Ho khan khó thở uống thuốc gì là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi đây là một trong những triệu chứng cảnh báo một số rối loạn trong cơ thể và nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc trong việc điều trị ho khan.
Ho khan khó thở là như thế nào?
Người bệnh có thể ho nhiều và mạnh, nhưng không có đờm để khạc ra hoặc không cảm thấy cần phải khạc. Điều này có thể gây khó chịu và cần được điều trị kịp thời.
Biểu hiện này cần được chú ý đến vì có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm tai, viêm thanh quản hay các bệnh phổi như xơ phổi, phù phổi, ung thư phổi và lao phổi. Ngoài ra, ho khan kéo dài cũng có thể do tác dụng của một số chất độc gây kích thích miễn dịch, tác dụng phụ của thuốc.
>>> Xem thêm: Máy đo huyết áp chính hãng, thương hiệu uy tín
Thuốc điều trị ho khan không kê đơn
Ho cấp tính nhiễm trùng đường hô hấp thường do virus gây ra là dạng phổ biến nhất. Để kiểm soát tình trạng ho cấp tính này, bệnh nhân có thể sử dụng nhiều loại thuốc không kê đơn giúp giảm cơn ho từ thuốc viên đến viên ngậm.
Thuốc giảm ho
Thuốc giảm ho như Dextromethorphan, giúp kiểm soát phản xạ ho và làm giảm số lần ho. Loại thuốc này thường hiệu quả hơn đối với ho “khan” do kích ứng gây ra. Để đảm bảo an toàn, bạn có thể sử dụng thuốc giảm ho với chiết xuất từ long não, dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà có nguồn gốc thiên nhiên rất được ưa chuộng.
Thuốc ho long đờm
Thuốc ho long đờm như Guaifenesin hoạt động bằng cách làm lỏng và làm cho đờm dễ ra hơn. Đây là một trong những loại thuốc cực kỳ hiệu quả đối với chứng ho “ướt”.
>>> Xem thêm: Người cao huyết áp uống trà đường được không?
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin và thông mũi như Chlorpheniramine, Clemastine và Pseudoephedrine giúp giảm dịch nhầy trong cổ họng và dừng chảy nước mũi. Tùy nhiên, thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ nên cần lưu ý khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Kết hợp các loại thuốc
Trên thị trường, có nhiều loại thuốc giảm ho khác nhau, mỗi loại có tác dụng và cơ chế hoạt động riêng. Một số loại thuốc phổ biến như Dextromethorphan, codein, Guaifenesin, acetylcystein,…khi kết hợp lại mang lại hiệu quả trong điều trị ho khan….
>>> Khám phá: Phương pháp ngâm chân nước gừng muối cho bé giúp giảm ho
Thuốc ho khan cần kê đơn
Nếu cơn ho đi kèm với các triệu chứng như sốt hoặc khó thở, bạn nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế để kiểm tra bởi có thể đây là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn. Bác sĩ dựa trên triệu chứng của bệnh nhân và hỗ trợ kê toa một số loại thuốc phổ biến.
Benzonatate
Benzonatate là loại thuốc chống ho không gây nghiện theo toa. Thuốc này làm tê liệt đường thở, phế nang trong phổi được FDA chấp thuận sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 10 tuổi trở lên. Liều dùng có thể lên đến 600 mg mỗi ngày, chia thành ba liều hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Thuốc hít
Thuốc hít cũng được bác sĩ kê trong toa thuốc như thuốc hít Albuterol trong trường hợp bệnh nhân bị các vấn đề như viêm phế quản cấp tính, tiếng thở khò khè,…giúp giảm triệu chứng ho.
>>> Tìm hiểu các sản phẩm máy thở khí dung tốt, hỗ trợ các bệnh về hô hấp tại đây: https://sieuthiyte.com.vn/blog/may-tho-khi-dung-nao-tot
Codein
Codein là loại thuốc giảm ho có tính gây nghiện, nên sử dụng trong thời gian ngắn và chỉ dành cho người lớn. Codein có thể gây ngủ gà, do đó cần cân nhắc sử dụng thuốc trước khi vận hành máy móc hoặc lái xe.
Những vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc trị ho
Sau khi tìm hiểu ho khan khó thở uống thuốc gì, bạn cũng cần biết những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng. Sau đây là một số điểm mà bạn cần chú ý khi dùng thuốc trị ho:
- Thời gian sử dụng: Thuốc làm loãng đờm, tan đờm không nên sử dụng vào buổi tối. Lý do là khi ngủ, hoạt động của những mao mạch ở niêm mạc phế quản giảm dễ gây ra ứ đọng đàm trong phổi.
- Đối tượng sử dụng: Thuốc ho chỉ nên được sử dụng trong trường hợp ho khan, không nên dùng cho những trường hợp có đờm và có các triệu chứng suy hô hấp. Để hạn chế tác dụng phụ, bạn nên sử dụng liều thấp nhất có thể trong thời gian ngắn nhất.
- Sử dụng đúng chỉ định: Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho, thích hợp cho ho khan kích thích gây khó chịu. Trong trường hợp có đờm, bác sĩ chỉ định thuốc làm loãng đờm hoặc tan đờm thay vì thuốc ho. Bạn không nên kết hợp thuốc trị ho với thuốc long đờm, vì điều này có thể làm tăng lượng đờm mà không giúp tăng phản xạ ho, dẫn đến khó khạc ra đờm.
- Sử dụng thuốc những vẫn không giảm: Ho khan kéo dài nhưng sử dụng các loại thuốc điều trị vẫn không hiệu quả tốt nhất là nên thăm khám tại cơ sở uy tín để xác định nguyên nhân. Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng tình hình thực tế của bệnh nhân để đảm bảo khắc phục hiệu quả tình trạng ho khan.
>>> Tìm hiểu ngay: Bệnh nhân cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?
Bên cạnh tìm hiểu, ho khan khó thở uống thuốc gì, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp phòng tránh sau khi đã điều trị. Để tránh các tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng đường hô hấp, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Dọn sạch bụi bẩn bên trong, bên ngoài nhà và giữ sạch sẽ không khí trong nhà bằng cách lau dọn thường xuyên.
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và sử dụng thiết bị lọc không khí nếu cần thiết để giảm bụi và mầm bệnh.
- Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản mãn tính. Bạn tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để giảm nguy cơ kích thích đường hô hấp và phổi.
- Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn thay đổi lối sống như ăn nhiều bữa nhỏ, hạn chế các thực phẩm có chất kích thích như đồ ăn chua, cay và có nhiều gas giúp giảm triệu chứng trào ngược.
- Bạn tránh nằm ngay sau khi ăn ít nhất 2-3 giờ, kê cao gối khi nằm ngủ.
- Tập thể dục và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus.
>>> Lưu ngay: Các biện pháp phòng chống muỗi đơn giản áp dụng ngay tại nhà
Với những thông tin chia sẻ ho khan khó thở uống thuốc gì mong muốn mang đến cho bạn đọc nhiều hữu bổ ích. Nếu có nhu cầu tìm mua máy thở khí dung chính hãng vui lòng liên hệ với Siêu Thị Y Tế thông qua số hotline 0985.9999.29 để được hỗ trợ nhanh nhất.