Bài tập giãn tĩnh mạch chân giúp duy trì lưu lượng máu khỏe mạnh, tăng cường sức mạnh và cải thiện sự các khó chịu liên quan đến chứng giãn tĩnh mạch. Mặc dù các vận động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc đạp xe sẽ là những lựa chọn tuyệt vời, nhưng cũng có một số bài tập cho người bị giãn tĩnh mạch chân khác mà bạn nên tham khảo để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
Tập thể dục có chữa suy giãn tĩnh mạch chân không?
Rất nhiều người băn khoăn không biết việc thực hiện các bài tập thể dục cho người giãn tĩnh mạch chân có chữa bệnh được không? hay các bài tập chữa suy giãn tĩnh mạch chân có tốt không? Câu trả lời là việc tập luyện không phải là phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch.
Tuy nhiên, bằng cách thực hiện một số bài tập nhất định, bạn có thể giảm được các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch như giảm sưng và giảm đau. Mặc dù không chữa khỏi chứng giãn tĩnh mạch, nhưng tập thể dục có thể giúp cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ phát triển thêm.
Gợi ý bài tập giãn tĩnh mạch chân
Tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân bằng cách nhón chân
Để nhón chân ở tư thế đứng, hãy đứng trước một bức tường hoặc một vật chắc chắn mà bạn có thể đặt lòng bàn tay lên.
Hai chân cách nhau một chút, nâng gót chân lên cho đến khi bạn giữ thăng bằng trên các ngón chân và giữ tư thế này trong vài giây.
Từ từ hạ gót chân xuống và lặp lại động tác này 10-15 lần.
Khi đã thành thạo, bạn có thể thử thực hiện bài tập giãn tĩnh mạch chân này trên bệ hoặc bậc thang nâng cao.
Đạp xe đạp trên không
Đạp xe đạp giúp tăng cường cơ bắp chân, bơm máu ra khỏi chân và giữ cho máu chảy đúng hướng. Hãy đạp xe đạp vài vòng khoảng từ 10 – 30 phút mỗi buổi sáng hoặc tối. Nếu bạn không có xe đạp, bạn có thể thử bài tập thể dục đạp xe đạp trên không cho người bị giãn tĩnh mạch chân như sau:
- Trong khi nằm ngửa, đưa hai chân lên không trung, uốn cong chúng ở đầu gối.
- Đạp chân từ từ như thể bạn đang đi xe đạp.
- Hãy thử cả hai chân cùng một lúc hoặc luân phiên từng chân một.
>>> Tìm đọc ngay: Máy đo huyết áp nhập khẩu chính hãng giá tốt tại Siêu Thị Y Tế
Xoay cổ chân
Ngồi đặt chân vuông gốc với ghế, ép sát đùi vào ghế, cứ xoay chân bằng cổ chân qua trái và phải để máu không tụ lại ở cổ chân bàn chân.
Ngồi như trên nhưng lần này là dũi từng chân thẳng ra phía trước, lưu thông máu cơ toàn bắp chân, sau đó cứ 30 phút thì đứng dậy để máu lưu thông về vùng chậu.
Nâng cao chân bước tại chỗ
Một bài tập giãn tĩnh mạch chân rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu là nâng cao chân. Hãy lần lượt nâng mỗi chân luân phiên và đi tại chỗ 20 bước.
Nằm nghiêng nâng chân ngang hông
Bắt đầu bằng cách nằm nghiêng, nâng một chân ngang hông tại một thời điểm. Giữ chân của bạn trong không khí trong vài giây trước khi đổi chân. Bài tập này có thể giúp kéo căng cơ ở chân.
>>> Gợi ý: Tìm hiểu máy tạo oxy cho các bệnh nhân gặp vấn đề hô hấp
Nâng chân vuông góc
Hai chân rộng bằng vai, tay thẳng phía trước, cứ ngồi xuống đứng dậy tay giữ nguyên, lập lại đứng lên ngồi xuống 20 lần tập
Đưa 1 chân về phía trước gập chân vuông góc, dùng hai tay ôm lấy đầu gối, gập chân lên xuống đều đặn, xoay cổ chân, đổi chân và lặp lại, mỗi chân khoảng 20 lần (tập tới khi chân hết căng nặng).
Gấp, duỗi luân phiên hai chân
Bài tập giãn tĩnh mạch chân này thực hiện ở tư thế ngồi. Đầu tiên, bạn để chân vuông góc với ghế sao cho đùi dưới không nén sát mặt ghế. Sau đó lần lượt co duỗi hai chân khoảng 5 – 10 phút. Động tác này sẽ giúp máu lưu thông ở chân tốt hơn, đồng thời tạo lực giúp máu đi về tim dễ dàng.
>>> Tìm hiểu: 4 nguyên nhân gây tê cánh tay không phải ai cũng biết
Người bị giãn tĩnh mạch có được tập aerobic không?
Aerobic là hình thức tập luyện có sự kết hợp nhịp nhàng toàn thân, giúp máu huyết lưu thông, điều này rất tốt cho người suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên người bệnh cần tránh những bài tập aerobic ép lực nhiều lên tĩnh mạch chân.
Người bị giãn tĩnh mạch chân có tập gym được không?
Người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch khi tập gym sẽ thấy nhức mỏi và thậm chí là đau hơn người bình thường. Tuy nhiên, thực tế giãn tĩnh mạch vẫn tập gym được. Điều quan trọng là người bệnh phải tránh động tác va chạm mạnh, chạy bộ, bật nhảy, tạo lực dồn về chân quá nhiều. Ngoài ra, người bệnh nên mang vớ y khoa khi tập luyện và cần thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu thấy quá khó chịu hay đau nhức, bạn cần ngưng tập gym ngay lập tức.
Những lưu ý khi tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân
Mặc dù việc thực hiện bài tập cho người giãn tĩnh mạch chân sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng, nhưng bạn phải cẩn thận để không lạm dụng. Dưới đây là một số lời khuyên khi tập thể dục chữa giãn tĩnh mạch chân:
- Bắt đầu chậm ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
- Hãy khởi động trước khi bắt đầu tập luyện.
- Chọn các hoạt động có tác động thấp không gây quá nhiều căng thẳng cho chân.
- Tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây thêm căng thẳng cho các tĩnh mạch.
- Mang giày dép và quần áo hỗ trợ để giúp giảm nguy cơ chấn thương.
- Lắng nghe cơ thể của bạn. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy ngừng tập thể dục và nghỉ ngơi.
>>> Đọc ngay: Nguyên nhân bệnh giãn tĩnh mạch và cách điều trị an toàn
Đặc biệt, người bệnh nên kết hợp với ăn uống khoa học theo như chỉ định của bác sỹ chuyên khoa cho bệnh giãn tĩnh mạch chân và nên sử dụng vớ y khoa để hỗ trợ điều trị hoặc vớ phòng bệnh.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A |
Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A |
Trên đây là những bài tập giãn tĩnh mạch chân tốt cho người bệnh, hy vọng thông tin trên từ Siêu Thị Y Tế sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!
Xem thêm: