Vỡ tĩnh mạch nguy hiểm đến sức khỏe như thế nào?

892

Chứng giãn tĩnh mạch gây cho người bệnh cảm giác đau nhức và khó chịu, nhưng nếu không được điều trị thì tình trạng này sẽ tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn và thậm chí có thể gây vỡ tĩnh mạch. Vậy bạn có biết bệnh vỡ tĩnh mạch chân là gì và nó nguy hiểm như thế nào chưa? Tìm hiểu ngay trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

Bệnh vỡ tĩnh mạch là gì?

Vỡ tĩnh mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tĩnh mạch có thể vỡ ra do tăng áp lực trong tĩnh mạch. Sự tích tụ áp lực này làm cho thành tĩnh mạch căng ra, khiến nó yếu đi và dễ bị vỡ đột ngột. Vỡ tĩnh mạch có thể chảy máu vào các mô và qua bề mặt da, đặc biệt nếu da mỏng.

Vì tình trạng suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân nên đây là vị trí rất hay gặp vỡ tĩnh mạch và dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Ngoài ra, vỡ tĩnh mạch chân có thể xảy ra bất cứ khi nào khi tĩnh mạch bị đè nén áp lực quá mức.

Vỡ tĩnh mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Vỡ tĩnh mạch là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Vỡ tĩnh mạch có nguy hiểm không? 

Vỡ tĩnh mạch thường xảy ra theo một trong hai cách:

  • Áp lực từ tĩnh mạch mở rộng làm cho lớp da mỏng manh phía trên bị phá vỡ, để lộ tĩnh mạch, dẫn đến vỡ. Một khi da bị rách, một vết thương hở được gọi là vết loét tĩnh mạch sẽ phát triển. Sau đó, vùng da xung quanh tĩnh mạch bị vỡ trở nên cứng lại và có màu sẫm do các tế bào máu bị rò rỉ và vỡ ra.
  • Vết loét tĩnh mạch hiện tại trở nên trầm trọng hơn, ăn mòn tĩnh mạch giãn xung quanh, khiến tĩnh mạch bị vỡ.

Có 2 trường hợp vỡ tĩnh mạch bao gồm:

  • Vỡ bên trong: Tĩnh mạch bị vỡ nhưng da không bị vỡ, các triệu chứng bao gồm bầm tím, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Nếu bạn gặp những triệu chứng này, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức để tránh mất máu quá nhiều và các biến chứng khác.
  • Vỡ bên ngoài: Giãn tĩnh mạch bị vỡ và da bị rách, chảy máu nhiều sẽ xảy ra. Vì các tĩnh mạch bị vỡ do áp lực quá mức, chảy máu có thể rất nhanh và nhiều. Nếu không được chăm sóc y tế có thể dẫn đến mất máu nghiêm trọng và đương nhiên mất máu quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.
Vỡ tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Vỡ tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch mắc bệnh tim mạch và sử dụng thuốc làm loãng máu có nguy cơ cao bị mất máu nghiêm trọng khi giãn tĩnh mạch bị vỡ. Giãn tĩnh mạch nằm trên vùng xương như đầu gối hoặc xương mắt cá chân cũng có thể dễ bị vỡ và chảy máu hơn. Ngoài ra, uống quá nhiều rượu sẽ làm giãn mạch máu và có thể khiến tình trạng vỡ tĩnh mạch trầm trọng hơn.

Bất kể ai bị suy giãn tĩnh mạch đều có thể bị vỡ tĩnh mạch và đối tượng của biến chứng này ngày càng xảy ra nhiều hơn bao gồm từ người già, người trẻ đến phụ nữ mang thai,… Do đó, điều quan trọng là cần biết cách phòng ngừa vỡ tĩnh mạch để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tử vong.

Bất kể ai bị suy giãn tĩnh mạch đều có thể bị vỡ tĩnh mạch

Bất kể ai bị suy giãn tĩnh mạch đều có thể bị vỡ tĩnh mạch

Cách phòng ngừa vỡ tĩnh mạch

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng vỡ tĩnh mạch là điều trị suy giãn tĩnh mạch. Điều trị giãn tĩnh mạch không chỉ giúp ích cho sức khỏe tổng thể của bạn mà còn có thể giúp bạn tránh được một số rủi ro nghiêm trọng tiềm ẩn lâu dài như vỡ tĩnh mạch hoặc loét chân.

Dưới đây là một số cách hữu ích:

  • Mang vớ giãn tĩnh mạch. Đây là loại vớ có tác dụng tạo lực nén vừa phải lên chân để giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau và sưng do giãn tĩnh mạch gây ra.
  • Cố gắng nâng chân cao khi nằm, tránh đứng hay ngồi quá lâu, thử thực hiện các bài tập tăng sức mạnh, hít thở sâu,…
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Tránh hút thuốc, uống rượu bia.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế bị táo bón.

Ngoài ra cũng có một số phương pháp điều trị y tế cho chứng giãn tĩnh mạch đang được áp dụng phổ biến bao gồm:

  • Tiêm thuốc tại chỗ để tiến hành xơ hóa lòng tĩnh mạch.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch nông bị giãn.
  • Điều trị suy tĩnh mạch bằng nhiệt bao gồm sử dụng sóng cao tần và liệu pháp laser nội tĩnh mạch.

Xem ngay để biết thêm các biến chứng suy giãn tĩnh mạch gây nguy hiểm cho người bệnh

Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ và cố gắng tập luyện để giúp tĩnh mạch luôn khỏe mạnh

Duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ và cố gắng tập luyện để giúp tĩnh mạch luôn khỏe mạnh

Cần làm gì khi bị vỡ tĩnh mạch?

Điều đầu tiên cần làm khi bị vỡ tĩnh mạch là gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ đợi, người thân hoặc người bệnh có thể thực hiện xử lý tình huống theo những bước như sau:

  • Nâng cao chân bị chảy máu lên một chồng gối hoặc lên tường hay bất cứ vật dụng nào ngay tại thời điểm vỡ tĩnh mạch xảy ra. Điều này sẽ giúp giảm sưng và mất máu.
  • Lấy khăn mềm hoặc gạc đè ép lên chỗ đang bị chảy máu. Điều này sẽ giúp làm chậm hoặc ngừng chảy máu trong khi chờ cấp cứu đến.
  • Sau 30 phút thì kiểm tra lại khu vực tĩnh mạch bị vỡ có còn chảy máu không. Lưu ý quan trọng là chỉ đứng dậy khi máu đã ngưng chảy hoàn toàn.
  • Cho dù tĩnh mạch đã ngừng chảy máu, bệnh nhân cũng cần phải giữ khăn đè ép lên khu vực này cho đến khi nào nhân viên cấp cứu đến.
Hướng dẫn cách xử lý khi bị vỡ tĩnh mạch chân

Hướng dẫn cách xử lý khi bị vỡ tĩnh mạch chân

Tham khảo ngay các sản phẩm vớ y khoa hiện đang được bán tại Siêu Thị Y Tế với giá ưu đãi hấp dẫn!

vo y khoa1579161054.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A
Giá bán tham khảo: 760.000đ

m1170a min1608285060.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A
Giá bán tham khảo: 650.000đ

m1150a min1608284967.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A
Giá bán tham khảo: 380.000đ

m2050a min1608286548.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Cotton - Art.M2050A
Giá bán tham khảo: 590.000đ

Xem nhiều hơn các sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc vỡ tĩnh mạch là gì, vỡ tĩnh mạch có nguy hiểm không và cách xử lý khi tình trạng này xảy ra. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết từ Siêu Thị Y Tế và chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất