Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là một loại tổn thương thần kinh có thể xảy ra đối với bệnh nhân tiểu đường. Lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh khắp cơ thể. Cùng tìm hiểu về những biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường để có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là gì?
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường là một biến chứng có thể xảy ra do lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài. Lượng đường trong máu cao làm tổn thương dây thần kinh và những dây thần kinh này có thể ngừng gửi thông điệp đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Tổn thương thần kinh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe từ tê nhẹ đến đau khiến người bệnh khó thực hiện các hoạt động bình thường.
Biến chứng thần kinh do tiểu đường là một bệnh lý phực tạp với nhiều biểu hiện tổn thường khác nhau, hay gặp nhất là ở thần kinh ngoại vi và thần kinh tự chủ.
Theo thông kê, thì có tới 60-70% người bệnh bị mắc tiểu đường có biến chứng thần kinh. Tuy nhiên, mức độ trầm trọng của bệnh phụ thuộc vào sợi thần kinh, thời gian mắc bệnh và mức độ ổn định đường huyết.
Biểu hiện biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường
Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường
Tổn thương thần kinh ngoại biên ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân, cẳng chân và cánh tay của người bệnh và đây là loại biến chứng thần kinh phổ biến nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Biến chứng này thường bắt đầu ở bàn chân, thường ở cả hai chân cùng một lúc.
Biến chứng thần kinh ngoại vi thường có biểu hiện đau, tê bì, bỏng rát, châm chích, mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân, cánh tay, bàn tay. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau hoặc tăng độ nhạy cảm, đặc biệt là vào ban đêm.
- Tê hoặc yếu.
- Các vấn đề nghiêm trọng về chân chẳng hạn như loét, nhiễm trùng và đau xương khớp.
Dấu hiệu bệnh thần kinh tự chủ
Biến chứng thần kinh tự chủ có nhiều triệu chứng nên khó nhận biết. Tổn thương thần kinh tự động ảnh hưởng đến tim, bàng quang, dạ dày, ruột, cơ quan sinh dục hoặc mắt của bạn. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Các vấn đề về bàng quang hoặc ruột có thể gây rò rỉ nước tiểu, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Buồn nôn, chán ăn và nôn.
- Những thay đổi trong cách mắt nhìn từ sáng sang tối.
- Giảm phản ứng tình dục, bao gồm khó cương cứng ở nam giới hoặc khô âm đạo ở phụ nữ.
Bệnh đơn thần kinh
Bệnh đơn thần kinh cũng là một biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường, thường xảy ra đối với những người bị tiểu đường lâu năm, có thể làm mất dấu hiệu hiện của các bệnh cấp tính như hạ đường huyết, nhồi máu cơ tim, tụt huyêt sáp khi thay đỏi tư thể đột ngột.
Bệnh đơn dây thần kinh có thể dẫn đến:
- Khó tập trung hoặc mắt nhìn thấy sự vật nhân đôi.
- Liệt một bên mặt.
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc ngón tay.
- Tay yếu dễ làm rơi đồ.
- Đau ở ống chân hoặc bàn chân.
- Điểm yếu gây khó khăn khi nâng phần trước của bàn chân (thả chân).
- Đau ở phía trước đùi.
Bệnh đám rối – rễ thần kinh
Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở đùi, hông, mông hoặc chân. Bệnh đám rối – rễ thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng và ngực. Các triệu chứng thường ở một bên cơ thể nhưng có thể lan sang bên kia, bao gồm:
- Đau dữ dội ở mông, hông hoặc đùi.
- Cơ đùi yếu và co rút.
- Khó vươn lên từ tư thế ngồi.
- Đau ngực hoặc thành bụng.
>> Bên cạnh gây biến chứng về thần kinh nếu không điều trị kịp thời bạn có thể gặp những biến chứng tiểu đường ở răng
Cách điều trị biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường
Bác sĩ hướng dẫn việc điều trị tập trung vào những điều sau đây:
– Làm chậm diễn tiến bệnh: Người bệnh phải luôn giữ lượng đường trong máu trong phạm vi an toàn để cải thiện một số triệu chứng hiện tại. Nhìn chung, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị mức đường huyết mục tiêu sau đây cho hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường:
- Từ 80 đến 130 mg/dL (4,4 và 7,2 mmol/L) trước bữa ăn.
- Dưới 180 mg/dL (10,0 mmol/L) hai giờ sau bữa ăn.
- A1C là 7,0% hoặc thấp hơn.
– Dùng thuốc theo toa bác sĩ để giảm triệu chứng biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.
– Điều trị giảm nhẹ các biến chứng và phục hồi chức năng đối với bệnh nhân có bệnh bàng quang thần kinh, đoạn chi,…
>> Xem thêm: 7+ Biến chứng đái tháo đường nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe
Cách phòng ngừa biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường
Giữ cho lượng đường trong máu càng gần phạm vi an toàn là cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Những việc khác người bệnh nên thực hiện:
- Giữ huyết áp dưới 140/90 mm Hg (hoặc theo mức mục tiêu mà bác sĩ đặt ra).
- Hoạt động thể chất thường xuyên với cường độ vừa phải.
- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
- Hạn chế hoặc tránh uống rượu.
- Ngừng hút thuốc hoặc không bắt đầu.
- Thực hiện theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
>> Tham khảo ngay cách trị tiểu đường tại nhà để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh
Thường xuyên kiểm tra đường huyết cũng là một phần quan trọng mà người bệnh nên làm. Điều này sẽ giúp bệnh nhân theo dõi được quá trình dùng thuốc của mình, phát hiện kịp thời dấu hiệu bất thường để tránh những biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Hãy mua ngay máy đo tiểu đường để dễ dàng theo dõi tình trạng bệnh tại nhà.
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Siêu Thị Y Tế chia sẻ đến bạn thông tin về những biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Mong rằng thông tin trên có ích cho bạn và gia đình của mình. Chúc bạn luôn vui vẻ và khỏe mạnh!