Nên uống nước lá gì để giảm axit uric hiệu quả

411

Kiểm soát nồng độ axit uric là rất quan trọng đối với những người mắc các bệnh như bệnh gút hoặc tăng axit uric máu. Theo đó, chỉ cần thực hiện một vài thay đổi trong chế độ ăn uống cũng rất có ích. Vậy bạn có biết uống nước lá gì để giảm axit uric nhanh chóng? Trong bài viết dưới đây, Siêu Thị Y Tế sẽ bật mí đến bạn 5 loại thức uống giúp hạ axit uric hiệu quả nhất.

Uống nước lá gì để giảm axit uric? 5 thức uống không nên bỏ qua

Uống nước lá gì để giảm axit uric? 5 thức uống không nên bỏ qua

Nồng độ axit uric cao có nguy hiểm không?

Tăng axit uric máu là một rối loạn chuyển hóa phổ biến được đặc trưng bởi nồng độ axit uric huyết thanh (UA) tăng cao. Tăng axit uric máu được biết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút và suy thận. Một số yếu tố có thể dẫn đến tăng axit uric máu, bao gồm:

  • Chức năng thận kém: Điều này có thể xảy ra do bệnh thận, mất nước hoặc các tình trạng bệnh lý khác gây suy giảm chức năng thận.
  • Hấp thụ quá nhiều purin: Purin là những chất có trong thực phẩm như thịt, cá và hải sản. Purin bị phân hủy thành axit uric bởi các enzyme của cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này có thể khiến nồng độ axit uric tăng cao.
  • Ít vận động: Nếu bạn không tập thể dục thường xuyên, số lượng chất thải do cơ thể tạo ra có thể vượt quá khả năng loại bỏ, dẫn đến sự tích tụ axit uric trong khớp, gây đau và sưng tấy (bệnh gút).
Tiêu thụ quá nhiều hải sản có thể khiến nồng độ axit uric tăng cao

Tiêu thụ quá nhiều hải sản có thể khiến nồng độ axit uric tăng cao

Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, tim và gan, làm tăng cơn đau trong cơ thể và cơ bắp, dẫn đến đau khớp và ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Quá nhiều axit uric trong máu có thể dẫn đến các bệnh như tăng axit uric máu – tình trạng có thể hình thành sỏi thận và cũng dẫn đến viêm khớp và bệnh gút. 

Bệnh gút là tình trạng phổ biến liên quan đến nồng độ axit uric trong máu cao, hình thành các tinh thể tích tụ quanh khớp, dẫn đến đau và sưng tấy đột ngột và dữ dội. Người bị bệnh gút có nguy cơ cao bị sỏi thận.

Quá nhiều axit uric trong máu có thể dẫn đến sỏi thận, viêm khớp và bệnh gút

Quá nhiều axit uric trong máu có thể dẫn đến sỏi thận, viêm khớp và bệnh gút

Nên uống nước lá gì để giảm axit uric tốt nhất?

Một trong những cách tốt nhất để giảm axit uric máu một cách tự nhiên và chữa lành những tổn thương do axit uric tăng cao gây ra là thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy nên không ít người băn khoăn rằng nên uống nước lá gì để giảm axit uric tốt nhất? Dưới đây là một số đồ uống tự làm đơn giản có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể một cách tự nhiên:

Nước lá vối

Một trong những loại lá thảo dược quý giúp hỗ trợ trị gút tốt nhất phải kể đến lá vối. Bởi trong lá vối có nhiều Alcaloid, Tanin, Flavonoid,… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, đào thải axit uric ra ngoài, ngăn ngừa sự tích tụ muối urat tại khớp – nguyên nhân gây đau nhức cấp tính. Vậy nếu còn chưa biết uống nước lá gì để giảm axit uric thì bạn hãy cố gắng uống nước lá vối mỗi ngày để mau chóng cải thiện axit uric trong máu của mình nhé.

Cách thực hiện:

  • Hãm 30g lá vối khô với 2 lít nước, sắc đến khi còn khoảng 1,5 lít thì tắt tếp.
  • Chắt nước lá vối uống thay nước lọc. Tố nhất nên uống khi nước lá vối còn ấm.

Lời khuyên: Nên uống nước lá vối đều đặn trong 1 tháng để axit uric trong máu cải thiện tốt nhất.

Xem thêm: Uống nước lá vối mỗi ngày có tốt không?

