Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường đã được biết đến từ rất lâu, đặc biệt là khả năng ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột sau bữa ăn và kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn một số cách dùng cây lá dứa trị bệnh tiểu đường hiệu quả không ngờ.
Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường
Cây dứa thơm
Trong lá dứa thơm chứa nhiều thành phần bay hơi, chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (84%), 2-axetyl-1-pyrrolin (3%) là chất tạo mùi thơm nếp đặc trưng. Trong Đông y, nhiều người thường dùng lá dứa thơm chữa các bệnh như đau nhức xương khớp, ho, viêm phế quản, gút. Ngoài ra, cũng có nhiều phát hiện về tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường.
Lá dứa thơm không có đường nhưng lại có nhiều glycoside, chất này giúp quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng dễ dàng hơn và có ảnh hưởng tích cực đến chức năng insulin trong cơ thể, do đó sử dụng lá dứa sẽ ngăn ngừa được tình trạng lượng đường trong máu tăng đột ngột sau bữa ăn và kiểm soát được các triệu chứng bệnh tiểu đường. Lá dứa thơm trị bệnh tiểu đường rất tự nhiên, không độc hại nên bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng mà không hại nội tạng.
Cây dứa dại
Những hoạt chất như diệp lục, bromelin, các axit hữu cơ và các chất chống oxy hóa có nhiều trong lá dứa dại, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do khi phá hủy thành mạch máu. Từ đó, việc tiêu thụ lá dứa dại sẽ giúp bạn hạ đường huyết. Quả dứa dại thường dùng để trị ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ,… Đặc biệt, bạn cũng có thể dùng quả dứa dại chữa bệnh tiểu đường cũng rất tốt.
Cách sử dụng lá dứa thơm trị bệnh tiểu đường
Sau khi khám phá về tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường, bạn có thể thực hiện một số cách dùng cây lá dứa trị tiểu đường dưới đây:
Nước lá dứa trị tiểu đường
Cách dùng lá dứa thơm trị bệnh tiểu đường bằng cách pha nước đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 10 lá dứa tươi đem rửa sạch rồi cắt thành khúc dài khoảng 7cm. Sau đó để lá dứa thật ráo nước.
- Cho tất cả lá dứa đã chuẩn bị nồi 2,5 lít nước để đun sôi. Khi nước sôi cạn còn 2 lít và nước có màu xanh thì tắt bếp.
- Bạn sử dụng nước lá dứa trị tiểu đường để uống hàng ngày, mỗi ngày 2-3 lần và lưu ý luôn uống trước bữa ăn 30 phút.
Trà lá dứa
Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường có thể được phát huy tốt khi bạn pha trà lá dứa. Cách làm như sau:
- Rửa sạch và cắt nhỏ khoảng 5g lá dứa tươi. Để ráo nước rồi cho vào bình trà.
- Đổ vào bình khoảng 200ml nước sôi và để ngâm lá dứa trong 20 phút.
- Khi nước cốt trà lá dứa đã được thôi thì đổ ra cốc để uống. Bạn cũng có thể cho thêm 1 ít đá vào để uống mát hơn.
- Uống trà lá dứa hàng ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Lá dứa khô nấu nước
Ngoài lá dứa tươi, bạn cũng dùng được lá dứa khô nấu nước trị tiểu đường như sau:
- Chuẩn bị sẵn khoảng 20 – 30g lá dứa khô cùng 500ml nước nóng.
- Cho lá dứa vào ấm giữ nhiệt cùng 1 chút nước sôi để trần sơ. Sau đó bỏ nước đi.
- Tiếp tục cho 500ml nước sôi vào, hãm trong 30 phút là bạn có thể uống được.
- Uống nước lá dứa khô thay trà mỗi ngày.
Cách dùng cây dứa dại chữa bệnh tiểu đường
Dùng lá cây dứa dại
Bài 1: Lấy lá dứa dại sắt thành khúc phơi khô, hãm với nước nóng uống như trà mỗi ngày. Kiên trì thực hiện thường khoảng 1 tháng lá dứa bắt đầu có hiệu quả.
Bài 2: Kiếm lá dứa dại, cắt nhỏ, phơi khô khoảng 10 lá, đem xắt lá dứa với khoảng 2 lít nước uống hết trong ngày. Có thể chia làm 3 lần để uống. Nên uống trước bữa ăn 20 phút sẽ có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết trong máu, chữa trị bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Dùng quả dứa dại chữa bệnh tiểu đường
Chuẩn bị 30g quả dứa dại phơi khô sau đó đem rửa thật sạch. Thái nhỏ, cho vào ấm trà và hãm với nước nóng. Sau khoảng 20 – 30 phút, bạn có thể dùng nước quả dứa dại thay cho trà và uống được mỗi ngày rất tốt.
>> Bên cạnh lá dứa bạn có thể kham thảo cách dùng mướp đắng trị tiểu đường tại nhà.
Những lưu ý khi dùng cây lá dứa trị bệnh tiểu đường
Liều lượng lý tưởng nhất khi dùng lá dứa là chỉ nên dùng khoảng là muỗng cà phê bột lá, thêm thảo dược này vào thức ăn, đồ uống và nên uống hết nước lá dứa đã pha trong mỗi ngày.
Dù tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường rất tốt nhưng một số bệnh nhân tiểu đường mắc thêm các bệnh lý sau không nên sử dụng lá dứa:
- Người có vấn đề về thận: Lá dứa có hàm lượng Kali cao dễ gây buồn nôn, khó tiêu nên người bệnh thận không nên tiêu thụ tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Người bị bệnh tiêu chảy: 90% của lá dứa là nước nên cũng có khả năng nhuận tràng nhẹ. Vì thế, người đang bị tiêu chảy nếu sử dụng nhiều sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
Một lưu ý đặc biệt quan trọng là dùng lá dứa chỉ là một phương pháp hỗ trợ chứ không thể thay thế các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Bạn nên liên hệ bác sĩ để tham khảo và thực hiện đúng theo lộ trình điều trị bệnh được đưa ra.
>> Bên cạnh sử dụng lá dứa bạn cũng nên tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất
Bên cạnh những cách dùng lá dứa thì bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học với nhiều rau xanh và trái cây, đặc biệt uống đủ nước. Người bệnh nên tránh hoặc hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, béo, ngọt hay ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.
Cuối cùng, đừng quên kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết thường xuyên để biết được hiệu quả của các loại thuốc đang dùng cũng như tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, bạn cần ngừng dùng lá dứa ngay lập tức và tìm đến bác sĩ để kiểm tra.
Mời bạn xem máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Bên trên là một số thông tin về tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường và một số cách dùng lá dứa hỗ trợ chữa tiểu đường hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình. Siêu Thị Y Tế xin cảm ơn và chúc bạn luôn vui khỏe!