Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

481

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên vẫn còn không ít mẹ bầu thắc mắc rằng liệu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Tiếp tục đọc bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết về thắc mắc này bạn nhé.

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết cao (glucose) phát triển trong quá trình mang thai và thường biến mất sau khi sinh con. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường xuất hiện phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin – một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu để đáp ứng nhu cầu bổ sung trong thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và cả sau khi sinh. Nhưng rủi ro có thể giảm nếu tình trạng này được phát hiện sớm và quản lý tốt.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba

>> Nội dung liên quan:

Mang thai mà không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đế nguy hiểm cho cả mẹ và bé, bao gồm cả việc tăng khả năng phải phẫu thuật để sinh (gọi là sinh mổ).

Vậy mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Câu trả lời là CÓ. Tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường xuyên. Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu được phát hiện sớm sẽ giúp mẹ bầu thay đổi lối sống kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm mà mẹ bầu có thể gặp nếu không được phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ kịp thời:

Các biến chứng mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé

  • Cân nặng quá mức khi sinh ra: Nếu lượng đường trong máu của mẹ bầu cao hơn mức tiêu chuẩn thì em bé có thể phát triển với cân nặng quá mức. Những em bé quá lớn nặng từ 4kg trở lên có nhiều khả năng bị kẹt trong ống sinh, bị chấn thương khi sinh hoặc cần sinh mổ.
  • Sinh sớm (sinh non): Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hơn trước ngày dự sinh và sinh non; hoặc có thể phải sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
  • Khó thở nghiêm trọng: Trẻ sinh non có thể gặp hội chứng suy hô hấp — một tình trạng gây khó thở.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi trẻ sơ sinh có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ.
  • Béo phì và tiểu đường loại 2 sau này khi lớn lên: Trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 cao hơn.
  • Thai chết lưu: Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến tử vong ở trẻ trước hoặc ngay sau khi sinh.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng đến em bé như sinh non, khó thở

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây biến chứng đến em bé như sinh non, khó thở

>> Dành cho bạn:

Các biến chứng không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu

  • Huyết áp cao và tiền sản giật: Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao cũng như tiền sản giật — một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây ra huyết áp cao và các triệu chứng khác có thể đe dọa cả tính mạng của mẹ và bé.
  • Sinh con bằng phẫu thuật (sinh mổ): Mẹ bầu có nhiều khả năng phải sinh mổ hơn nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Bệnh tiểu đường trong tương lai: Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai sau và cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn khi già đi.
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu

Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu

Kết luận: Mẹ bầu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không? Việc tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là hết sức cần thiết và quan trọng để giữ an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi cùng sự phát triển khỏe mạnh của em bé về sau.

Khi nào nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Bên cạnh thắc mắc “Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?” thì không ít mẹ bầu băn khoăn về thời điểm thích hợp để thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ được thực hiện từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Bác sĩ có thể đưa ra khuyến nghị về thời gian xét nghiệm sớm hơn nếu mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao, bao gồm các trường hợp sau:

  • Mang thai sau tuổi 25.
  • Thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
  • Tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh khi mang thai.
  • Có thành viên trong gia đình mắc bệnh tiểu đường.
  • Bị tiền tiểu đường (tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao có thể gây ra bệnh tiểu đường).
  • Trong lần mang thai trước đã từng bị tiểu đường thai kỳ.
  • Trước đây đã sinh em bé nặng 4kg trở lên.
  • Mắc rối loạn nội tiết tố, đa nang buồng trứng.
  • Bị cao huyết áp.
  • Có một lượng lớn nước ối (chất lỏng bao quanh em bé trong tử cung).
Xét nghiệm nên được thực hiện từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ

Xét nghiệm nên được thực hiện từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ

Kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?

Kết quả xét nghiệm chỉ số tiểu đường thai kỳ được kết luận là bình thường nếu:

  • Kết quả kiểm tra đường huyết lúc đói của mẹ bầu < 92 mg/dL (5,1 mmol/L).
  • Kết quả kiểm tra đường huyết sau nghiệm pháp 1 giờ < 180 mg/dL (10 mmol/L).
  • Kết quả kiểm tra đường huyết sau nghiệm pháp 2 giờ < 153 mg/dL (8,5 mmol/L).

Nếu có một mẫu máu được xét nghiệm ra có chỉ số bằng hoặc cao hơn thang chỉ số nêu trên thì mẹ bầu được kết luận mắc tiểu đường thai kỳ, cụ thể như sau:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói > 126mg/dL (7mmol/L).
  • Chỉ số đường huyết bất kỳ > 200mg/dL (11,1 mmol/L).
Bảng tham khảo kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Bảng tham khảo kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Một số lời khuyên để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ là thực hiện lối sống với những thói quen lành mạnh trước khi mang thai. Đặc biệt nếu bạn đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, duy trì lối sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh này trong những lần mang thai sau hoặc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai. Dưới đây là một số lời khuyên để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo. Bổ sung nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Uống nước lọc, nước ép trái cây tươi không thêm đường; tránh uống nước ngọt có gas và đồ uống nhiều đường.
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục vừa phải trong 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. Bạn có thể đi bộ nhanh, bơi, yoga,…
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Tăng cân khi mang thai là điều bình thường nhưng tăng cân quá nhiều và quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy nên mẹ bầu cần cố gắng giữ cân nặng hợp lý bằng việc kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo bác sĩ sản khoa về mức tăng cân hợp lý trong khi mang thai.
  • Chủ động kiểm tra đường huyết với máy đo đường huyết tại nhà: Thường xuyên kiểm tra đường huyết để biết được lượng đường trong máu có ở mức bình thường không sẽ giúp mẹ bầu phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ.
Phụ nữ mang thai nên trang bị sẵn máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi thường xuyên

Phụ nữ mang thai nên trang bị sẵn máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi thường xuyên

>> Dành cho bạn:

Tham khảo ngay 2 mẫu máy đo đường huyết có độ chính xác cao được nhiều người tin dùng:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?”. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất