Súc miệng nước muối có tốt không? Có nên dùng thường xuyên?

227

Bên cạnh việc duy trì thói quen vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa thì súc miệng nước muối cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Cùng khám phá xem súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì và áp dụng ngay cách súc miệng bằng nước muối đơn giản và hiệu quả được chia sẻ dưới đây bạn nhé.

Súc miệng nước muối có tốt không?

Súc miệng nước muối có tốt không?

Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?

Giảm viêm cổ họng

Súc miệng bằng nước muối có tốt không? Nguyên nhân chính gây đau họng là do viêm ở cổ họng. Điều này có thể do nhiễm trùng xoang, dị ứng, cảm lạnh,… Súc miệng nước muối có tác dụng trung hòa sưng tấy, giúp xoa dịu cơn đau ở vùng họng.

Giảm nghẹt mũi

Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ trong đường hô hấp và khoang mũi. Nếu bạn bị cảm lạnh kèm theo triệu chứng tắc nghẽn ở mũi hay cổ họng, súc miệng nước muối có thể làm loãng chất nhầy tích tụ để giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ trong khoang mũi

Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ chất nhầy tích tụ trong khoang mũi

Cân bằng pH, ngăn ngừa bệnh về răng miệng

Súc miệng bằng nước muối làm tăng độ cân bằng pH trong miệng. Vì vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường axit và muối loại bỏ nước khỏi vi khuẩn thông qua quá trình thẩm thấu, nên súc miệng nước muối có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm mảng bám và viêm nhiễm. Việc giảm vi khuẩn sẽ giúp bạn ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng.

Giảm vết loét miệng

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không? Vết loét nhiệt miệng là những vết loét hở trong miệng, thường gây đau rát. Súc miệng bằng nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý pha sẵn đều có thể giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành vết loét.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không? Có tác dụng giảm nhanh các vết loét miệng

Súc miệng bằng nước muối sinh lý có tốt không? Có tác dụng giảm nhanh các vết loét miệng

Giảm chảy máu nướu răng và đau răng

Chảy máu và sưng nướu kèm theo đau răng có thể là dấu hiệu của bệnh nướu răng do vi khuẩn gây ra. Súc miệng nước muối giúp giảm viêm và chống lại vi khuẩn nên có thể giúp bạn giảm chảy máu nướu răng và đau răng hiệu quả. Đó là lý do vì sao Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người nên nhẹ nhàng súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm (theo chỉ định từ nha sĩ) sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa.

Cải thiện chứng hôi miệng

Ngậm nước muối có tác dụng gì? Chứng hôi miệng thường xuất hiện bởi hai lý do chính là khô miệng và do vi khuẩn tích tụ. Súc miệng nước muối làm tăng sản xuất nước bọt và loại bỏ vi khuẩn nên có thể cải thiện hôi miệng rất tốt.

Ngậm nước muối có tác dụng gì? Súc miệng nước muối giúp giảm hôi miệng

Ngậm nước muối có tác dụng gì? Súc miệng nước muối giúp giảm hôi miệng

Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách

Súc miệng nước muối khá đơn giản và dễ thực hiện. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

Pha nước muối súc miệng: Pha nửa muỗng muối vào 250ml nước cho đến khi hòa tan hoàn toà.  Lưu ý chỉ pha dung dịch đủ dùng, không nên pha sẵn quá nhiều sau đó dùng dần.

Cách súc miệng:

  • Ngậm một ngụm nước muối vừa phải vào miệng.
  • Súc miệng khoảng 20 – 30 giây, bạn lưu ý hãy súc toàn bộ các khu vực trong miệng.
  • Nhổ nước muối ra và tiếp tục súc đợt 2. Ở lần này, bạn hãy cố gắng súc miệng trong khoảng 40 – 60 giây.
  • Súc lại bằng nước sạch để loại bỏ lượng muối dư thừa sót lại trong miệng.

Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý với các bước súc miệng tương tự như trên.

Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách

Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách

Những lưu ý quan trọng cần biết khi súc miệng bằng nước muối

  • Khi súc miệng, bạn hãy cố gắng súc đều trong khoảng từ 30 – 60 giây, không nên vừa ngậm nước muối vào đã nhổ ra vì như vậy làm cho nước muối không phát huy hết được công dụng.
  • Vì các hạt muối có thể mài mòn răng và nướu nên bạn cần đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn vào nước để tránh làm cho lớp phủ tự nhiên của răng bị hư hại.
  • Nếu cảm thấy khó chịu hoặc buồn nôn khi súc miệng bằng nước muối, bạn hãy giảm lượng muối xuống và tăng lượng nước lên sao cho dung dịch loãng hơn, tránh gây kích ứng.
  • Bạn không nên nuốt luôn dung dịch nước muối vì nước muối quá mặn có thể gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch.
Những lưu ý quan trọng cần biết khi súc miệng bằng nước muối

Những lưu ý quan trọng cần biết khi súc miệng bằng nước muối

Lời khuyên: Mặc dù súc miệng nước muối có thể làm giảm vi khuẩn, chống nhiễm trùng, làm dịu cơn đau họng, đau răng, lở loét và viêm nhiễm nhưng bạn vẫn nên duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày và dùng máy tăm nước hàng ngày để ngăn ngừa tích tụ mảng bám và sự phát triển của vi khuẩn. 

Mời bạn tham khảo những sản phẩm bàn chải điện và máy tăm nước tốt nhất hiện nay đang được bán tại Siêu Thị Y Tế với ưu đãi giảm giá hấp dẫn:

may tam nuoc roaman w101644426724.nv

Máy tăm nước cầm tay ROAMAN W10
Giá bán tham khảo: 1.199.000đ

may tam nuoc roaman mini 81644426889.nv

Máy tăm nước cầm tay ROAMAN Mini 8
Giá bán tham khảo: 1.450.000đ

Xem nhiều hơn các mẫu máy tăm nước tại: máy tăm nước chính hãng

1 11578387043.nv

Bàn chải đánh răng điện ROAMAN RM - T3
Giá bán tham khảo: 899.000đ

1 51577768895.nv

Bàn chải điện ROAMAN RM - T20
Giá bán tham khảo: 780.000đ

Xem nhiều hơn các mẫu bàn chải điện khác tại: bàn chải đánh răng điện

Giải đáp một số thắc mắc khi súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có cần rửa lại không?

Nhiều người thường hay mắc phải sai lầm nghĩ rằng không cần súc miệng lại bằng nước lọc sau khi dùng nước muối. Tuy nhiên, bạn nhất thiết cần súc miệng lại bằng nước sạch để rửa sạch muối và mảng bám còn sót lại, tránh gây hại cho răng.

Súc miệng bằng nước muối trước hay sau đánh răng?

Các chuyên gia và nha sĩ cho biết, nước muối rất lành tính nên có thể để súc miệng trước hoặc sau khi đánh răng đều được. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường dùng nước muối ở bước cuối cùng của quá trình chăm sóc răng miệng để làm sạch các mảng bám dư thừa còn sót lại một cách tốt nhất.

Súc miệng bằng nước muối trước hay sau đánh răng?

Súc miệng bằng nước muối trước hay sau đánh răng?

Có nên súc miệng bằng nước muối mỗi ngày?

Súc miệng nước muối nhiều có tốt không hay có nên súc miệng mỗi ngày không chắc hẳn là băn khoăn phổ biến nhất của nhiều người. Tốt nhất, bạn chỉ nên súc miệng nước muối từ 3 – 4 lần/tuần. Súc miệng bằng muối quá nhiều có thể gây kích ứng nướu, chảy máu và xói mòn men răng.

Ngậm nước muối có chắc răng không?

Câu trả lời là CÓ. Ngậm nước muối giúp răng chắc khỏe hơn nhờ đặc tính kháng viêm, sát khuẩn và loại bỏ mảng bám ngăn chặn hình thành vôi răng. Súc miệng nước muối còn giúp cân bằng độ pH, hạn chế hình thành vi khuẩn gây hại nên sẽ cải thiện tốt tình trạng răng lung lay, đau nhức. 

Súc miệng nước muối có làm trắng răng?

Câu trả lời là CÓ. Vì nước muối có tác dụng loại bỏ mảng bám và sát khuẩn hiệu quả nên các mảng bám cao răng cứng đầu ở chân răng sẽ được bong ra khi bạn súc miệng nước muối đúng cách.

Nước muối có tác dụng loại bỏ mảng bám và sát khuẩn nên có thể giúp làm trắng răng

Nước muối có tác dụng loại bỏ mảng bám và sát khuẩn nên có thể giúp làm trắng răng

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông hữu ích liên quan đến cách súc miệng nước muối bao gồm tác dụng, cách thực hiện và những lưu ý cần biết. Siêu Thị Y Tế chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã luôn quan tâm theo dõi!

Nguồn tham khảo: colgate.com.vn

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất