Người bệnh tiểu đường có ăn được khoai tây không? Chỉ số GI của khoai tây

5916

Những người mắc bệnh tiểu đường luôn phải xem xét cẩn thận các loại thực phẩm trước khi ăn để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Do đó không ít người lo lắng tiểu đường có ăn được khoai tây không vì loại củ này có hàm lượng carbohydrate cao. Trong bài viết này, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn biết được tác động của việc tiêu thụ khoai tây đối với lượng đường trong máu và mách bạn cách ăn khoai tây tốt cho người tiểu đường.

Thành phần dinh dưỡng có trong khoai tây

Một củ khoai tây nguyên vỏ cỡ vừa có khoảng: 168 calo, 4g chất đạm, 0.2g chất béo, 39g carbohydrate, 3g chất xơ, 1.83 mg sắt, 888 mg kali, 12 mg vitamin C.

Khoai tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần, kể cả những người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là khoai tây có hàm lượng carbohydrate khá cao. Đây là lý do tại sao nhiều người bệnh vẫn rất lo lắng không biết tiểu đường có ăn được khoai tây không. Đọc tiếp phần bên dưới để tìm ra câu trả lời bạn nhé.

Khoai tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần, kể cả người bệnh tiểu đường

Khoai tây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần, kể cả người bệnh tiểu đường

>> Nội dung liên quan:

Người đang bị tiểu đường có ăn được khoai tây không?

Khoai tây gần như không chứa chất béo, natri và cholesterol, đồng thời là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng bao gồm vitamin C, vitamin B6 và folate. Một số chất dinh dưỡng của khoai tây được tìm thấy trong vỏ như chất xơ, protein và một ít chất sắt, trong khi phần thịt khoai tây chứa kali, vitamin B và vitamin C.

Tuy nhiên, khoai tây có lượng carbohydrate khá cao và giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác có chứa carbs, tiêu thụ khoai tây sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Khi người bệnh tiểu đường ăn khoai tây, cơ thể sẽ chuyển đổi carbohydrate thành đường đơn (glucose). Sau đó, glucose di chuyển vào máu gây tăng lượng đường trong máu.

Tại thời điểm này, cơ thể giải phóng insulin giúp vận chuyển đường vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Tuy nhiên, quá trình này hơi khác một chút ở những người mắc bệnh tiểu đường. Vì chúng kháng insulin nên đường sẽ không di chuyển vào tế bào một cách hiệu quả. Thay vào đó, nó sẽ vẫn được lưu thông, nghĩa là lượng đường trong máu sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn.

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết thì các loại rau giàu tinh bột như khoai tây vẫn có thể được đưa vào chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng tổng lượng carbohydrate tiêu thụ trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ và cách chế biến khoai tây là điều quan trọng cần chú ý để tránh tăng đường huyết sau ăn.

Vậy người tiểu đường có ăn được khoai tây không và tiểu đường thai kỳ ăn khoai tây được không? Câu trả lời CÓ, nhưng người bệnh chỉ nên ăn ở mức vừa phải và nên kết hợp ăn chung với những thực phẩm ít carbs, giàu chất xơ và protein khác như rau xanh.

Tiểu đường ăn khoai tây được không?

tiểu đường có ăn được khoai tây không?

>> Tham khảo thêm:

Gợi ý cách chế biến khoai tây tốt cho người tiểu đường

Tiểu đường có ăn được khoai tây không? Một nghiên cứu cho thấy cách chế biến khoai tây đóng một vai trò quan trọng trong việc nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, bao gồm cả với những người mắc bệnh tiểu đường. Theo đó:

  • Cách tốt nhất để chế biến khoai tây là luộc hoặc hấp. Cả khoai tây luộc và hấp đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu, đồng thời cực kỳ ít chất béo, đường và muối.
  • Ăn khoai tây nướng còn nguyên vỏ sẽ tốt hơn là ăn khoai tây nghiền, gọt vỏ vì ít chất xơ hơn. Khoai tây để nguyên vỏ giúp tăng hàm lượng chất xơ, sẽ làm tăng lượng đường trong máu chậm hơn so với khi đã được gọt vỏ.
  • Ăn khoai tây cùng với salad xanh (hoặc các loại rau không chứa tinh bột khác) và một nguồn protein tốt sẽ ít có khả năng làm tăng lượng đường trong máu hơn.
  • Thêm một số chất béo lành mạnh như dầu ô liu vào khoai tây.
  • Thêm một chút gì đó có tính axit như giấm hoặc nước chanh, giúp giảm chỉ số đường huyết (GI) của bữa ăn.

Lưu ý: Tránh ăn khoai tây chiên vì chiên khoai tây bằng dầu và chất béo như mỡ động vật sẽ làm tăng mức chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Điều này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường – những người luôn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim mạch.

Cách chế biến khoai tây tốt nhất cho người tiểu đường là luộc hoặc hấp

Cách chế biến khoai tây tốt nhất cho người tiểu đường là luộc hoặc hấp

Lưu ý đối với người tiểu đường khi ăn khoai tây

Sau khi biết được người tiểu đường có ăn được khoai tây không, người bệnh cần biết một số lưu ý dưới đây để bảo vệ sức khỏe tốt nhất:

  • Lượng carbs khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày cho một người tiểu đường là 100-150g (nếu đường huyết tăng vừa) và 20-50g (nếu đường huyết tăng mạnh). 1g Khoai tây sẽ chứa khoảng 5.67g carbs, tương đương 1 củ khoai tây nhỏ (170g) có 30g carbs và 1 khoai tây lớn (369g) sẽ có 65g carbs. Vì vậy, nếu người bệnh có lượng đường huyết tăng ở mức vừa phải thì chỉ nên ăn 3-5 củ nhỏ hoặc 2-3 củ lớn khoai tây. Còn nếu người bệnh thường có chỉ số đường huyết tăng ở mức cao thì chỉ nên ăn 1 củ khoai tây nhỏ mỗi ngày.
  • Nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều khoai tây thì lượng đường trong máu chắc chắn sẽ tăng lên khi cơ thể chuyển đổi carbohydrate thành glucose. Ăn khoai tây với số lượng lớn cũng gây ra tình trạng đầy hơi và chướng bụng.
  • Một tác dụng phụ khác của việc ăn quá nhiều khoai tây là nó làm tăng cảm giác thèm ăn carbs, từ đó dẫn đến việc bạn sẽ ăn nhiều hơn và dễ bị tăng cân hơn.
  • Người bệnh nên chủ động kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết để biết liệu ăn khoai tây có ảnh hưởng đến mức đường huyết của mình hay không. Điều này cũng giúp người bệnh theo dõi được sự thay đổi đường huyết mỗi ngày để có kế hoạch ăn uống, tập luyện phù hợp hơn.
Lưu ý đối với người tiểu đường khi ăn khoai tây

Lưu ý đối với người tiểu đường khi ăn khoai tây

>> Thông tin hữu ích:

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Qua bài viết trên, Siêu Thị Y Tế mong rằng bạn đã biết tiểu đường có ăn được khoai tây không và ăn như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đừng quên theo dõi Siêu Thị Y Tế Blog mỗi ngày để đón đọc những kiến thức bổ ích khác nhé!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất