Hầu hết các dấu hiệu tiểu đường ban đầu là do nồng độ glucose – một loại đường trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo có thể nhẹ đến mức bạn không nhận thấy chúng, đặc biệt là với bệnh tiểu đường loại 2. Nhiều người không phát hiện ra mình mắc bệnh cho đến khi họ gặp vấn đề tổn thương lâu dài do căn bệnh này gây ra. Để giúp bạn biết triệu chứng, dấu hiệu của bệnh tiểu đường là gì, Siêu Thị Y Tế sẽ chia sẻ đến bạn dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp nhất.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị bệnh tiểu đường?
Bạn có biết chỉ số đường trong máu (Glucose) bao nhiêu là bị tiểu đường? Người bệnh sẽ đo chỉ số Glucose lúc đói (khoảng 8 tiếng chưa ăn), nếu kết quả ghi nhận được từ 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì bệnh nhân đã bị tiểu đường.
- Có thể bạn quan tâm:Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường là gì?
Dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Thường xuyên cảm thấy đói và mệt mỏi: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Nhưng các tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không tạo ra đủ hoặc không có insulin, hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, thì glucose không thể đi vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường. Đây là triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu thường gặp nhất.
Đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước: Đối với người bình thường và khỏe mạnh, số lần đi tiểu trong 24 tiếng dao động từ 4 đến 7 lần, nhưng nếu một người đi tiểu nhiều hơn như vậy, liệu có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường?
Theo lẽ thường, cơ thể sẽ tái hấp thu glucose khi đi qua thận, nhưng bệnh tiểu đường làm lượng đường trong máu lên cao, khiến cho thận không thể đưa tất cả lượng đường đó trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn và lấy đi chất lỏng. Kết quả là bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn. Bởi vì bạn đi tiểu quá nhiều, bạn có thể rất khát nước. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn lại càng đi tiểu nhiều hơn.
>> Nội dung liên quan:
- Tìm hiểu Bệnh Tiểu Đường là gì?
- Biến chứng của bệnh tiểu đường nguy hiểm
Khô miệng: Khi bạn thường xuyên đi tiểu thì lúc này cơ thể sẽ cung cấp độ ẩm ít hơn để thực hiện các hoạt động khác. Do đó miệng sẽ bị khô vì mất nước. Bạn lưu ý đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.
Nhìn mờ: Mắt mờ, khó nhìn rõ là triệu chứng bệnh tiểu đường. Thay đổi lượng chất lỏng trong cơ thể rất dễ làm cho thủy tinh thể trong mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và không thể tập trung khiến bạn nhìn mờ hơn.
Da bị sạm, ngứa: Da khô khiến bạn bị ngứa và bệnh tiểu đường cũng làm da xuất hiện nhiều vết thâm sẫm màu ở một số vùng, nhất là vị trí có nếp nhăn hoặc nếp gấp da.
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1
Sụt cân: Một triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là sụt cân ngoài ý muốn. Nếu không thể lấy năng lượng từ thức ăn, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy cơ và chất béo để lấy năng lượng. Một dấu hiệu tiểu đường là làm cho bệnh nhân giảm cân mặc dù họ không thay đổi cách ăn uống.
Buồn nôn và nôn: Khi cơ thể đốt cháy chất béo, nó sẽ tạo ra xeton. Những chất này có thể tích tụ trong máu đến mức nguy hiểm, một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng được gọi là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Xeton có thể khiến bạn cảm thấy đau bụng, gây buồn nôn và nôn.
Gặp vấn đề về giấc ngủ: Người mắc bệnh đái tháo đường cũng rất khó ngủ và gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ – triệu chứng liên quan đến việc ngừng hoạt động thở trong khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ làm cho nồng độ oxy trong máu thấp vì đường hô hấp trên bị tắc nghẽn trong lúc ngủ làm không khí bị cản không đến được phổi. Lúc này, mức oxy trong máu xuống thấp gây ảnh hưởng xấu đến não và tim. Ngoài ra, hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng làm bệnh tiểu đường phát triển và ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin xảy ra ở người bệnh.
>> Dành cho bạn:
- Bật mí các cách trị tiểu đường tại nhà bạn nên thử
- 6 Cách kiểm soát đường huyết cực đơn giản tại nhà
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2
Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm: Khi mắc bệnh tiểu đường cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm và đây là dấu hiệu tiểu đường dễ thấy ở cả nam giới và phụ nữ. Men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh sẽ làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ẩm ướt nào của da, bao gồm: giữa các ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.
Vết loét hoặc vết cắt lâu lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương. Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Tê bì, mất cảm giác ở chân: Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2 là do glucose tăng cao trong máu. Tình trạng glucose tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến tay chân mà còn gây hại đến các dây thần kinh khác của cơ thể như dây thần kinh cảm giác nóng, lạnh và đau; dây thần kinh vận động (bệnh lý thần kinh ngoại biên) hay dây thần kinh kiểm soát hoạt động dạ dày, nhịp đập của tim… (bệnh lý thần kinh tự chủ).
Ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không?
Đường không gây ra bệnh tiểu đường loại 1, cũng không phải do bất cứ điều gì khác trong lối sống của bạn gây ra. Trong bệnh tiểu đường loại 1, các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của bạn bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch.
Với bệnh tiểu đường tuýp 2, câu trả lời phức tạp hơn một chút. Mặc dù đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường loại 2, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này nếu thừa cân. Bạn tăng cân khi nạp nhiều calo hơn nhu cầu của cơ thể, thức ăn và đồ uống có đường chứa rất nhiều calo.
Vì vậy, bạn có thể thấy nếu ăn quá nhiều đường khiến bạn tăng cân, thì bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng bệnh tiểu đường loại 2 rất phức tạp và đường không phải là lý do duy nhất khiến triệu chứng đái tháo đường phát triển.
>> Tham khảo:
Phòng tránh đái tháo đường như thế nào?
Nếu bạn đang có nguy cơ gặp biểu hiện của bệnh tiểu đường thì vẫn có cách phòng bệnh tiểu đường bằng một lối sống lành mạnh hơn, bao gồm:
- Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh: Kiểm soát cân nặng là một phần quan trọng trong phòng ngừa dấu hiệu tiểu đường. Một khi bạn đã giảm cân, điều quan trọng là bạn không được tăng cân trở lại.
- Tuân theo kế hoạch ăn uống lành mạnh: Giảm lượng calo tiêu thụ mỗi ngày, để bạn có thể giảm cân và giữ dáng. Để làm được điều đó, chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm khẩu phần ăn nhỏ hơn, ít chất béo và đường. Bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm, bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Bạn nên hạn chế thịt đỏ và tránh thịt chế biến sẵn.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm giúp bạn giảm cân và giảm lượng đường trong máu. Cả hai đều làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cố gắng vận động thể chất ít nhất 30 phút 5 ngày một tuần.
- Đừng hút thuốc: Hút thuốc có thể góp phần kháng insulin, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn đã hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc sớm nhất.
Chủ động kiểm tra các chỉ số đường huyết ngay tại nhà với máy đo đường huyết để có thể phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Bài viết trên từ Siêu Thị Y Tế đã chỉ ra những dấu hiệu bệnh tiểu đường thường gặp nhất. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình thật tốt. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn luôn vui khỏe!