn định, chưa có dấu hiệu rối loạn chuyển hóa đường.
  • Tiền tiểu đường: Giai đoạn cảnh báo – đường huyết bắt đầu tăng nhẹ, nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán tiểu đường. Nếu phát hiện sớm, hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, tập luyện và kiểm soát cân nặng.
  • Tiểu đường: Chỉ số đường huyết vượt ngưỡng rõ rệt, cho thấy rối loạn chuyển hóa mạn tính. Cần điều trị y tế, theo dõi thường xuyên, kết hợp thay đổi lối sống để phòng biến chứng về tim mạch, thận, mắt, thần kinh…

Các lưu ý khi đánh giá chỉ số đường huyết

  • Chỉ số đường huyết có thể dao động nhẹ tùy theo thể trạng từng người.
  • Nên sử dụng máy đo đường huyết uy tín hoặc thực hiện xét nghiệm tại cơ sở y tế để có kết quả chính xác.
  • Nếu kết quả liên tục nằm trong vùng tiền tiểu đường hoặc tiểu đường, bạn nên theo dõi thường xuyên và chủ động điều chỉnh lối sống sớm.
  • Khi chỉ số vượt ngưỡng bình thường, đừng chủ quan – hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
  • Duy trì đường huyết trong ngưỡng an toàn là cách tốt nhất để phòng ngừa tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm.

Chỉ số đường huyết của người bình thường có thay đổi không?

. Thực tế, chỉ số đường huyết của người bình thường có thể dao động nhẹ tùy theo độ tuổi và cơ địa mỗi người.

Ví dụ, ở những người khỏe mạnh như thanh niên hay trung niên, chỉ số này vẫn có thể chênh lệch đôi chút mà không phản ánh vấn đề bệnh lý. Điều quan trọng là phải xét trong bối cảnh tổng thể sức khỏe, tần suất đo và các chỉ số liên quan như HbA1c.

Bảng chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường

Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường

Như bạn có thể thấy trong bảng tổng hợp, chỉ số đường huyết của người bình thường có thể thay đổi tùy vào thời điểm trong ngày. Hai mốc quan trọng nhất là khi lúc đóisau khi ăn, vì chúng phản ánh rõ nhất khả năng điều hòa đường huyết của cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng mốc này để có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng sức khỏe của bạn.

Chỉ Số Đường Huyết Lúc Đói Của Người Bình Thường

Chỉ số đường huyết lúc đói (tức khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ) là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá nguy cơ tiểu đường type 2 hoặc tiền tiểu đường. Việc theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường sẽ giúp bạn nhận biết sớm tình trạng sức khỏe và khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.

Dưới đây là mức chỉ số đường huyết lúc đói theo từng nhóm:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường: Dưới 100 mg/dL (dưới 5,6 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết lúc đói của người tiền tiểu đường: Từ 100-125 mg/dL (5,6-6,9 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết lúc đói của người tiểu đường: Từ 126 mg/dL (≥ 7,0 mmol/L) trở lên

Thời điểm lý tưởng để đo chỉ số đường huyết lúc đói là vào buổi sáng sớm, trước khi ăn và chưa sử dụng đồ uống chứa đường.

Chỉ số đường huyết lúc đói phản ánh khả năng điều hòa insulin của cơ thể. Nếu kết quả nhiều lần nằm trong vùng cảnh báo, bạn nên chủ động thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường vận động để giảm nguy cơ phát triển thành tiểu đường.

Chỉ Số Đường Huyết Sau Ăn Của Người Bình Thường

Sau khi ăn, đường huyết của người bình thường sẽ tăng nhẹ do cơ thể hấp thụ glucose từ thức ăn. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường sẽ trở lại mức ổn định trong khoảng 1-2 giờ sau bữa ăn

Dưới đây là mốc chỉ số đường huyết sau ăn theo từng nhóm:

  • Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường: dưới 140 mg/dL (dưới 7,8 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết sau ăn của tiền tiểu đường: từ 140-199 mg/dL (7,8-11,0 mmol/L)
  • Chỉ số đường huyết sau ăn của tiểu đường: từ 200 mg/dL (≥ 11,1 mmol/L) trở lên

Bạn nên đo chỉ số đường huyết sau ăn khoảng 1-2 giờ, đặc biệt sau các bữa chính như sáng hoặc trưa, khi lượng tinh bột hấp thụ cao nhất.

Nếu chỉ số đường huyết sau ăn thường xuyên cao, đây có thể là dấu hiệu của rối loạn dung nạp glucose – một bước cảnh báo quan trọng trước khi tiến triển thành tiểu đường type 2.

Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường

Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường

Chỉ Số Đường Huyết Bao Nhiêu Là Bình Thường Đối Với Bà Bầu?

Trong thai kỳ, chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai thường cao hơn một chút so với người bình thường, đặc biệt là sau bữa ăn. Nguyên nhân đến từ sự thay đổi nội tiết tố, khiến insulin – hormone điều hòa đường huyết – hoạt động kém hiệu quả hơn.

Dù đây là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để hỗ trợ thai nhi phát triển, nhưng nếu đường huyết tăng quá mức, mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Do đó, việc theo dõi chỉ số đường huyết đều đặn trong thai kỳ là rất quan trọng.

Dưới đây là chỉ số đường huyết thai kỳ bình thường được khuyến nghị dựa trên nhiều nghiên cứu:

  • Đường huyết thai kỳ lúc đói: dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L) 
  • Đường huyết thai kỳ 1 giờ sau ăn: dưới 180 mg/dL (10,0 mmol/L)  
  • Đường huyết thai kỳ 2 giờ sau ăn: dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Lưu ý: Nếu vượt quá ngưỡng này trong 2 lần kiểm tra liên tiếp, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

Chỉ số đường huyết thai kỳ bình thường cao hơn bảng chỉ số đường huyết chuẩn một chút

Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm thay đổi chỉ số đường huyết trong máu

>> Tham khảo thêm:

Lưu ý: Thông tin trong bài viết được tổng hợp từ các nguồn sức khỏe đáng tin cậy và chỉ mang tính chất tham khảo. Siêu Thị Y Tế không thay thế vai trò chẩn đoán hay điều trị của bác sĩ. Nếu bạn có dấu hiệu bất thường về đường huyết, hãy liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và kiểm tra chính xác.

Vượt Ngưỡng Chỉ Số Đường Huyết Bình Thường: Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm Và Gây Biến Chứng Gì?

Sau khi ăn, chỉ số đường huyết của người bình thường thường tăng nhẹ, đặc biệt trong vòng 1-2 giờ đầu. Nếu kết quả đo nằm trong khoảng 130-180 mg/dL, nhiều bác sĩ đánh giá đây là mức tạm chấp nhận được, nhất là ở người lớn tuổi hoặc người có bệnh nền.

Tuy nhiên, nếu chỉ số này vượt quá 180 mg/dL, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc sử dụng insulin – hormone do tuyến tụy tiết ra để điều hòa lượng đường trong máu. Khi insulin hoạt động kém hiệu quả, glucose không được chuyển hóa đúng cách, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết kéo dài.

Vì sao đường huyết cao lại nguy hiểm?

Insulin là chìa khóa giúp đưa đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Khi cơ thể kháng insulin hoặc thiếu hụt insulin, tuyến tụy phải hoạt động quá tải để bù đắp. Về lâu dài, tuyến tụy suy yếu, mất khả năng kiểm soát đường huyết – và khi đó, nguy cơ biến chứng sẽ tăng cao.

Bảng phân loại chỉ số đường huyết bình thường và nguy hiểm

Thời điểm đo Người bình thường Cảnh báo/ Nguy hiểm Giải thích
Lúc đói (sáng sớm) 70 – 99 mg/dL (3.9 – 5.5 mmol/L) ≥ 100 mg/dL (5.6 mmol/L): tiền tiểu đường
≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L): tiểu đường
Nếu đường huyết cao khi chưa ăn gì → nguy cơ rối loạn chuyển hóa glucose
1 giờ sau ăn < 140 mg/dL (< 7.8 mmol/L) ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L): quá cao Sau ăn 1h đường huyết tăng là bình thường, nhưng vượt 180 mg/dL cần theo dõi sát
2 giờ sau ăn < 140 mg/dL (< 7.8 mmol/L) ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L): nguy hiểm Nếu sau ăn 2 giờ vẫn cao → dấu hiệu cơ thể giảm khả năng sử dụng insulin
Trước khi ngủ 90 – 120 mg/dL (5.0 – 6.7 mmol/L) < 70 mg/dL: hạ đường huyết
> 140 mg/dL: cảnh báo cao
Dễ tụt/hạ đường huyết về đêm hoặc tăng cao âm thầm nếu ăn quá gần giờ ngủ
Bất kỳ thời điểm nào (random) ≥ 200 mg/dL: nghi ngờ tiểu đường Nếu không ăn mà chỉ số vẫn cao → nên kiểm tra HbA1c để đánh giá nguy cơ

Đường huyết cao kéo dài có thể gây ra biến chứng gì?

Nếu tình trạng tăng đường huyết kéo dài không được kiểm soát, bạn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim
  • Giảm thị lực, thậm chí mù lòa
  • Tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn tính
  • Đột quỵ, tai biến mạch máu não
  • Tê bì, mất cảm giác tay chân do tổn thương thần kinh ngoại biên

Vì vậy, hiểu rõ chỉ số đường huyết của người bình thường và theo dõi định kỳ không chỉ dành cho người đã mắc bệnh. Đây là việc ai cũng nên làm để chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa tiểu đường từ sớm.

Đường huyết tăng trên 180mg/ dl được xác định là đường huyết cao

Đường huyết tăng trên 180mg/ dl được xác định là đường huyết cao

Cách Duy Trì Đường Huyết Ổn Định Tại Nhà

Sau khi biết được chỉ số đường huyết của người bình thường đối với một số trường hợp, bạn nên cố gắng giữ đường huyết luôn ổn định. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, duy trì cân nặng khỏe mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên đều có thể hữu ích. 

Dưới đây là một số thói quen đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa để tránh làm rối loạn chỉ số đường huyết của người bình thường.
  • Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, ghi chú lại để biết món ăn hay hoạt động nào làm tăng/giảm đường huyết
  • Chọn thực phẩm ít calo, ít đường, ít muối và chất béo bão hòa.
  • Ưu tiên rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm giàu chất xơ – giúp ổn định chỉ số đường huyết của người bình thường sau ăn
  • Uống nước lọc thay vì soda, nước ngọt hay nước ép công nghiệp.
  • Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia.
  • Khi thèm ngọt, hãy chọn trái cây thay vì bánh kẹo.
  • Đối với một món ngọt, hãy chọn trái cây.
  • Kiểm soát khẩu phần thức ăn của bạn (ví dụ: sử dụng phương pháp đĩa: ½ đĩa rau – ¼ đạm nạc (gà, cá, đậu phụ…) – ¼ tinh bột).
  • Tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút/ngày). Giúp cải thiện độ nhạy insulin và giữ chỉ số đường huyết của người bình thường luôn ổn định.
  • Theo dõi lượng thức ăn và hoạt động mỗi ngày, có thể dùng app ghi lại để dễ kiểm soát hơn.
Hãy ăn uống điều độ và theo dõi đường huyết thường xuyên

Hãy ăn uống điều độ và theo dõi đường huyết thường xuyên

>> Thông Tin Thêm:

Đường Huyết Bình Thường Kiểm Soát Bằng Gì?

Khi đã hiểu rõ sự nguy hiểm của tiểu đường và tiền tiểu đường, việc kiểm soát chỉ số đường huyết bình thường là điều cần làm càng sớm càng tốt. Một trong những cách hiệu quả nhất là tự theo dõi đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết chuyên dụng.

Dưới đây là một số thiết bị đo đường huyết đáng tin cậy giúp bạn dễ dàng theo dõi chỉ số hàng ngày:

  • Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus: Công nghệ dẫn đầu ưu điểm nhanh chóng chính xác tin cậy cao, thương hiệu hơn 30 năm lĩnh vực máy đo, bộ nhớ lưu trữ 480 lần, máy khá nhỏ gọn và tiện lợi.

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

  • Máy đo đường huyết Benecheck Plus: Kết quả đo vài giây, kết nối tự động nhỏ gọn chính xác chuẩn, của thương hiệu General Life Biotechnology nổi tiếng về thiết bị y tế, người mua và sản phẩm bán chạy nhất hiện nay.

3 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết Benecheck Plus
Giá bán tham khảo: 699.000đ

  • Máy đo đường huyết BeneCheck đo mỡ máu và gút: Bộ nhớ lưu 360 lần, thiết kế thông minh thông báo lỗi, đo 3 loại bệnh trong 1 chiếc máy.

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Hy vọng bài viết từ Siêu Thị Y Tế đã giúp bạn hiểu rõ chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu ở từng thời điểm, đâu là ngưỡng an toàn và khi nào cần cảnh giác. Việc theo dõi và duy trì chỉ số đường huyết của người bình thường không chỉ dành cho người bệnh, mà là điều ai cũng nên quan tâm để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về thiết bị đo chỉ số đường huyết của người bình thường tại nhà, đừng ngần ngại liên hệ với Siêu Thị Y Tế – chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và tận tâm.




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *