Huyết áp tâm thu và tâm trương là gì? Những điều cần biết

112

Huyết áp tâm thu và tâm trương là hai thành phần quan trọng của chỉ số huyết áp. Hiểu rõ về hai chỉ số này giúp bạn kiểm soát và duy trì sức khỏe tim mạch tốt hơn. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>> Tìm hiểu thêm: Các sản phẩm máy đo đường huyết giá tốt, chất lượng

Tìm hiểu huyết áp tâm thu và tâm trương

Khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử, bạn thường thấy hiển thị hai chỉ số là huyết áp tâm thu (tối đa) và huyết áp tâm trương (tối thiểu). Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của những chỉ số quan trọng này. 

  • Huyết áp tâm thu được hiểu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Chỉ số này được quan tâm nhiều hơn vì phản ánh khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Huyết áp tâm trương được định nghĩa là áp lực của máu lên thành động mạch khi tim giãn ra. Khác với huyết áp tâm thu, chỉ số này thường ít được chú ý hơn vì chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch, yếu tố khó thay đổi được.
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương chỉ số sức khỏe quan trọng

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương chỉ số sức khỏe quan trọng

Sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tạo ra áp lực cần thiết để tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không nên dưới 20 mmHg. Nếu chênh lệch dưới mức này, bác sĩ chẩn đoán là huyết áp kẹp cần phải xử lý cấp cứu ngay lập tức.

>>> Xem thêm: Cách hạ huyết áp cho người lớn tuổi?

Chỉ số huyết áp như thế nào là khoẻ mạnh?

Các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan quan trọng như tim, não, thận, cũng như sức khỏe tổng thể của cơ thể. Vậy huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương như thế nào được coi là bình thường?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp được xem là bình thường khi:

  • Huyết áp tâm thu với chỉ số dao động từ 90 đến 140 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương với chỉ số dao động từ 60 đến 90 mmHg.
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương bình thường vô cùng quan trọng

Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương bình thường vô cùng quan trọng

Huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu dưới 85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Ngược lại, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị cao huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Cách đo huyết áp tại nhà và các lưu ý mà bạn nên biết

Biện pháp duy nhất để biết chính xác chỉ số huyết áp là đo huyết áp và dụng cụ để đo huyết áp được gọi là huyết áp kế. Trong bệnh viện, huyết áp kế sử dụng nguyên tắc cơ học thường được nhân viên y tế đã qua đào tạo sử dụng để đo huyết áp. 

Khi đo huyết áp tại nhà, máy đo huyết áp điện tử tại các vị trí bắp tay hoặc cổ tay thường được ưa chuộng vì tính đơn giản, dễ sử dụng và các chỉ số huyết áp kèm với nhịp tim hiện rõ trên màn hình.

Máy đo huyết áp điện tử thường được sử dụng tại nhà

Máy đo huyết áp điện tử thường được sử dụng tại nhà

Tuy nhiên trước khi tự đo huyết áp tại nhà, bạn cần hiểu rằng huyết áp không phải lúc nào cũng ổn định mà thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe tại thời điểm đó. Các yếu tố như thay đổi vị trí, tư thế, uống cà phê, hút thuốc lá hoặc bị xúc động có thể làm huyết áp tăng lên.

Do đó để có kết quả đo huyết áp chính xác, bạn cần đo nhiều lần trong ngày và vào nhiều ngày khác nhau. Đo huyết áp sau khi ngồi nghỉ ít nhất 15 phút, trong môi trường yên tĩnh, không lo lắng hay căng thẳng và tránh dùng cà phê hoặc thuốc lá.

Ngoài ra, bạn nên ghi nhật ký các chỉ số huyết áp đo được bao gồm cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, nhịp tim. Nếu các chỉ số nằm ngoài giới hạn bình thường, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân. 

>>> Đọc ngay: Cao Huyết Áp Có Nên Uống Nhiều Nước Không? Hãy Cùng Tìm Hiểu

Cần làm gì để duy trì huyết áp ổn định

Để duy trì huyết áp ổn định, tránh tình trạng huyết áp thấp và cao, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm mỡ thừa trong cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước: Bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm giúp giảm tiêu thụ những chất giàu năng lượng có hại.
Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng đến huyết áp khá nhiều

Chế độ sinh hoạt ảnh hưởng đến huyết áp khá nhiều

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Bạn tránh xa rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe và duy trì huyết áp ổn định.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học: Bạn không nên làm việc quá nặng nhọc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể phục hồi.

Các câu hỏi thường gặp 

Tổng hợp một vài câu hỏi liên quan đến huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu để giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng quan. 

Sự thay đổi của huyết áp tâm thu và tâm trương khi tập thể dục là bình thường hay không?

Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của con người và cũng có tác động đáng kể đến huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi tập thể dục hàng ngày, cơ bắp hoạt động nhiều hơn và cần nhiều oxy hơn so với trong tình trạng nghỉ ngơi. 

Điều này khiến cho tim phải bơm máu mạnh mẽ hơn và nhanh hơn để cung cấp oxy cho cơ thể. Do đó, huyết áp tâm thu thường tăng lên trong khi tập luyện, trung bình từ 160 đến 220 mmHg trong khi vận động.

Thay đổi huyết áp khi tập thể dục là bình thường nhưng cần chú ý

Thay đổi huyết áp khi tập thể dục là bình thường nhưng cần chú ý

Tuy nhiên, nếu huyết áp tâm thu vượt quá 200 mmHg, nên ngừng tập ngay lập tức để tránh nguy cơ cho sức khỏe tim mạch. Khi kết thúc hoạt động thể dục, huyết áp thường trở lại bình thường trong vòng vài giờ.

>>> Tìm hiểu ngay: Người bị bệnh cao huyết áp uống trà đường được không?

Huyết áp tâm trương thấp có phản ánh vấn đề về sức khỏe không?

Huyết áp tâm trương thấp có thể phản ánh một số vấn đề về sức khỏe. Chỉ số này thấp dưới 90 mmHg, cơ thể sẽ gặp những vấn đề như chóng mặt, ngất xỉu, thiếu máu não, nguy cơ về tim và não. 

Stress và lo âu ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu và tâm trương như thế nào?

Stress và lo âu ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu vàtâm trương vô cùng lớn. Stress và lo âu làm cho cơ thể kích hoạt cơ chế phản ứng chiến đấu hoặc chạy trốn làm tăng sự co thắt của mạch máu dẫn đến tăng huyết áp tâm thu ngắn hạn. 

Ngoài ra, vấn đề này cũng làm cho cơ thể sản xuất nhiều hormone cortisol gây co thắt mạch máu và tăng huyết áp tâm trương. Tình trạng này nếu như kéo dài gây ra những tác động tiêu cực đến huyết áp. 

>>> Xem thêm: Ngâm chân nước gừng muối cho bé có an toàn không?

Với những thông tin chia sẻ về huyết áp tâm thu và tâm trương mong muốn mang đến cho bạn đọc nhiều điều hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch của bản thân và gia đình. Bạn có nhu cầu mua các thiết bị y tế chính hãng đừng bỏ qua Siêu Thị Y Tế thông qua số hotline 0985.9999.29. 



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!