Ngâm chân thảo dược mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên. Chỉ cần ngâm chân từ 15 đến 20 phút mỗi ngày bạn sẽ được cải thiện mức năng lượng, tâm trạng, giấc ngủ và giảm đau nhức chân hiệu quả. Khám phá ngay các lợi ích của việc ngâm chân thảo dược và nên dùng thảo dược ngâm chân nào tốt nhé.
Ngâm chân thảo dược có tác dụng gì?
Bàn chân chứa rất nhiều đầu dây thần kinh, nhiều điểm chịu áp lực và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của chúng ta. Do đó chăm sóc cho sức khỏe đôi chân là điều cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh.
Theo đó, ngâm chân thảo dược là liệu pháp chăm sóc chân và thư giãn tinh thần được nhiều người lựa chọn. Ngâm chân có tác dụng cải thiện lưu lượng máu đi khắp cơ thể theo cách tương tự như tập thể dục. Các thành phần hoạt tính từ thảo dược được hấp thụ qua da, làm giãn mạch máu để thúc đẩy tuần hoàn và giúp cơ thể loại bỏ các độc tố.
Cùng điểm qua những tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe khi ngâm chân thảo dược:
Cải thiện lưu thông máu
Ngâm chân thảo dược với nước ấm sẽ giúp cải thiện lưu thông máu nhờ sự giãn nở của các mạch máu, làm cho quá trình phân phối các đặc tính chữa bệnh từ các loại thảo mộc đến khắp cơ thể trở nên hiệu quả hơn.
Tăng cường sức khỏe tổng thể
Lưu lượng máu được cải thiện giúp cơ thể bạn loại bỏ độc tố tích lũy hiệu quả hơn. Do đó, dùng thảo dược ngâm chân là liệu pháp tốt để giúp cơ thể khỏe mạnh.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nước ấm giúp thư giãn cơ bắp và giảm hormone gây căng thẳng trong cơ thể. Khi kết hợp với các loại thảo dược, liệu pháp ngâm chân sẽ mang lại cho bạn những giấc ngủ ngon.
Giảm đau nhức xương khớp
Ngâm chân thảo dược kết hợp giữa nhiệt độ ấm với hợp chất từ thảo dược sẽ giúp cơ thể cân bằng, tác động trực tiếp đến dầu dây thần kinh ở bàn chân, từ đó tác dụng lên toàn thân làm giảm đau nhức do viêm khớp gây ra. Ngoài ra ngâm chân thảo dược còn giúp xoa dịu đôi chân mệt mỏi và làm mềm vết chai để giúp đôi chân khỏe mạnh hơn.
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng
Ngâm chân thảo dược nước ấm sẽ cải thiện độ ẩm cho da chân rất tốt. Khi dùng muối để ngâm chân còn có thể loại bỏ lớp sừng và tẩy tế bào chết, sát khuẩn cho da chân. Từ đó giúp bạn giảm triệu chứng của bệnh ngoài da như viêm nhiễm và ngứa ngáy.
Loại thảo dược ngâm chân nào tốt?
Có nhiều loại thảo dược ngâm chân, do đó việc lựa chọn sẽ tùy vào thể trạng của từng người. Dưới đây là một số thảo mộc ngâm chân thường dùng:
- Gừng: Đặc tính ấm da giúp giải cảm mạo, kích thích các mao mạch ở bàn chân để cải thiện quá trình tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất.
- Hương nhu: Công dụng giảm đau nhức, tiêu viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
- Bạc hà: Trị hôi chân, làm mềm da, thanh lọc da, giảm nhức mỏi, giảm căng thẳng và lo âu.
- Quế chi: Công dụng thông kinh lạc, bổ khí huyết, giải cảm và thúc đẩy bài tiết cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
- Bạch chỉ: Giảm đau do viêm dây thần kinh.
- Dây đau xương: Trị đau khớp, tê liệt, giảm bầm tím.
- Hồng hoa: Lưu thông máu kích thích tuần hoàn, giảm đau nhức, đặc biệt thích hợp để trị khô cứng và nứt nẻ tay chân vào mùa lạnh.
- Thương truật: Trừ phong thấp, giảm đau xương khớp.
- Ngải cứu: Đặc tính ấm giúp chữa hàn thấp, kháng khuẩn.
>> Xem thêm các công thức ngâm chân nước gừng giúp giảm đau nhức chân hiệu quả
Mách bạn cách ngâm chân thảo dược hiệu quả
Ngâm chân thảo dược tương đối đơn giản, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Vì bàn chân là nơi có nhiều huyệt nguyên hội tụ dương khí, nên bạn hãy đổ nước ấm ngập cổ chân (cao hơn mắt cá chân 10 cm) để nâng cao hiệu quả.
- Bắt đầu cho các loại thảo dược sử dụng vào bồn ngâm.
- Bắt đầu ngâm chân trong khoảng từ 10 -15 phút, có thể kết hợp massage chân nhẹ nhàng. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày, sau khi ăn ít nhất 30 phút.
- Ngâm chân thảo dược vào buổi tối (trước khi ngủ) có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả.
Lưu ý khi dùng thảo dược ngâm chân
- Ngâm chân thảo dược tuy rất tốt nhưng bạn không nên ngâm chân sau khi ăn no cơm. Khi vừa ăn xong, năng lượng cần tập trung ở dạ dày để chuyển hóa chất dinh dưỡng. Ngâm chân ngay sau khi ăn làm giảm lưu lượng máu đến hoạt động dạ dày, điều này dễ dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
- Tuyệt đối không ngâm chân nếu đang có vết thương hở, nhiễm trùng tránh làm tình trạng nặng hơn và kéo dài thời gian lành vết thương.
- Không sử dụng các loại thảo dược mà bạn đã bị dị ứng trước đó. Kiểm tra kỹ trước khi ngâm chân để không bị nổi đỏ, ngứa,… do dị ứng.
- Trong quá trình ngâm chân thảo dược nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện cần ngưng ngay lập tức.
- Kết hợp ngâm chân thảo dược với máy ngâm chân massage. Thiết bị hoạt động bằng điện với các tính năng massage chân động, tự làm ấm nước thông minh để nâng cao trải nghiệm ngâm chân massage của bạn cũng như hiệu quả thư giãn, giảm đau nhức chân.
Mời bạn tham khảo ngay bồn ngâm chân massage thương hiệu Đức KASJ đang được bán tại hệ thống Siêu Thị Y Tế.
Bồn ngâm chân massage gấp gọn cao cấp KASJ K1 |
Bồn ngâm chân massage Germany KASJ 1612 |
Trên đây là những thông tin chia sẻ về liệu pháp ngâm chân thảo dược, hy vọng bài viết hữu ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc và chúc bạn thật khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi Siêu Thị Y Tế mỗi ngày để có thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích khác bạn nhé!
Xem thêm: