Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường

2369

Béo phì và bệnh tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ. Béo phì thường do bệnh lý cơ bản là tích tụ mỡ thừa trong cơ thể làm suy yếu sức khỏe ở mức độ lớn, đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như bệnh tim và bệnh tiểu đường. Vậy tại sao béo phì gây tiểu đường? Hãy cùng tìm ra lời giải đáp trong bài chia sẻ dưới đây.

Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh tiểu đường

Béo phì và bệnh tiểu đường có mối quan hệ phức tạp. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tiểu đường loại 2. Khi tỷ lệ béo phì tăng lên nhanh chóng thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng vậy. Điển hình vào năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới là 171 triệu người. Các nghiên cứu ước tính rằng những con số này sẽ tăng lên 366 triệu vào năm 2030 theo Tổ chức Y tế Thế giới.

Bệnh tiểu đường loại 2 đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển cùng với các nước phát triển. Điều này có lẽ là do dân số các nước đang phát triển chuyển sang lối sống giàu có hơn với chế độ ăn uống không lành mạnh kèm theo việc thiếu hoạt động thể chất dẫn đến béo phì nghiêm trọng.

Béo phì và bệnh tiểu đường có mối quan hệ song song

Béo phì và bệnh tiểu đường có mối quan hệ song song

Tại sao béo phì gây tiểu đường?

Insulin là hoóc môn duy nhất có tác dụng làm giảm đường huyết. Đối với những người béo phì, khả năng giảm đường huyết của insulin thấp hơn, nhất là những người bị béo bụng. Lượng insulin đủ để duy trì lượng đường huyết ở người bình thường lại không đủ để duy trì đường huyết ở người béo. Chính vì vậy, tế bào gan tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết.

Để thích ứng với mức đường huyết cao hơn bình thường như vậy, tuyến tụy tăng cường sản xuất insulin. Tuy nhiên, lượng insulin được sản xuất cũng chỉ có giới hạn và thường có chiều hướng giảm sút theo thời gian. Các tế bào tuyến tụy sau một thời gian hoạt động tăng cường sẽ bị suy giảm chức năng, nhất là trong tình trạng tăng đường và mỡ trong máu kéo dài.

Đến một thời điểm nào đó, khi lượng insulin không đủ sức để khống chế đường huyết, các triệu chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện. Chính vì vậy, người béo dễ bị mắc bệnh tiểu đường hơn so với người có cân nặng bình thường. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người béo nào cũng mắc bệnh tiểu đường, bởi vì sự xuất hiện của bệnh cần có thời gian và còn phụ thuộc khả năng thích ứng của cơ thể.

Người béo phì có khả năng giảm đường huyết của insulin thấp hơn gây ra bệnh tiểu đường

Người béo phì có khả năng giảm đường huyết của insulin thấp hơn gây ra bệnh tiểu đường

Xem thêm:

Phát hiện béo phì bằng chỉ số BMI và kích cỡ vòng bụng

Công thức tính chỉ số BMI: BMI = CÂN NẶNG (Kg)/[(CHIỀU CAO (m)]2 (bình phương chiều cao)

Nếu BMI từ:

  • 18-25: cơ thể cân đối
  • 25-30: thừa cân
  • 30-40: béo
  • >40: béo phì

Một yếu tố quan trọng khác để phát hiện béo phì đó là đo kích thước vòng bụng hay vòng eo theo đơn vị cm. Mỡ bụng sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho cơ thể nhiều hơn so với mỡ ở những bộ phận khác của cơ thể. Nếu nữ giới có kích thước vòng eo > 80cm và nam giới có vòng eo > 90cm thì được xếp vào nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc tình trạng bệnh lý liên quan đến thừa cân béo phì.

Nữ có vòng eo > 80cm có nguy cơ cao dễ mắc tình trạng bệnh lý liên quan đến béo phì

Nữ có vòng eo > 80cm có nguy cơ cao dễ mắc tình trạng bệnh lý liên quan đến béo phì

Điều trị tiểu đường cho người béo phì

Với những thông tin về béo phì và bệnh tiểu đường nêu trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ những người bị béo phì có nguy cơ cao bị tiểu đường. Để điều trị và ngăn chặn biến chứng tiểu đường đối với người béo phì, hãy thực hiện theo những lời khuyên sau đây:

  • Hạn chế tình trạng tăng cân không kiểm soát bằng việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường phù hợp. Người bệnh nên bổ sung thêm trong bữa ăn những thực phẩm giàu chất xơ, giàu vitamin (rau xanh, trái cây tươi). Cố gắng hạn chế ăn mỡ và nội tạng động vật, không ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán, ăn bữa tối ít năng lượng.
  • Về tập luyện và vận động, người béo phì bị bệnh tiểu đường cần tập thể dục mỗi ngày tùy vào thể trạng sức khỏe, nhưng điều quan trọng là những vận động này phải tiêu hao được năng lượng. Bạn có thể tập thể dục nhẹ như đạp xe, cầu lông, bơi lội,… để tiêu hao nhanh lượng mỡ dư thừa.
  • Những người thừa cân cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên, để không chỉ có chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp mà còn phát hiện sớm những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch…
  • Luôn tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị bệnh tiểu đường của bác sĩ.

>> Xem ngay: Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường

Điều trị tiểu đường cho người béo phì

Điều trị tiểu đường cho người béo phì

Người bị tiểu đường đừng quên theo dõi chỉ số đường huyết của mình mỗi ngày để kịp thời phát hiện những bất thường, từ đó có thể thay đổi lối sống ăn uống và tập luyện khoa học hơn. Máy đo đường huyết là lựa chọn tiện lợi nhất cho người bệnh với giá thành rẻ, không cần đến trung tâm khám chữa bệnh để kiểm tra mà chỉ cần ở nhà thực hiện thao tác đơn giản để biết được chỉ số đường trong máu của mình.

Mời bạn xem máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 399.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Siêu Thị Y Tế mong rằng thông tin về béo phì và bệnh tiểu đường nêu trên sẽ có ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.