5 Biến chứng suy giãn tĩnh mạch gây nguy hiểm cho người bệnh

802

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện khi người bệnh không được điều trị bệnh đúng cách. Có nhiều biến chứng khác nhau, tuy nhiên có một số biến chứng cực kỳ nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tìm hiểu ngay 5 biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân và cách phòng ngừa hiệu quả.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tĩnh mạch xoắn, mở rộng. Bất kỳ tĩnh mạch nào gần bề mặt da đều có thể bị giãn tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch thường phổ biến ở chân vì đứng và đi nhiều sẽ làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của phần dưới cơ thể.

Đối với nhiều người, chứng suy giãn tĩnh mạch là một tình trạng nhẹ, chỉ đơn giản là vấn đề thẩm mỹ. Nhưng đối với một số người khác, giãn tĩnh mạch có thể gây đau nhức, khó chịu và còn dẫn đến các biến chứng suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm nếu không biết cách điều trị kịp thời.

Giãn tĩnh mạch có thể gây đau nhức và dẫn đến biến chứng suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm

Giãn tĩnh mạch có thể gây đau nhức và dẫn đến biến chứng suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch phát triển khi các van nhỏ bên trong tĩnh mạch ngừng hoạt động bình thường. Trong một tĩnh mạch khỏe mạnh, máu chảy về tim rất dễ dàng. Máu được ngăn không cho chảy ngược lại bằng một loạt các van nhỏ đóng mở để máu đi qua.

Nếu các van suy yếu hoặc bị hư hỏng, máu có thể chảy ngược và tích tụ trong tĩnh mạch, cuối cùng khiến tĩnh mạch bị sưng và to ra. Một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch bao gồm: mang thai, thừa cân, tuổi già.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc chứng suy giãn tĩnh mạch

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc chứng suy giãn tĩnh mạch

Biến chứng suy giãn tĩnh mạch phổ biến nhất

Viêm tắc tĩnh mạch bề mặt (STP)

Viêm tắc tĩnh mạch là sưng và viêm tĩnh mạch do cục máu đông gây ra. Các triệu chứng sau đây thường liên quan đến viêm tắc tĩnh mạch:

  • Viêm (sưng) ở phần cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Đau ở phần cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Da đỏ, ấm và đau trên tĩnh mạch.
  • Thường có thể sờ thấy một “nút cứng” hoặc cục u trong tĩnh mạch.

STP là biến chứng giãn tĩnh mạch chân phổ biến vì máu bị dồn lại và không lưu thông tốt. STP thường có thể được điều trị bằng aspirin hoặc thuốc chống viêm khác để giảm đau và viêm, mang vớ y khoa, chườm lạnh/ấm cũng có thể giảm viêm và khó chịu. Cảm giác khó chịu thường được cải thiện trong vòng 6 tuần nhưng nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể mất vài tháng để điều trị.

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Nếu cục máu đông trong tĩnh mạch giãn gần tĩnh mạch sâu hoặc tĩnh mạch lỗ, nó có thể lan vào hệ thống tĩnh mạch sâu, gây ra DVT. Ngoài ra, cục máu đông do giãn tĩnh mạch có thể mở rộng thành tĩnh mạch lỗ và di chuyển đến hệ thống tĩnh mạch sâu. 

Người bệnh nên kiểm tra bằng cách siêu âm xem các cục máu đông trên bề mặt để xác định có DVT hay không, xác định chính xác vị trí và mức độ của cục máu đông trên bề mặt xem nó có ở gần tĩnh mạch sâu hoặc tĩnh mạch thủng không. Nếu đúng như vậy, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng chất làm loãng máu hoặc siêu âm nối tiếp để theo dõi cục máu đông.

Xem thêm: Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới: Nguyên nhân và cách điều trị 

Cục máu đông trong tĩnh mạch giãn gần tĩnh mạch sâu gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu

Cục máu đông trong tĩnh mạch giãn gần tĩnh mạch sâu gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu

Xuất huyết tĩnh mạch tự phát

Giãn tĩnh mạch không được điều trị có nguy cơ vỡ tĩnh mạch gây chảy máu. Theo thời gian, các tĩnh mạch bị giãn lớn hơn, thành tĩnh mạch trở nên yếu. Những tĩnh mạch vốn đã yếu này cũng phải chịu áp lực cao khiến các tĩnh mạch tự vỡ và chảy máu nhiều. 

Hầu hết bệnh nhân cho biết biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân này xảy ra trong hoặc sau khi tắm nước ấm (nước ấm làm cho các tĩnh mạch giãn ra, cho phép nhiều máu chảy trong tĩnh mạch hơn) hoặc trong khi ngủ. 

Những bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu có thể bị mất một lượng máu lớn, đặc biệt nếu tình trạng này xảy ra khi họ đang ngủ. Thậm chí một số người đã phải truyền máu. Các tĩnh mạch mạng nhện nhỏ màu xanh xung quanh mắt cá chân cũng có nguy cơ bị vỡ như các tĩnh mạch phồng lớn hơn.

Giãn tĩnh mạch không được điều trị có nguy cơ chảy máu và vỡ tự phát

Giãn tĩnh mạch không được điều trị có nguy cơ chảy máu và vỡ tự phát

Loét tĩnh mạch chân

Loét chân là biến chứng suy giãn tĩnh mạch nặng nhất, còn được gọi là loét tĩnh mạch ở chân. Biến chứng này xảy ra do áp lực lâu dài trong tĩnh mạch chân, do trào ngược tĩnh mạch qua các van bị lỗi, tắc nghẽn trong tĩnh mạch sâu hoặc do không thể sử dụng cơ bắp chân.

Trào ngược tĩnh mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây loét chân tĩnh mạch. Áp lực gia tăng trong tĩnh mạch chân gây ra phản ứng viêm. Tình trạng viêm sau đó gây ra những thay đổi trên da, thường là quanh mắt cá chân. Quá trình viêm sẽ làm cho vùng da quanh mắt cá chân chuyển sang màu nâu hoặc đổi màu và cuối cùng vùng da này sẽ bị nứt ra.

Chứng ứ đọng tĩnh mạch

Những thay đổi về da do ứ đọng tĩnh mạch dẫn đến vùng da xung quanh trở nên sẫm màu hơn. Biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân này thường đi kèm với sưng to, ngứa, do viêm da và xuất hiện với bệnh tĩnh mạch mãn tính. Tiến triển có thể dẫn đến loét.

Ứ đọng tĩnh mạch là biến chứng giãn tĩnh mạch chân đi kèm với sưng to và ngứa

Ứ đọng tĩnh mạch là biến chứng giãn tĩnh mạch chân đi kèm với sưng to và ngứa

Cách ngăn ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Có một số cách mà bạn có thể dễ dàng thực hiện để tăng cường lưu lượng máu ở chân. Từ đó có thể ngăn ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch chân. Thử ngay những cách sau đây:

Tập thể dục thường xuyên

Cơ bắp chân giúp tĩnh mạch đẩy máu về tim. Điều này sẽ rất tốt vì cơ bắp đang hoạt động chống lại trọng lực. Bất kỳ bài tập chân nào cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của chứng giãn tĩnh mạch mới.

Xem ngay: Bệnh giãn tĩnh mạch tập thể dục như thế nào?

Giảm cân

Bạn đang gây thêm căng thẳng cho đôi chân của mình nếu bạn thừa cân hoặc béo phì. Giảm cân cũng có thể ngăn hình thành chứng giãn tĩnh mạch mới cùng những biến chứng suy giãn tĩnh mạch. Có rất nhiều lợi ích của việc giảm cân ngoài việc giúp điều trị chứng giãn tĩnh mạch như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.

Tránh đứng hoặc ngồi lâu

Nhân viên văn phòng ngày nay có nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch cao hơn hoặc dễ dẫn đến những biến chứng suy giãn tĩnh mạch. Hãy nghỉ ngơi ít nhất nửa giờ một lần và đứng dậy đi lại một lúc. Điều này buộc các cơ ở chân phải di chuyển máu về tim nhiều hơn so với khi bạn ở tư thế tĩnh tại. 

Giảm cân có thể ngăn những biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Giảm cân có thể ngăn những biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Không mặc quần áo bó sát

Quần áo quá chật và bó sát có thể gây thêm áp lực lên chân, khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên tồi tệ hơn.

Cố gắng nâng cao chân

Khi có thể, hãy đặt chân lên ghế hoặc kê cao chân sao cho máu có thể chảy ngược về tim. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có một công việc đòi hỏi bạn phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

Sử dụng vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch

Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa tốt biến chứng suy giãn tĩnh mạch. Bạn có thể mua vớ giãn tĩnh mạch có độ nén phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Vớ y khoa cung cấp áp lực lên mắt cá chân và cẳng chân giúp máu di chuyển ngược về tim, từ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch.

Sử dụng vớ y khoa để điều trị và phòng ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Sử dụng vớ y khoa để điều trị và phòng ngừa biến chứng suy giãn tĩnh mạch

Tham khảo ngay các sản phẩm vớ y khoa hiện đang được bán tại Siêu Thị Y Tế với giá ưu đãi hấp dẫn!

vo y khoa1579161054.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A
Giá bán tham khảo: 760.000đ

m1170a min1608285060.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A
Giá bán tham khảo: 650.000đ

m1150a min1608284967.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A
Giá bán tham khảo: 380.000đ

m2050a min1608286548.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón Class II - Cotton - Art.M2050A
Giá bán tham khảo: 590.000đ

Xem nhiều hơn các sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY

Siêu Thị Y Tế đã chia sẻ đến bạn 5 biến chứng suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm và phổ biến nhất. Mong rằng thông tin trên có thể giúp ích cho bạn và gia đình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi!

Xem thêm các cách điều trị bệnh để phòng ngừa biến chứng giãn tĩnh mạch:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất