10 Tác hại của béo phì gây nguy hiểm đối với sức khỏe

195

Béo phì xảy ra ngày càng phổ biến ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Tác hại của béo phì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Vậy béo phì gây ra những bệnh gì? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết bên dưới và tham khảo một số lời khuyên hữu ích để ngăn ngừa béo phì.

10 tác hại của béo phì gây nguy hiểm đối với sức khỏe

10 tác hại của béo phì gây nguy hiểm đối với sức khỏe

Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều calo, cao hơn nhu cầu tiêu hao của cơ thể. Lượng calo dư thừa sẽ được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo hoặc mô mỡ. Tuy nhiên cần hiểu rõ, thừa cân không đồng nghĩa với béo phì, đặc biệt đối với người nhiều cơ bắp hoặc có khung xương to.

Để biết được mình có đang bị béo phì hay không bạn có thể dựa vào công thức tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Đây là công cụ gián tiếp đo lường lượng mỡ trong cơ thể và được dùng để xác định một người có béo phì hay không. Cách tính chỉ số BMI như sau: lấy cân nặng (kilogram) chia cho bình phương chiều cao (mét). Mức độ béo phì phân loại theo BMI như sau:

  • Thừa cân: BMI từ 25 đến 29,9.
  • Béo phì loại 1: BMI từ 30 đến 34,9.
  • Béo phì loại 2: BMI 35 đến 39,9.
  • Béo phì loại 3 (nghiêm trọng nhất): BMI 40 trở lên.
Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều calo, cao hơn nhu cầu tiêu hao của cơ thể.

Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều calo, cao hơn nhu cầu tiêu hao của cơ thể.

Các nguyên nhân dẫn đến béo phì

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì, trong đó có sự kết hợp từ nhiều yếu tố gián tiếp và trực tiếp có thể kể đến như:

  • Ăn uống không lành mạnh: Đồ ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo và đường, các loại đồ uống có cồn như rượu bia thường chứa nhiều calo, đồ uống có đường như nước ngọt và nước ép trái cây. Tiêu thụ nhiều những thực phẩm này sẽ gây nên béo phì.
  • Lười vận động: Nếu bạn không vận động để đốt cháy calo, thì năng lượng dư thừa sẽ không được tiêu thụ hết và sẽ được cơ thể lưu trữ dưới dạng chất béo, dễ dẫn đến béo phì.
  • Di truyền: Béo phì di truyền thừa hưởng từ cha mẹ, anh chị em ruột, người thân,…
  • Nội tiết: Một số tình trạng bệnh tiềm ẩn có thể gây béo phì như bệnh suy giáp hay rối loạn nội tiết và chuyển hóa (Cushing). 

Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn là những người có công việc ít vận động như nhân viên văn phòng; phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trường hợp không nuôi con bằng sữa mẹ; người sống trong điều kiện nhiều tiện nghi, tuy cuộc sống hiện đại mang đến nhiều tiện ích nhưng cũng là nguyên do giảm bớt các hoạt động thể lực; người mắc bệnh về rối loạn nội tiết.

Lười vận động và ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến béo phì

Lười vận động và ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến béo phì

10 Tác hại của béo phì đối với sức khỏe con người

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Béo phì làm tăng huyết áp, mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu, đồng thời làm giảm mức cholesterol HDL (cholesterol tốt). Do đó những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Ngoài ra, động mạch bị thu hẹp và lưu lượng máu đến tim giảm do béo phì có thể gây đau thắt ngực hoặc đau tim. Các cục máu đông có thể hình thành trong các động mạch bị thu hẹp và di chuyển lên não, gây đột quỵ.

Dễ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Một tác hại của thừa cân béo phì thường gặp nhất là có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Béo phì làm ảnh hưởng đến việc cơ thể sử dụng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này làm tăng tình trạng kháng insulin, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Tác hại của thừa cân béo phì thường gặp nhất là có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2

Tác hại của thừa cân béo phì thường gặp nhất là có thể gây ra bệnh tiểu đường loại 2

Hậu quả của béo phì là gây ung thư

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư. Ở những phụ nữ béo phì, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung hoặc niêm mạc tử cung tăng cao. Đàn ông thừa cân thì có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt. Cả nam giới và phụ nữ béo phì đều có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Gây ra chứng ngưng thở lúc ngủ và các vấn đề về hô hấp

Chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng đường hô hấp trên bị tắc nghẽn, khiến bạn thở không đều hoặc thậm chí ngừng thở hoàn toàn trong thời gian ngắn. Theo đó, béo phì là nguyên nhân phổ biến gây ngưng thở khi ngủ ở người lớn. Người béo phì thường tích trữ nhiều mỡ quanh cổ, khiến đường thở nhỏ hơn, gây khó thở và ngáy ngủ. Các vấn đề về hô hấp liên quan đến béo phì xảy ra khi trọng lượng của thành ngực tăng thêm ép vào phổi gây khó thở.

Người béo phì tích trữ nhiều mỡ quanh cổ, khiến đường thở nhỏ hơn, gây khó thở và ngáy 

Người béo phì tích trữ nhiều mỡ quanh cổ, khiến đường thở nhỏ hơn, gây khó thở và ngáy

Người béo phì dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ – một tình trạng xảy ra do chất béo tích tụ quá nhiều trong gan. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng, được gọi là xơ gan.

Tác hại của bệnh béo phì là gây viêm xương khớp

Tác hại của béo phì là gì? Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp bằng cách gây thêm áp lực lên khớp và sụn ở đầu gối, hông, lưng dưới. Người béo phì có lượng mỡ dư thừa trong cơ thể và máu có hàm lượng chất gây viêm cao hơn. Các khớp bị viêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp.

Tác hại của béo phì là gì? Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp

Tác hại của béo phì là gì? Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp

Tác hại của béo phì là gây ra bệnh túi mật

Nguy cơ phát triển bệnh sỏi mật ở những người béo phì là rất cao. Sỏi mật xảy ra khi mật tích tụ và cứng lại trong túi mật. Những người mắc bệnh béo phì có mức cholesterol trong mật cao hoặc có túi mật lớn không hoạt động tốt, điều này có thể dẫn đến sỏi mật.

Gây ra vấn đề sức khỏe khi mang thai

Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe khi mang thai như: 

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Bị tiền sản giật hoặc huyết áp cao khi mang thai.
  • Tăng cân nhiều hơn hoặc tiếp tục thừa cân, béo phì sau khi sinh con.

Béo phì hoặc tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho em bé, bao gồm phát triển các bệnh mãn tính khi trưởng thành như bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, bệnh tim và hen suyễn.

Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe khi mang thai

Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe khi mang thai

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Tác hại của béo phì đối với khả năng sinh sản là làm tăng nguy cơ phát triển vô sinh. Béo phì có liên quan đến số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới, liên quan đến các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng không bình thường ở nữ giới. 

Béo phì dễ dẫn đến trầm cảm

Ngoài việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe thể chất, tác hại của béo phì còn bao gồm việc ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy những người béo phì có khả năng đối mặt với thành kiến ​​liên quan đến cân nặng, điều này có thể gây tổn hại lâu dài đến tinh thần, chất lượng cuộc sống và công việc.

Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm

Béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm

Một số lời khuyên để ngăn ngừa béo phì

Tác hại của béo phì rất nguy hiểm, vì thế bạn nên chủ động ngăn ngừa tình trạng này ngay từ đầu. Do đó bạn cần duy trì lối sống, ăn uống và tập luyện lành mạnh. Sự kết hợp giữa chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân từ từ theo thời gian:

  • Tập thể dục: Cố gắng vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần, bạn có thể vân động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ, tập thể dục nhịp điệu,… Khi bạn đã quen với chế độ tập luyện này, hãy thử tăng cường tập thể dục lên 300 phút mỗi tuần. Ngoài ra, hãy cố gắng đưa các hoạt động tăng cường sức mạnh như chống đẩy hoặc gập bụng ít nhất hai lần một tuần.
  • Ăn uống lành mạnh:
    • Cố gắng ăn rau trong mọi bữa ăn.
    • Thay thế các loại ngũ cốc chưa tinh chế như bánh mì trắng, mì ống và gạo bằng ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt và bột yến mạch.
    • Bổ sung tiêu thụ các nguồn protein nạc như thịt gà nạc, hải sản, đậu và đậu nành.
    • Hạn chế ăn đồ chiên, thức ăn nhanh và đồ ăn vặt có đường.
    • Hạn chế uống đồ uống nhiều đường như soda và nước trái cây đóng hộp.
    • Tránh hút thuốc và uống rượu bia.
Duy trì lối sống, ăn uống và tập luyện lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa béo phì

Duy trì lối sống, ăn uống và tập luyện lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa béo phì

  • Chủ động theo dõi cân nặng và chỉ số cơ thể thường xuyên: Trang bị sẵn tại nhà một chiếc cân sức khỏe điện tử phân tích chỉ số cơ thể để dễ dàng theo dõi cân nặng cùng nhiều chỉ số cơ thể khác như BMI; lượng calo cần nạp; khối lượng nước, cơ, xương và mỡ. Duy trì thói quen kiểm tra cân nặng mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe, tránh tăng cân quá mức dẫn đến béo phì.

Tham khảo ngay các mẫu cân sức khỏe điện tử đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

can suc khoe dien tu sbs 30307a avtbs11635998009.nv

Cân sức khỏe điện tử Reiwa 30307A
Giá bán tham khảo: 399.000đ

can phan tich chi so co the reiwa 35868 avbs2 1

Cân phân tích chỉ số cơ thể Reiwa 35868
Giá bán tham khảo: 690.000đ

Bài viết chia sẻ đến bạn 10 tác hại của béo phì nguy hiểm nhất đối với sức khỏe. Siêu Thị Y Tế mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn luôn vui khỏe!

Xem thêm:



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!