Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? 7 Nguyên nhân thường gặp

291

Nhiệt miệng có thể gây đau và khó chịu, đây là một vấn đề phổ biến, hầu như không nghiêm trọng và có thể tự lành. Nhưng nhiệt miệng kéo dài và xuất hiện liên tục có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy bạn có biết tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Tìm hiểu ngay 7 nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị nhiệt miệng thường xuyên.

Nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục

Nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục

Nhiệt miệng liên tục là gì?

Nhiệt miệng là một loại vết loét xuất hiện ở bên trong miệng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi đang nói chuyện, ăn uống và đánh răng. Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt miệng không nguy hiểm và tự lành trong khoảng 10 – 14 ngày. Nhưng nhiệt miệng liên tục kéo dài mất nhiều thời gian hơn để lành, ít nhất là 14 ngày và đôi khi nghiêm trọng hơn là mất vài tuần.

Nhiệt miệng trông giống như vết loét nông với phần trên màu trắng hoặc xám và viền đỏ. Nhiệt miệng có thể xảy ra dưới dạng vết loét đơn lẻ hoặc thành cụm. Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau xung quanh miệng. Các vị trí phổ biến bao gồm: bên trong môi, bên trong má, ở dưới miệng hoặc nướu, trên lưỡi.

Nhiệt miệng trông giống như vết loét nông với phần trên màu trắng hoặc xám và viền đỏ

Nhiệt miệng trông giống như vết loét nông với phần trên màu trắng hoặc xám và viền đỏ

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục, kéo dài?

Nguyên nhân bị nhiệt miệng liên tục đến nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ và các chuyên gia cho biết lý do liên tục bị nhiệt miệng có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên dưới đây là 7 nguyên nhân nhiệt miệng thường xuyên phổ biến nhất:

Tổn thương niêm mạc bên trong miệng

Da bên trong miệng rất mỏng manh và nhạy cảm nên vùng da mềm này rất dễ bị tổn thương. Nếu bạn thường xuyên đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa quá thô bạo thì rất có khả năng bạn sẽ bị nhiệt miệng liên tục. Ngoài ra bị chấn thương khi làm răng hoặc khi chơi thể thao, vô tình cắn vào bên trong miệng khi nhai thức ăn cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe tổng thể bao gồm cả sức khỏe răng miệng. Vì thế thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục. Sự thiếu hụt khoáng chất và vitamin thông thường như kẽm, sắt, vitamin B và vitamin C là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng. 

Vì vậy, để không thường xuyên bị nhiệt miệng, bạn cần đảm bảo hấp thụ đủ chất dinh dưỡng từ chế độ ăn uống.

Thiếu hụt kẽm, sắt, vitamin B và vitamin C là nguyên nhân khiến bạn bị lở miệng thường xuyên 

Thiếu hụt kẽm, sắt, vitamin B và vitamin C là nguyên nhân khiến bạn bị lở miệng thường xuyên

Bị lở miệng thường xuyên có thể do nhiễm trùng

Nhiệt miệng nếu chỉ đôi khi xuất hiện thì thường không phải do nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiều vết nhiệt miệng cùng một lúc và tình trạng liên tục xuất hiện thì đó có thể là dấu hiệu của viêm miệng dị ứng tái phát (RAS). Trong những trường hợp này, nhiệt miệng có thể là triệu chứng thứ phát của nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. 

Thường xuyên bị lở miệng là bệnh gì? Các bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây nhiệt miệng liên tục bao gồm herpes simplex hoặc virus gây cảm lạnh, thủy đậu và bệnh tay chân miệng.

Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng ở dạ dày. Đây cũng là loại vi khuẩn gây loét dạ dày (vết loét ở niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non). Đôi khi vi khuẩn này được tìm thấy trong khoang miệng, gây ra nhiệt miệng ở một số người.

Sử dụng sai kem đánh răng hoặc nước súc miệng

Dùng kem đánh răng và nước súc miệng giúp duy trì sức khỏe răng miệng bằng cách loại bỏ mảng bám trên răng và làm hơi thở thơm mát. Nhưng nếu kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate (SLS), bạn có thể bị nhiệt miệng nếu nhạy cảm với thành phần này. Sodium lauryl sulfate có tác dụng tạo bọt khi bạn đánh răng. Thành phần này có thể gây nhạy cảm ở niêm mạc má, khiến da bị bong tróc hoặc các kích ứng như nhiệt miệng.

Nếu bạn đã từng bị nhiệt miệng, hãy kiểm tra nhãn thành phần của kem đánh răng và nước súc miệng và chọn loại không chứa SLS.

Kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate dễ gây nhiệt miệng kéo dài

Kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate dễ gây nhiệt miệng kéo dài

Một số loại thuốc có thể gây ra nhiệt miệng

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Trong một vài trường hợp, các loại thuốc dùng để điều trị bệnh có thể gây nhiệt miệng bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chẹn beta, iodide, thuốc chống co giật,… Ngoài ra, xạ trị và thuốc dùng để điều trị ung thư (thuốc hóa trị) cũng có thể dẫn đến nhiệt miệng.

