Tổng hợp thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch và cách điều trị

1644

Bệnh giãn tĩnh mạch đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân, biến chứng của bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị thích hợp.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Bệnh tĩnh mạch (hay còn gọi là suy tĩnh mạch hoặc trào ngược tĩnh mạch) xảy ra nếu các van trong tĩnh mạch bị hư hỏng, khiến máu chảy ngược lại ở chân. Do trọng lực tác dụng lên chân nhiều hơn các bộ phận khác của cơ thể nên các thành tĩnh mạch này chịu áp lực rất lớn. Khi máu không thể được đưa trở lại đúng cách qua tĩnh mạch, nó có thể đọng lại, dẫn đến cảm giác nặng nề, mệt mỏi, từ đó gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch và các thay đổi khác trên da.

Giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch xoắn có thể có màu xanh hoặc đỏ. Các tĩnh mạch lớn hơn có thể trông giống như dây thừng và làm cho da lồi ra. Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở đùi, mặt sau và mặt trước của bắp chân hoặc mặt trong của chân gần mắt cá chân và bàn chân. Khi mang thai, chứng giãn tĩnh mạch có thể xảy ra xung quanh đùi trong, vùng dưới xương chậu và mông.

Giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch xoắn có thể có màu xanh, đỏ hoặc màu da

Giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch xoắn có thể có màu xanh, đỏ hoặc màu da

Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van trong tĩnh mạch ngừng hoạt động bình thường để máu chảy ngược lại. Máu tụ lại ở khu vực bên dưới van bị ảnh hưởng khiến tĩnh mạch giãn ra. Giãn tĩnh mạch xuất hiện dưới da với dạng các đường màu xanh lục, có thể phình ra hoặc xoắn và méo mó.

Một số yếu tố rủi ro gây bệnh giãn tĩnh mạch gồm: lớn tuổi, tiền sử gia đình, phụ nữ (phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới, có thể do nội tiết tố nữ làm cho thành tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn và các van dễ bị rò rỉ hơn), béo phì, thai kỳ, cục máu đông (huyết khối), chấn thương hoặc viêm tĩnh mạch, táo bón mãn tính có thể góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch trực tràng (bệnh trĩ).

Các yếu tố lối sống cũng là một nguyên nhân và những người có công việc phải đứng trong thời gian dài như y tá, tiếp viên hàng không, giáo viên,… có nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch cao hơn.

Phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới có thể do nội tiết tố nữ làm thành tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn

Phụ nữ dễ bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới có thể do nội tiết tố nữ làm thành tĩnh mạch giãn ra nhiều hơn

Các loại giãn tĩnh mạch thường gặp

Có 5 loại giãn tĩnh mạch phổ biến nhất, bao gồm:

  • Giãn tĩnh mạch chân (chi dưới): Máu bị dồn và ứ lại ở chân nên máu không thể tuần hoàn về tĩnh mạch chủ để quay về tim như bình thường. Tình trạng này dẫn đến giãn tĩnh mạch ở chân với thành tĩnh mạch giãn nở khi bạn phải đứng lâu, ít vận động cẳng chân.
  • Giãn tĩnh mạch tay (chi trên): Cũng xuất phát từ việc van tĩnh mạch hoạt động kém, dẫn đến giảm lưu thông làm máu khó trở về tim để tuần hoàn. Lòng tĩnh mạch có kích thước lớn hơn, tĩnh mạch tại tay bị giãn ra.
  • Giãn tĩnh mạch nông: Cũng tương tự như giãn tĩnh mạch chi trên và chi dưới, nhưng tĩnh mạch nông thường nằm gần bề mặt da tạo nên mạch máu nổi, xoắn và thường có màu tím hoặc xanh.
  • Giãn tĩnh mạch dạng lưới: Đây là tình trạng suy giãn tĩnh mạch với sự xuất hiện đồng thời của một nhóm các tĩnh mạch nằm gần nhau, tạo nên mảng lưới màu đỏ và nổi rõ lên trên da.
  • Giãn tĩnh mạch dạng sợi (telangiectasia): Các cụm tĩnh mạch nhỏ nằm cạnh nhau bị suy giãn, thường xuất hiện trên da, biểu hiện qua các cụm màu xanh hoặc đỏ. Một điểm khác biệt của giãn tĩnh mạch sợi so với các loại khác là những tĩnh mạch này không nổi lên bề mặt da.

