Đu đủ là loại trái cây mọng nước, mềm, thơm ngon cùng với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nhiều người luôn thắc mắc không biết liệu bệnh tiểu đường ăn đu đủ chín được không? Hãy cùng khám phá xem tiểu đường có ăn được đu đủ không và cần lưu ý gì khi ăn để đảm bảo sức khỏe nhé.
Thành phần dinh dưỡng của đu đủ
Trong 100g đu đủ tươi có chứa những chất dinh dưỡng như sau:
- Calo: 39
- Chất béo bão hòa: 0,043 gam
- Chất béo không bão hòa đơn: 0,038 gam
- Chất béo không bão hòa đa: 0,031 gam
- Đường: 5,9 gam
- Chất xơ: 1,8 gam
- Chất đạm: 0,61 gam
- Muối: 0,01 gam
- Cholesterol: 0 mg
- Kali: 257mg
>> Nội dung liên quan:
Người đang bị tiểu đường ăn đu đủ chín được không?
Đu đủ chín có nhiều đường không? Hàm lượng dinh dưỡng của đu đủ cho thấy mặc dù đu đủ có vị ngọt nhưng lại giàu chất xơ và rất ít đường. Đu đủ chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và quan trọng nhất là chất xơ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên và cải thiện tiêu hóa. Ăn đu đủ cũng giúp giảm táo bón và cải thiện quá trình trao đổi chất.
Chỉ số đường huyết của đu đủ là 60 ở mức vừa phải, khi ăn không làm lượng đường trong máu tăng đột ngột. Hơn nữa, đu đủ có chứa flavonoid, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Vậy thì tiểu đường ăn đu đủ chín được không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Các chuyên gia và bác sĩ khuyên người bệnh nên ăn đu đủ như một bữa ăn nhẹ giữa ngày và nên ăn với một lượng vừa đủ để tránh gây ra những tác dụng phụ.
Tiểu đường ăn đu đủ xanh không? Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), đu đủ xanh có thể ức chế sự tích tụ lipid trong tế bào gan (lipid tăng lên có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin trong cơ thể). Điều này cũng có lợi trong việc ngăn ngừa béo phì có thể xảy ra do bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cùi của đu đủ xanh chứa nhiều đặc tính sinh insulin khác nhau và có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể một cách hiệu quả.
Liệu tiểu đường ăn đu đủ chín được không? USDA cũng đưa ra tuyên bố rằng cùi của đu đủ vàng có đặc tính sinh insulin, có nghĩa là nó có thể giúp sản xuất và sử dụng insulin tốt hơn trong cơ thể.
>> Dành cho bạn:
Ăn đu đủ có tốt cho người tiểu đường không?
Hạt, lá và quả đu đủ được coi là tốt cho sức khỏe và có lợi cho các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Sau khi đã biết tiểu đường ăn đu đủ chín được không, hãy cùng tìm hiểu về một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời đối với người tiểu đường khi ăn đu đủ bao gồm:
- Đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa nên có tác dụng giảm stress oxy hóa, giúp ngăn ngừa các biến chứng mạch máu (vi mạch và tim mạch) liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
- Ăn đu đủ cũng có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển hoặc làm trầm trọng thêm các biến chứng mãn tính khác của bệnh tiểu đường.
- Đu đủ có nhiều đặc tính hạ lipid máu và giãn mạch nên rất lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vì tăng huyết áp và cholesterol cao thường phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Đu đủ cũng chứa flavonoid giúp giảm viêm trong cơ thể. Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị viêm do kháng insulin.
Một số lưu ý cần biết khi người tiểu đường ăn đu đủ
Ăn quá nhiều đu đủ làm tăng nồng độ glucose. Vì loại quả này có tác dụng nhuận tràng nên nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây tiêu chảy.
Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, tiêu thụ một quả đu đủ cỡ nhỏ (nặng khoảng 150-200 gram) mỗi ngày được coi là an toàn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải chú ý đến khẩu phần ăn và tổng lượng carbohydrate. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết các khuyến nghị về chế độ ăn uống dành riêng cho mình.
Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không? Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ vẫn ăn được đu đủ nhưng chỉ nên ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần ăn một miếng nhỏ để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Gợi ý một số cách ăn đu đủ cho người tiểu đường:
- Bào nhỏ đu đủ xanh và thêm vào món salad hoặc dùng làm nguyên liệu chính của món salad.
- Người bệnh có thể làm sinh tố đu đủ kết hợp với các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp khác như dâu tây. Lưu ý tránh thêm nhiều đường, sữa, chất ngọt vào sinh tố để không làm tăng đường huyết sau ăn.
- Ăn đu đủ vàng hoặc chín như một bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng và buổi trưa hoặc buổi ăn xế.
>> Hữu Ích:
Người bệnh tiểu đường đừng quên theo dõi lượng đường trong máu của mình mỗi ngày để biết được hiệu quả của các liệu pháp điều trị và chế độ ăn uống, tập luyện hiện tại. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân trang bị sẵn cho mình một máy đo đường huyết tại nhà để tiện lợi theo dõi mỗi ngày, từ đó có thể kiểm soát bệnh tốt hơn.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc bài viết, mong rằng thông tin trên đã giúp bạn biết được tiểu đường ăn đu đủ chín được không và những lưu ý cần biết khi ăn. Chúc bạn luôn vui vẻ và dồi dào sức khỏe!