Nội tiết tố thay đổi

Phụ nữ tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Những thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai và mãn kinh là nguyên nhân gây nhiệt miệng thường xuyên ở nữ giới. Nhiều phụ nữ còn bị kích ứng nướu trong thời kỳ kinh nguyệt.

Ăn thực phẩm cay nóng hoặc cơ thể nhạy cảm với một số thức ăn

Một nguyên nhân phổ biến khác gây nhiệt miệng là ăn thức ăn quá cay nóng gây bỏng miệng hoặc lưỡi. Thực phẩm có tính axit như trái cây có múi họ cam quýt, cà chua, táo, sung, dâu tây và dứa,… có thể gây nhiệt miệng tái phát. Đồ ăn giòn, có gai, sắc nhọn như bánh snacks, kẹo cứng cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng do những vết thương nhỏ mà chúng có thể gây ra cho niêm mạc miệng khi nhai.

Một số loại thực phẩm hoặc chất phụ gia có thể gây kích ứng niêm mạc mỏng manh của miệng, dẫn đến hình thành các vết loét và nhiệt miệng liên tục, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm với một số thức ăn. Tuy không liên quan đến dị ứng nhưng nhiều người khá nhạy cảm với sô cô la, cà phê, trứng, các loại hạt, phô mai,…

Liên tục bị nhiệt miệng cũng có thể do thường xuyên ăn đồ cay, nóng

Liên tục bị nhiệt miệng cũng có thể do thường xuyên ăn đồ cay, nóng

Bị nhiệt miệng thường xuyên có nguy hiểm không?

Như đã nêu ở trên, nhiệt miệng đôi khi xuất hiện thường chỉ là biểu hiện của sự viêm nhiễm nhẹ và có thể tự lành. Nhưng đối với nhiệt miệng liên tục, kéo dài bạn cần biết rằng bệnh lý ung thư miệng cũng có biểu hiện là những vết loét niêm mạc miệng với thời gian vết loét tồn tại thường rất lâu ngay cả khi những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng đã không còn.

Do đó, trong một số trường hợp nếu nhiệt miệng xảy ra kèm theo những biểu hiện bất thường dưới đây thì bạn cần đến bệnh viện để thăm khám ngay:

  • Nhiệt miệng khiến bạn quá đau, cản trở và gây khó khăn trong nhiều sinh hoạt.
  • Vết loét do nhiệt miệng có kích thước lớn bất thường.
  • Nhiệt miệng kèm sốt cao.
  • Vết loét nhiệt miệng kéo dài hơn 3 tuần mà không có dấu hiệu hồi phục.
  • Nhiệt miệng tái lại quá thường xuyên dù bạn đã áp dụng nhiều biện pháp tự điều trị hoặc dùng thuốc, bôi gel.
Nếu nhiệt miệng kéo dài đi kèm sốt cao thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám

Nếu nhiệt miệng kéo dài đi kèm sốt cao thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám

Nên làm gì khi bị nhiệt miệng liên tục?

Khi bị nhiệt miệng liên tục, bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để làm dịu các triệu chứng của mình:

  • Tránh ăn đồ cay, mặn, chua cho đến khi vết loét lành lại.
  • Uống nhiều nước.
  • Giữ miệng luôn sạch sẽ.
  • Bôi gel sát trùng vào vết loét (lưu ý không tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ).
  • Súc miệng bằng nước ấm có chút muối, ngậm trong miệng tối đa 4 phút mỗi lần. Lặp lại khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng nước súc miệng không chứa sodium lauryl sulfate và cồn (tốt nhất là chứa chlorhexidine gluconate) 2 lần/ngày.
Làm gì khi bị nhiệt miệng liên tục? Bạn hãy súc miệng nước muối 3 – 4 lần/ngày

Làm gì khi bị nhiệt miệng liên tục? Bạn hãy súc miệng nước muối 3 – 4 lần/ngày

Một số lời khuyên để ngăn ngừa nhiệt miệng liên tục

  • Đánh răng 2 lần/ngày để giữ răng miệng sạch sẽ tối ưu. Tham khảo sử dụng thiết bị vệ sinh răng miệng thường được nha sĩ khuyên dùng như bàn chải điện và máy tăm nước để loại bỏ mảng bám tốt nhất, giữ cho miệng luôn sạch sẽ, tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh kích ứng mô.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả tươi.
  • Tránh ăn một số loại thực phẩm như sô cô la, thức ăn cay, cà phê, đậu phộng, hạnh nhân, dâu tây, phô mai, cà chua và bột mì nếu những món ăn này khiến bạn bị loét miệng.
  • Tránh hoặc hạn chế nhai kẹo cao su
  • Giảm tiêu thụ đồ uống có ga, thay vào đó hãy uống nhiều nước.
  • Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ uống rượu bia và hút thuốc lá.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiệt miệng liên tục

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiệt miệng liên tục

Qua bài viết trên, Siêu Thị Y Tế mong rằng bạn đã biết được nguyên nhân tại sao bị nhiệt miệng liên tục cũng như những cách phòng ngừa tình trạng này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc bài viết chia sẻ!



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!