Ngoài ra, cũng có cách phân loại giãn tĩnh mạch khác theo sự xuất hiện của tĩnh mạch và triệu chứng đi kèm:

  • Chỉ riêng các tĩnh mạch nổi lên: Giãn tĩnh mạch có thể nhìn thấy, hơi xanh và phồng lên. Tĩnh mạch giống như sợi chỉ nhỏ hoặc tĩnh mạch dạng lưới không có triệu chứng đáng chú ý nào khác (ví dụ: không sưng hoặc đau nhói).
  • Các tĩnh mạch nổi rõ và có triệu chứng: Giãn tĩnh mạch có thể nhìn thấy rõ trên da và đi kèm các triệu chứng là phồng lên kèm theo đau, sưng, ngứa,…
  • Chỉ có triệu chứng: Không có tĩnh mạch bất thường nhìn thấy được nhưng có cảm giác đau, sưng, nhói,…
Các loại giãn tĩnh mạch thường gặp

Các loại giãn tĩnh mạch thường gặp

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Các cấp độ của bệnh giãn tĩnh mạch được chia theo mức độ từ C0 đến C6, tùy theo tình trạng và giai đoạn phát triển bệnh. Cụ thể như sau:

  • C0: Chưa thể quan sát hoặc sờ thấy tĩnh mạch được vì không có biểu hiện bệnh lý.
  • C1: Suy giãn tĩnh mạch dạng mạng nhện hoặc dạng lưới, có đường kính < 3mm.
  • C2: Tĩnh mạch bị giãn có đường kính trên 3mm.
  • C3: Chưa có biến đổi trên da nhưng chi dưới bị phù.
  • C4: Xuất hiện biến đổi trên da gồm 2 loại là C4a (rối loạn sắc tố/chàm tĩnh mạch) và C4b (xơ mỡ da/teo trắng của Milian).
  • C5: Xuất hiện biến đổi trên da và loét (đã lành sẹo).
  • C6: Xuất hiện biến đổi trên da và loét đang phát triển.
Các cấp độ của bệnh giãn tĩnh mạch được chia theo mức độ từ C0 đến C6

Các cấp độ của bệnh giãn tĩnh mạch được chia theo mức độ từ C0 đến C6

Các biến chứng có thể gặp khi bị giãn tĩnh mạch

Các biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch mặc dù hiếm gặp như có thể bao gồm:

  • Loét: Các vết loét gây đau có thể hình thành trên da gần các tĩnh mạch bị giãn, đặc biệt là gần mắt cá chân. Các vết đốm đổi màu trên da thường bắt đầu trước khi vết loét hình thành.
  • Các cục máu đông: Đôi khi, các tĩnh mạch nằm sâu trong chân trở nên to ra và có thể gây đau và sưng chân. Bạn nên thăm khác ngay nếu bị đau hoặc sưng chân dai dẳng vì đó có thể là dấu hiệu của cục máu đông.
  • Chảy máu: Thỉnh thoảng, các tĩnh mạch gần da vỡ ra.
Các biến chứng phổ biến của bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm loét, cục máu đông và chảy máu

Các biến chứng phổ biến của bệnh giãn tĩnh mạch bao gồm loét, cục máu đông và chảy máu

Cách điều trị giãn tĩnh mạch

Điều trị tại nhà

Các bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thực hiện một số thay đổi lối sống để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, chủ yếu là vận động cơ thể để giúp cải thiện lưu lượng máu ở tĩnh mạch chân. Một số lời khuyên bao gồm:

  • Không đứng hoặc ngồi trong thời gian dài mà không vận động.
  • Không đi giày cao gót trong thời gian dài.
  • Kê cao chân khi ngồi, nghỉ hoặc ngủ (lý tưởng nhất là cao hơn tim).
  • Không bắt chéo chân ở đầu gối hoặc mắt cá chân.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất để di chuyển chân, giúp cải thiện cơ bắp.

Vớ giãn tĩnh mạch cũng là một lựa chọn tốt để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Bằng cách tạo một áp lực vừa đủ vào chân, vớ giãn tĩnh mạch giúp cải thiện lưu thông máu và giảm sưng tấy. Ngoài ra, vớ giãn tĩnh mạch còn có thể ngăn ngừa sự hình thành của chứng giãn tĩnh mạch mới, giảm đau và khó chịu liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch hiện có. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên mang vớ giãn tĩnh mạch hàng ngày (lý tưởng là ít nhất 4 giờ/ngày).

Xem thêm các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà hiệu quả bạn nên thử để chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Sử dụng vớ y khoa là một lựa chọn tốt để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Sử dụng vớ y khoa là một lựa chọn tốt để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Điều trị theo phương pháp y tế

Phần lớn bệnh giãn tĩnh mạch có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật, bao gồm các liệu pháp sau đây:

  • Liệu pháp xơ hóa dưới hướng dẫn siêu âm (UGS): Một kỹ thuật mới được áp dụng để điều trị búi tĩnh mạch giãn lớn. Mục tiêu của UGS là cải thiện diện mạo bên ngoài của những búi tĩnh mạch giãn.
  • Cắt bỏ nội tĩnh mạch (EVA): Kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu cho chứng giãn tĩnh mạch. EVA sử dụng tần số vô tuyến để đốt và đóng các tĩnh mạch bị giãn ở chân.
  • Liệu pháp xơ cứng: Phương pháp điều trị bằng cách tiêm một dung dịch xơ đặc biệt vào tĩnh mạch, làm co lại, xẹp hoặc phân hủy theo thời gian tĩnh mạch bị giãn biến mất.

Trong khi các phương pháp không cần phẫu thuật hiện là phương pháp điều trị thích hợp nhất cho phần lớn bệnh nhân bị bệnh giãn tĩnh mạch, nhưng trong nhiều trường hợp thì phẫu thuật đôi khi vẫn được chỉ định. Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch là một lựa chọn cho những bệnh nhân không phù hợp với EVA hoặc UGS. Bác sĩ sẽ tạo ra vết cắt nhỏ ở háng (đầu trên cùng) và đầu dưới (trên mắt cá) của tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Tĩnh mạch này được buộc lại để ngăn máu chảy qua nó và sau đó được kéo (lột) ra khỏi chân một cách cẩn thận thông qua các vết rạch. Thủ tục này yêu cầu gây mê toàn thân.

Một số phương pháp y tế điều trị giãn tĩnh mạch

Một số phương pháp y tế điều trị giãn tĩnh mạch

Cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

Thay đổi lối sống và điều chỉnh một số thói quen thường ngày là những điều bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch:

  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
  • Tránh mặc quần áo chật bó sát chân, háng hoặc eo. Ví dụ: quần tất cao đến đầu gối.
  • Tránh bị táo bón bằng cách ăn chế độ ăn nhiều chất xơ.
  • Khi đứng trong thời gian dài, hãy chuyển trọng lượng của bạn từ chân này sang chân kia cứ sau vài phút.
  • Nâng cao chân trong thời gian ngắn vài lần trong ngày bằng cách kê gối dưới chân.
Cố gắng nâng cao chân trong thời gian ngắn vài lần để ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

Cố gắng nâng cao chân trong thời gian ngắn vài lần để ngăn ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

Tham khảo ngay các sản phẩm vớ y khoa hiện đang được bán tại Siêu Thị Y Tế với giá ưu đãi hấp dẫn!

vo y khoa1579161054.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A
Giá bán tham khảo: 760.000đ

m1170a min1608285060.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A
Giá bán tham khảo: 650.000đ

3 min1567997422.nv

Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A
Giá bán tham khảo: 410.000đ

Xem nhiều hơn các sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh giãn tĩnh mạch. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã đón đọc và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm: 



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.