Bạn có biết tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

1657

Ngoài những nguyên nhân như thừa cân, béo phì, ít tập thể dục có thể dẫn đến huyết áp cao, thì việc tiêu thụ quá nhiều muối cũng ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh cao huyết áp. Vậy liệu bạn có biết tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Tiếp tục đọc bài viết sau để tìm ra câu trả lời chi tiết bạn nhé, Siêu Thị Y Tế cũng sẽ đưa ra một số lời khuyên để giúp bạn hạn chế ăn mặn gây tăng huyết áp.

Bạn có biết tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Bạn có biết tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Ăn mặn tăng huyết áp vì làm áp lực của máu lên thành mạch máu tăng cao

Muối hay gọi là muối ăn chứa 40% natri clorua và 60% clorua. Một muỗng cà phê muối ăn chứa khoảng 2.000 mg natri. Vậy ăn mặn có tăng huyết áp không? Chế độ ăn nhiều muối sẽ phá vỡ sự cân bằng natri tự nhiên trong cơ thể. Điều này gây ra tình trạng giữ nước làm tăng cả chất lỏng bao quanh tế bào và áp lực của máu lên thành mạch máu. Lúc này tim cần phải làm việc nhiều hơn để di chuyển máu đi khắp cơ thể. 

Theo thời gian, sự căng thẳng này có thể dẫn đến xơ cứng mạch máu và đó chính là lý do tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp. Nếu bạn còn băn khoăn ăn mặn có làm tăng huyết áp không, thì câu trả lời chắc chắn là .

Vậy tại sao người huyết áp cao không nên ăn mặn? Những người đã bị huyết áp cao nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến huyết áp tăng thêm, làm cho các loại thuốc huyết áp đang dùng đều không có tác dụng tốt như bình thường. Ngoài ra, người bị huyết áp cao có nguy cơ cao mắc các biến chứng hơn người bình thường. Theo đó ăn quá nhiều muối có thể khiến người bệnh mắc các vấn đề sức khỏe do huyết áp cao gây ra, bao gồm bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận và một số loại bệnh mất trí nhớ.

Ăn mặn tăng huyết áp vì làm áp lực của máu lên thành mạch máu tăng cao

Ăn mặn tăng huyết áp vì làm áp lực của máu lên thành mạch máu tăng cao

Ăn mặn tăng huyết áp vì khiến thận suy yếu

Một lý do khác để lý giải tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp đó chính là ăn mặn khiến thận suy yếu. Thận đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất lỏng, chất thải ra khỏi cơ thể và kiểm soát huyết áp. Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu, làm mất đi sự cân bằng giữa natri và nước, đồng thời làm hỏng các mạch máu nhỏ trong thận. 

Theo thời gian, sự căng thẳng quá mức có thể làm tổn thương thận, dẫn đến bệnh thận. Thận hoạt động kém làm tăng huyết áp, tạo điều kiện cho chất lỏng và chất thải tích tụ trong cơ thể. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến suy thận và tất cả các vấn đề do huyết áp cao gây ra như bệnh tim và đột quỵ.

Ăn mặn gây tăng huyết áp vì khiến thận suy yếu

Ăn mặn gây tăng huyết áp vì khiến thận suy yếu

Lượng muối nên bổ sung mỗi ngày

Bên cạnh việc tìm hiểu lý do tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp, bạn cũng cần chú ý đến lượng muối tiêu thụ mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe, tránh tăng huyết áp. Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị người lớn nên ăn không quá 5g muối mỗi ngày (2.000mg natri), tức là khoảng 1 muỗng cà phê muối. Đây là lượng muối được khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ.

Trẻ em có thể hình thành thói quen thích ăn mặn từ khi còn nhỏ. Huyết áp cao ở thời thơ ấu sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, việc giảm lượng muối ăn vào là điều quan trọng đối với mọi lứa tuổi để giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Các chuyên gia khuyến nghị người lớn nên ăn không quá 5g muối mỗi ngày

Các chuyên gia khuyến nghị người lớn nên ăn không quá 5g muối mỗi ngày

Dấu hiệu nhận biết bạn đang ăn quá nhiều muối

Nếu bạn không biết mình có đang ăn quá nhiều muối hay không thì hãy tham khảo ngay các dấu hiệu dưới đây:

  • Đầy hơi: Đầy hơi là khi bạn cảm thấy dạ dày sưng lên hoặc căng cứng. Đây là một trong những tác động ngắn hạn phổ biến nhất của việc ăn quá nhiều muối. Ăn nhiều muối làm cơ thể bạn giữ nước, do đó chất lỏng sẽ tích tụ thêm gây đầy hơi.
  • Sưng tấy: Sưng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hấp thụ quá nhiều muối. Các bộ phận cơ thể như mặt, tay, chân và mắt cá chân có nhiều khả năng bị sưng tấy nhất. 
  • Thường xuyên thấy khát nước: Nếu bạn thường xuyên thấy khát nước, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối. Khi ăn nhiều muối, bạn sẽ bị mất nước, sau đó cơ thể lại lấy nước từ tế bào làm cho bạn cảm thấy rất khát.
Ăn quá nhiều khiến bạn thường xuyên thấy khát nước

Ăn quá nhiều khiến bạn thường xuyên thấy khát nước

  • Đi vệ sinh nhiều hơn: Ăn quá nhiều muối có thể khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn. Điều này là do ăn muối có thể khiến bạn rất khát và uống nhiều nước hơn, làm bạn đi vệ sinh nhiều hơn bình thường.
  • Tăng cân: Khi cơ thể giữ quá nhiều nước, bạn có thể tăng cân. Nếu bạn tăng cân nhanh chóng trong một tuần hoặc thậm chí vài ngày, đó có thể là do bạn nạp quá nhiều muối.
  • Ngủ không ngon: Ăn quá nhiều muối trước khi đi ngủ có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Các dấu hiệu có thể bao gồm như giấc ngủ không yên, thức dậy thường xuyên vào ban đêm, cảm giác mệt mỏi vào buổi sáng.
  • Cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi: Khi có quá nhiều muối trong máu, nước sẽ chảy ra khỏi tế bào để làm loãng muối. Điều này làm cho bạn bắt đầu cảm thấy yếu, kiệt sức, mệt mỏi hơn bình thường.
Thường kiệt sức, mệt mỏi cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối

Thường kiệt sức, mệt mỏi cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối

Cách điều chỉnh lượng muối trong bữa ăn

  • Muối có thể có nhiều trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, tốt nhất bạn nên cố gắng ăn rau, trái cây và thịt tươi. Hạn chế ăn dưa chua, giăm bông, thịt xông khói, phô mai, thịt nguội,…
  • Ngay cả những thực phẩm không có vị mặn như ngũ cốc ăn sáng hoặc bánh mì cũng có thể chứa nhiều muối. Vậy nên bạn hãy luôn kiểm tra thông tin dinh dưỡng và chọn những thực phẩm có lượng muối thấp.
  • Tránh thêm muối vào các món ăn hoặc khi nấu ăn. Nên sử dụng các loại thảo mộc và gia vị thay vì muối để tạo hương vị cho món ăn.
  • Chọn ăn các loại hạt không ướp muối. 
  • Cố gắng tập trung bổ sung thêm kali vào bữa ăn để giúp loại bỏ tác dụng của natri. Các loại thực phẩm không chỉ giàu kali mà còn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết khác như magiê và canxi gồm sữa chua, rau xanh, đậu trắng và cá mòi.
Bạn nên tránh thêm quá nhiều muối vào các món ăn

Bạn nên tránh thêm quá nhiều muối vào các món ăn

Lời khuyên: Chủ động kiểm tra huyết áp thường xuyên với máy đo huyết áp tại nhà sẽ giúp bạn biết được tiêu thụ muối ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp của bạn. Ngoài ra, duy trì thói quen này cũng giúp người bệnh huyết áp cao kiểm soát tốt bệnh của mình, kịp thời phát hiện bất thường để có cách điều trị và thay đổi lối sống phù hợp.

Tham khảo ngay những sản phẩm máy đo huyết áp bán chạy nhất tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap dien tu bap tay wellmed axd 804 avt1 7

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Wellmed AXD-804
Giá bán tham khảo: 599.000đ

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus x bosung 30032022 a51648627141.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.180.000đ

midistar1544588008.nv

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar +
Giá bán tham khảo: 890.000đ

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB)
Giá bán tham khảo: 760.000đ

Xem thêm các mẫu máy đo huyết áp khác TẠI ĐÂY

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ lý do tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp và một số lời khuyên giúp bạn điều chỉnh lượng muối ăn vào hàng ngày để bảo vệ sức khỏe. Cảm ơn bạn đã đón đọc thông tin và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: webmd.com

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.