Tiểu đường ăn vải được không? Một ngày ăn bao nhiêu trái?

19927

Với nguồn vitamin C tuyệt vời và khoáng chất thiết yếu như đồng và kali, vải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy tiểu đường ăn vải được không? Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn những thành phần dinh dưỡng cũng như chỉ số đường huyết của quả vải. Từ đó giúp bạn giải đáp được băn khoăn tiểu đường có ăn được vải không.

Thành phần dinh dưỡng của quả vải

Trong 100g vải có chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 88 kcal                        
  • Chất đạm: 0,83 gam                        
  • Chất xơ: 1,3 gam                          
  • Carbohydrate: 16,53 gam                        
  • Folate: 14 mg                        
  • Vitamin C: 71,5mg                        
  • Vitamin E: 0,07 mg                        
  • Tổng số chất béo: 0,44 gam                        
  • Vitamin K: 0,4 mg                        
  • Kali: 171mg                        
  • Canxi: 5 mg                          
  • Magie: 10 mg                          
  • Kẽm: 0,07 mg                        
  • Phốt pho: 31 mg                          
  • Sắt: 0,31 mg      

Chỉ số đường huyết của quả vải là 57 ở mức trung bình nên vải sẽ được tiêu hóa chậm cho phép giải phóng đường vào máu chậm. Vậy thì mắc tiểu đường ăn vải được không?

Chỉ số đường huyết của quả vải là 57 ở mức trung bình

Chỉ số đường huyết của quả vải là 57 ở mức trung bình

Lợi ích sức khỏe vải với người bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu cho thấy rằng một lượng lớn vitamin C trong quả vải có lợi cho hệ thống miễn dịch, chống lại sự mệt mỏi và nhiều vi trùng, vi rút.

Ăn vải có thể giúp ngăn ngừa táo bón, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, khó tiêu và viêm loét, mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa của người bệnh.

Loại trái cây này có thể giúp người bệnh kiểm soát cân nặng nhờ hàm lượng chất xơ cao, giữ cho người bệnh cảm thấy no lâu hơn và tránh ăn vặt thường xuyên.

Vải là một nguồn giàu khoáng chất giúp cải thiện lưu thông bằng cách cung cấp oxy cho máu hiệu quả. Ngoài ra, vải cũng giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa thiếu máu xảy ra bằng cách tăng số lượng tế bào hồng cầu trong máu. Đồng và sắt là một trong những khoáng chất có trong quả vải, góp phần mang lại những lợi ích sức khỏe này.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng flavonoid và chất chống oxy hóa có trong quả vải có thể giúp chống ung thư, kiểm soát huyết áp và sức khỏe tim mạch.

Vải có lợi trong việc hỗ trợ điều trị các tình trạng cụ thể như đục thủy tinh thể, cúm và nhiễm vi rút herpes.

Ăn quả vải có thể giúp tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất thiết yếu như mangan, phốt pho, sắt, đồng, magiê và mangan, có thể góp phần vào sự phát triển của xương chắc khỏe.

Flavonoid và chất chống oxy hóa có trong quả vải có thể giúp kiểm soát huyết áp

Flavonoid và chất chống oxy hóa có trong quả vải có thể giúp kiểm soát huyết áp

Người tiểu đường ăn vải được không?

Những người mắc bệnh tiểu đường tốt nhất nên tránh ăn các loại thực phẩm nhiều đường và có chỉ số đường huyết cao để kiểm soát lượng đường trong máu. Vì đường tự nhiên trong quả vải là fructose nên được coi là an toàn vì không cần bất kỳ loại insulin nào để chuyển hóa. Ngoài ra chỉ số đường huyết của vải nằm ở mức trung bình. Hàm lượng chất xơ trong vải cũng hỗ trợ ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Vậy nên câu trả lời cho thắc mắc bệnh tiểu đường ăn vải được khôngĐƯỢC. Tuy nhiên có một vài lưu ý người bệnh cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe, tránh làm tăng đường huyết khi ăn vải.

Người tiểu đường ăn vải được không?

Người tiểu đường ăn vải được không?

Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu trái vải một ngày?

Xác định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Nhưng nhìn chung, người bị bệnh tiểu đường chỉ nên nạp lượng đường trung bình khoảng 15g đường/ngày. Theo đó, mỗi loại trái cây có lượng đường khác nhau, tùy vào loại trái cây mà người tiểu đường điều chỉnh ăn ít hay nhiều. 

Đối với vải thì 15g đường tương đương khoảng 5 – 6 trái. Vậy nên người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn vải hạn chế 6 trái/ngày và nếu đã ăn đủ rồi thì không nên ăn thêm các loại trái cây khác tránh làm tăng hàm lượng đường máu cho cơ thể. 

Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn vải hạn chế 6 trái/ngày

Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn vải hạn chế 6 trái/ngày

Những lưu ý cho người tiểu đường khi ăn vải

Mặc dù buổi sáng được coi là thời điểm tốt nhất để ăn trái cây vì hệ thống tiêu hóa sẽ phân hủy đường trái cây nhanh chóng và cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng, nhưng người bệnh vẫn có thể ăn vải bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, không ăn vải sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ vào ban đêm vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. 

Người bệnh có thể ăn cả phần cùi trắng bên ngoài quả vải, phần này tuy có vị hơi chát nhưng sẽ giúp cơ thể không bị nóng. 

Có thể ăn vải với một số loại nước giải nhiệt như trà thanh nhiệt, chè đậu xanh, nước bí đao,…

Trái cây quá chín sẽ có chỉ số đường huyết cao, vậy nên người bệnh không nên ăn vải quá chính, không ăn những quả bị dập, sâu,..

Người tiểu đường không nên uống nước ép vải hay ăn vải sấy khô vì cả 2 loại này đều có lượng đường vô cùng cao, có hại cho cơ thể người bệnh. 

Xem thêm:

Người bệnh không nên ăn vải trước khi đi ngủ vào ban đêm

Người bệnh không nên ăn vải trước khi đi ngủ vào ban đêm

Gợi ý một số loại trái cây và thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), trái cây là một phần lành mạnh trong bữa ăn cho bệnh tiểu đường. ADA khuyến nghị người bệnh nên ăn trái cây tươi, bao gồm một số loại như: táo, quả mơ, trái bơ, dâu đen, quả việt quất, dưa lưới, anh đào, bưởi, quả nho, lê, mận, mâm xôi, dâu tây, cam, quýt,…

Ngoài ra, ADA cũng đưa ra chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh tiểu đường bao gồm các loại thực phẩm sau đây:

  • Rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, cà rốt, ớt và cà chua; rau giàu tinh bột như khoai tây, ngô và đậu xanh.
  • Bánh mì nguyên hạt, mì ống và ngũ cốc.
  • Thịt nạc và cá 
  • Đậu phụ.
  • Trứng.
  • Các loại hạt.
  • Sữa không béo hoặc ít béo, sữa chua và pho mát.
  • Thực phẩm có chất béo có lợi cho tim như dầu ô liu, bơ và cá béo.
Gợi ý một số loại trái cây và thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Gợi ý một số loại trái cây và thực phẩm tốt cho người tiểu đường

Chủ động theo dõi lượng đường trong máu sẽ giúp người bệnh biết được hiệu quả của lối sống hiện tại cũng như quá trình điều trị, dùng thuốc. Vậy nên việc trang bị sẵn tại nhà một chiếc máy đo đường huyết là cần thiết để theo dõi lượng đường trong máu mỗi ngày.

Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi, mong rằng bạn đã biết được tiểu đường ăn vải được không. Chúc bạn luôn ngập tràn niềm vui và dồi dào sức khỏe!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất