Đi bộ tốt cho người bị tiểu đường

4693

Theo các hiệp hội các nhà giáo dục bệnh Đái Tháo Đường của Mỹ, rèn luyện thói quen đi bộ 10-30 phút mỗi ngày giúp lượng đường huyết của người bệnh ổn định trong 24 giờ. Vì thế bệnh nhân bị đái tháo đường nên tích cực đi bộ để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.

Đi bộ tốt cho người bị tiểu đường – Lợi ích của việc đi bộ với người tiểu đường

  • Đi bộ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường trong máu
  • Giúp cholesterol tốt cao hơn và cholesterol xấu thấp đi
  • Giảm thiểu những biến chứng do bệnh gây ra, nhất là đột quỵ và tim mạch
  • Giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, giảm thiểu căng thẳng và mệt mỏi

>> Xem thêm: Cải thiện sức khỏe từ việc đi bộ mỗi ngày

Đi bộ tốt cho người bị tiểu đường

Đi bộ tốt cho người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường nên đi bộ như thế nào thì tốt?

Theo các nhà nghiên cứu về bệnh Đái đường của Mỹ thì để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc đi bộ, người bệnh tiểu đường nên:

Thường xuyên đi bộ ít nhất 5 ngày một tuần

Bệnh nhân dành thời gian đi bộ trung bình 30 phút một ngày và thực hiện ít nhất 5 ngày trong một tuần để giúp ổn định glucose trong máu và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Tăng dần thời gian đi bộ

Trường hợp một số bệnh nhân khi không có thể trạng tốt, khó thực hiện việc đi bộ trong 30 phút thì áp dụng bằng cách: trong tuần đầu tiên đi bộ 10 phút, sang đến tuần thứ hai tiếp tục đi bộ tăng thêm vài phút, từ từ tăng thời gian đi bộ lên đến 30 phút mỗi ngày.

Đi bộ tốt cho người bị tiểu đường, nhưng đi như thế nào mới hiệu quả?

Đi bộ tốt cho người bị tiểu đường, nhưng đi như thế nào mới hiệu quả?

Đi bộ 10 phút liên tục

Đi bộ 10 phút là biện pháp ổn định đường huyết cho người đái đường. Theo các chuyên gia tiểu đường đề nghị bệnh nhân đi bộ 30 phút/ ngày và có thể chia nhỏ thời gian tập như sau: đi quanh khu vực nhà ở 10 phút, đi chợ mua đồ ăn 10 phút, 10 phút tưới cây cảnh.

Lưu ý, người bệnh nên di chuyển liên tục 10 phút thì mới có kết quả tốt trong việc điều trị đường máu và giảm biến chứng của bệnh.

Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục

Người bệnh nên sử dụng máy đo đường huyết trước khi đi bộ. Nếu tình trạng đường huyết thấp nên ăn nhẹ để chờ cho đường huyết tăng lên mới đi. Còn trường hợp đường huyết đang ở mức quá cao, cần phải đợi cho đường huyết thấp xuống rồi mới tiếp tục đi bộ.

Những lưu ý khi tập thể dục cho người mắc biến chứng tiểu đường

Những bệnh nhân tiểu đường, kể cả loại 1 và loại 2 thì tập thể dục hỗ trợ nhiều cho quá  trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số các biến chứng tiểu đường phổ biến và khuyến cáo về cách tập thể dục phù hợp cho mỗi loại biến chứng tiểu đường cụ thể

Biến chứng thần kinh ngoại biên

Biên chứng này gây ra các tổn thương thần kinh, làm mất cảm giác ở ngón chân, bàn chân và ngón tay. Bệnh lý thần kinh ngoại biên làm tăng nguy cơ mất cân bằng, dễ ngã khi bước đi, tăng cảm giác đau, nóng rát.

Do đó, bài tập phù hợp là kết hợp các bài tập cân bằng như đạp xe đạp, bơi lội, yoga,… nên tránh các hoạt động như chạy bộ, đi bộ. Đặc biệt, ở người tiểu đường bị loét bàn chân tránh những bài tập cần nhiều sức và giữ đôi chân khô…

Thực hiện các bài tập cân bằng như đạp xe đạp

Thực hiện các bài tập cân bằng như đạp xe đạp

Tập thể dục khi mắc biến chứng bàn chân Charcot

Biến chứng này một bệnh thần kinh ngoại vi đặc biệt trong đó có sự tổn thương thần kinh và suy giảm tuần hoàn tại chỗ, cuối cùng bàn chân bị biến dạng và mất cảm giác. Bài tập phù hợp là  đạp xe đạp tại chỗ hoặc các bài tập vận động tại chỗ.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường

Tập thể dục khi mắc bệnh võng mạc tiểu đường

Biến chứng này thường gặp ở người bị đái tháo đường. Các bài tập phù hợp cho người tiểu đường mắc biến chứng võng mạc gồm đạp xe với cường độ vừa phải, bơi lội, đi bộ hoặc chạy bộ chậm,… Tránh những bài tập hoặc những môn thể thao mất nhiều thể lực.

Tập thể dục khi mắc bệnh võng mạc tiểu đường

Tập thể dục khi mắc bệnh võng mạc tiểu đường

Tập thể dục khi mắc biến chứng thận

Với bệnh nhân tiểu đường mắc biến chứng trên thận tập thể dục thường xuyên ở cường độ nhẹ đến trung bình giúp giảm sự tích tụ chất thải trong cơ thể.

Tập thể dục khi mắc các biến chứng tim mạch

Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh tim thì nên bắt đầu tập thể dục trong một chương trình phục hồi chức năng tim có giám sát.

Hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa, để  có phương pháp tập thể dục phù hợp với thể trạng của từng người. Những bài tập phù hợp có thể là đi bộ, làm vườn, bơi lội hoặc đạp xe,…

Tập thể dục khi mắc các biến chứng tim mạch

Tập thể dục khi mắc các biến chứng tim mạch

Bên trên là một số thông tin đi bộ tốt cho người bị tiểu đường cũng như hướng dẫn bệnh nhân đái tháo đường đi bộ đúng cách, hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.