Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

2968

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là một tình trạng tương đối phổ biến với nhiều người. Tĩnh mạch bên trong chân bị giãn sâu như vậy thường không nhìn thấy được, nhưng chúng có thể gây sưng tấy hoặc đau nhức khắp chân và có thể là nơi hình thành cục máu đông. Do đó, việc tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch sâu 2 chân sẽ giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Suy van tĩnh mạch sâu là gì?

Có 3 loại hệ thống tĩnh mạch ở chi dưới bao gồm: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch xiên và tĩnh mạch sâu. Tình mạch sâu là các tĩnh mạch nằm trong cơ, không nhìn thấy bên ngoài được và có công dụng đưa máu từ chân về tim. Vậy giãn tĩnh mạch sâu là gì?

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là tình trạng hệ thống tĩnh mạch sâu bị suy giãn chức năng đưa máu về tim, lâu dài gây ra hiện tượng ứ đọng máu, khiến máu không lưu thông đúng như chức năng.

Tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào của cơ thể, nhưng hiện tượng này thường gặp nhất ở chi dưới (chân) vì hệ thống tĩnh mạch chân có cấu tạo phức tạp và phải chịu nhiều áp lực lớn từ cả cơ thể.

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là tình trạng tĩnh mạch sâu bị suy giãn chức năng

Suy van tĩnh mạch sâu chi dưới là tình trạng tĩnh mạch sâu bị suy giãn chức năng

Nguyên nhân suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng suy van tĩnh mạch sâu chi dưới mà bạn có thể gặp:

  • Tuổi tác: Do quá trình lão hóa, thành và van tĩnh mạch không còn hoạt động tốt như trước. Tĩnh mạch mất tính đàn hồi và cứng lại dễ gây suy van tĩnh mạch sâu chi dưới.
  • Giới tính: Nội tiết tố nữ thường khiến thành tĩnh mạch căng ra. Những người đang mang thai, uống thuốc tránh thai hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh có nguy cơ bị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới cao hơn do thay đổi nồng độ hormone.
  • Di truyền: Suy van tĩnh mạch sâu chân có thể do di truyền (người trong gia đình đã và đang mắc suy giãn tĩnh mạch sâu).
  • Lối sống: Đứng hoặc ngồi lâu làm giảm tuần hoàn. Mặc quần áo bó sát như thắt lưng hoặc quần có dây thắt lưng chật có thể làm giảm lưu lượng máu. Những nguyên nhân này cũng gây ra suy van tĩnh mạch sâu chi dưới.
  • Sức khỏe tổng thể: Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như táo bón nặng hoặc một số khối u, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch.
  • Sử dụng thuốc lá: Những người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch.
  • Cân nặng: Cân nặng dư thừa gây áp lực lên các mạch máu.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Tình trạng này dễ gây ngăn cản dòng máu trở về tim, làm hư hại van tĩnh mạch dẫn đến suy van tĩnh mạch sâu chi dưới.
  • Nguyên nhân khác: Phẫu thuật, nằm bất động thời gian dài.
Bà bầu có nguy cơ bị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới  do thay đổi nồng độ hormone

Bà bầu có nguy cơ bị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới do thay đổi nồng độ hormone

Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sâu

Giai đoạn sớm

Triệu chứng suy van tĩnh mạch sâu chi dưới giai đoạn sớm thường không rõ ràng và khá mờ nhạt nên người bệnh đã chủ quan bỏ qua chi tiết nhỏ, bao gồm những dấu hiệu như sau:

  • Tê nhức chân hoặc chuột rút thường xuyên xảy ra vào ban đêm
  • Sưng phù quanh mắc cá, càm giác mang giày chặc hơn vào chiều tối
  • Bắp chân khó chịu: đau nhức, nặng, nhiều hơn khi đứng quá lâu, nóng rát như kiến bò
  • Tĩnh mạch nông ở chân nổi ngoằn ngoèo
  • Triệu chứng kể trên sẽ giảm khi ngủ dậy

Giai đoạn sau

  • Huyết khối tĩnh mạch: Tạo nên các cơn nóng chân kèm sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát.
  • Loạn dưỡng da chân: Sắc tố thay đổi, phù nề, chảy nước
  • Chân bị loét: Vết sâu rất đau, lúc đầu loét nông sau đó sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
Các triệu chứng suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Các triệu chứng suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Cách điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

  • Liệu pháp tiêm (liệu pháp tiêm xơ): Trong liệu pháp tiêm xơ, bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch vào tĩnh mạch. Dung dịch làm cho các thành tĩnh mạch dính lại với nhau. Cuối cùng, tĩnh mạch biến thành mô sẹo và biến mất.
  • Liệu pháp laser: Trong một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được gọi là cắt bỏ nhiệt nội tĩnh mạch, bác sĩ sẽ sử dụng ống thông (một ống dài, mỏng) và tia laser để đóng tĩnh mạch bị tổn thương.
  • Phẫu thuật tĩnh mạch: Trong các thủ thuật này, còn được gọi là thắt và tước bỏ, bác sĩ phẫu thuật buộc tĩnh mạch bị ảnh hưởng (thắt) để ngăn máu tụ lại. Bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ (lột bỏ) tĩnh mạch để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch xuất hiện trở lại.
Liệu pháp laser điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Liệu pháp laser điều trị suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch sâu 2 chân

Luyện tập thể dục đều đặn: Giữ dáng là cách tốt nhất để giữ cho cơ chân săn chắc, máu lưu thông và kiểm soát cân nặng.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm cân. Kiểm soát cân nặng ngăn ngừa sự tích tụ áp lực quá mức lên các tĩnh mạch ở chân và bàn chân.

Tránh quần áo bó sát: Quần áo chật có thể hạn chế lưu lượng máu đến cơ thể, đặc biệt là chân.

Tránh giày cao gót: Đi giày cao gót trong thời gian dài có thể cản trở sự lưu thông. Giày đế bằng hoặc gót thấp sẽ tốt hơn cho việc lưu thông máu vì chúng giúp cải thiện cơ bắp chân.

Di chuyển: Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, hãy di chuyển để khuyến khích lưu thông máu. Nếu thói quen hàng ngày của bạn yêu cầu bạn phải đứng liên tục, hãy dành chút thời gian để duỗi và tập chân thường xuyên nhất có thể để tăng lưu thông máu và giảm tích tụ áp lực.

Từ bỏ hút thuốcCác nghiên cứu cho thấy rằng hút thuốc có thể góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch .

Nếu bạn đang mang thai, hãy ngủ nghiêng về bên trái thay vì nằm ngửa: Điều này sẽ giảm thiểu áp lực từ tử cung lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu của bạn. Vị trí này cũng sẽ cải thiện lưu lượng máu đến thai nhi.

Vớ y khoa có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch

Ngoài những cách nêu trên, bạn cũng nên sử dụng vớ giãn tĩnh mạch – loại vớ có công dụng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch rất tốt. Bạn có thể tham khảo sản phẩm vớ y khoa RelaxSan đang được bán tại hệ thống cửa hàng Siêu Thị Y Tế trên toàn quốc. Đây là loại vớ trị giãn tĩnh mạch cao cấp tốt nhất thị trường hiện nay.

Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

vo y khoa1579161054.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A
Giá bán tham khảo: 760.000đ

m1170a min1608285060.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A
Giá bán tham khảo: 630.000đ

3 min1567997422.nv

Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A
Giá bán tham khảo: 410.000đ

Bài viết trên từ Siêu Thị Y Tế đã chia sẻ đến bạn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa suy van tĩnh mạch sâu chi dưới. Mong rằng thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và gia đình của mình. Cảm ơn bạn đã đón đọc và chúc bạn thật khỏe mạnh!

Tìm hiểu nhiều hơn về bệnh giãn tĩnh mạch:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.