Lá vối có nhiều Alcaloid, Tanin, Flavonoid giúp kháng viêm, kháng khuẩn, đào thải axit uric

Lá vối có nhiều Alcaloid, Tanin, Flavonoid giúp kháng viêm, kháng khuẩn, đào thải axit uric

Nước lá tía tô

Uống nước lá gì để giảm axit uric? Nhờ hợp chất chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau nên lá tía tô được nhiều người dùng làm nước uống để hạ axit uric máu. Lá tía tô chứa xanthine oxidase giúp ức chế quá trình hình thành axit uric trong cơ thể. Kiên trì uống nước lá tía tô trong 2 tuần mang đến hiệu quả hạ axit uric trong máu và cải thiện triệu chứng của bệnh gout.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và thái nhỏ 10g lá tía tô tươi.
  • Cho hết lá tía vô vào ấm sắc với nước vừa đủ. Sau 10 phút thì tắt bếp để nguội. Lưu ý không nấu nước lá tía tô quá lâu tránh làm mất dinh dưỡng có trong lá.
  • Uống hết nước lá tía tô trong ngày.
Uống nước lá gì để giảm axit uric? Uống nước lá tía tô giúp hạ axit uric trong máu hiệu quả

Uống nước lá gì để giảm axit uric? Uống nước lá tía tô giúp hạ axit uric trong máu hiệu quả

Nước lá sa kê

Tiếp theo trong danh sách uống nước lá gì để giảm axit uric là lá sa kê. Loại lá này thường được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc dân gian chữa tiểu đường, xương khớp, bổ gan nhờ đặc tính tiêu viêm, sát khuẩn, lợi tiểu. Uống nước lá sake không chỉ giúp bạn hạ axit uric máu mà còn làm ức chế men glucosidase (nguyên nhân gây bệnh gút) nhờ chất chống oxy hóa polyphenol.

Cách thực hiện:

  • Chọn lá sa kê không quá non hoặc quá già. Đem rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Nấu lá sa kê với khoảng 500ml nước đến khi sôi thì đun tiếp vài phút là có thể dùng được.
  • Nên uống nước lá sa kê khi còn ấm.
Uống nước lá sa kê có tác dụng giảm axit uric

Uống nước lá sa kê có tác dụng giảm axit uric

Nước lá sen

Bạn chưa biết nên uống nước lá gì để giảm axit uric? Câu trả lời chính là lá sen. Nhờ đặc tính lợi tiểu nên uống nước lá sen sẽ giúp bạn đào thải axit uric qua đường nước tiểu nhanh hơn. Cách nấu nước lá sen để uống cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần hãm một nắm lá sen với nước vừa đủ, đến khi sôi là có thể tắt bếp để nguội rồi uống khi còn ấm.

Nhờ đặc tính lợi tiểu nên uống nước lá sen sẽ đào thải axit uric qua đường nước tiểu

Nhờ đặc tính lợi tiểu nên uống nước lá sen sẽ đào thải axit uric qua đường nước tiểu

Nước lá lốt

Lá lốt chứa flavonoid và alcaloid giúp chống oxy hóa, ngăn chặn tín hiệu đau truyền lên trung ương thần kinh. Vậy nên uống nước lá lốt cũng nằm trong danh sách uống nước lá gì để giảm axit uric. Ngoài công dụng đào thải axit uric qua nước tiểu và giảm axit uric máu, uống nước lá lốt cũng giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gout khá tốt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 15g lá lốt (tươi hoặc khô đều được).
  • Cho lá lốt đun cùng 2 chén nước. Đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, đun đến khi nước sắc lại còn khoảng 1 chén thì ngừng.
  • Chắt lấy nước lá lốt uống hết trong ngày.

Lời khuyên: Uống 2 lần trong ngày vào sau bữa ăn sáng và ăn tối 30 phút.

Uống nước lá lốt cũng nằm trong danh sách uống nước lá gì để giảm axit uric

Uống nước lá lốt cũng nằm trong danh sách uống nước lá gì để giảm axit uric

Một số lưu ý khi uống nước lá giảm axit uric

  • Uống các loại trà làm từ lá thảo dược là phương pháp hỗ trợ hạ axit uric hiệu quả nhưng không được dùng thay thế cho các phương pháp điều trị y tế khác. Hiệu quả của việc uống trà lá thảo dược còn tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa của từng người.
  • Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại trà giảm axit uric để tránh gây tác dụng phụ hoặc tương tác với thuốc đang dùng.
  • Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của trà hay lá thảo dược thì không nên uống những loại trà này.
  • Luôn pha loãng trà khi uống vì trà đặc sẽ làm cơ thể hấp thụ tanin, axit oxalic quá mức, tác động tiêu cực đến axit uric trong máu.
  • Tránh uống trà ngay trước khi ngủ vì trà thường có khả năng lợi tiểu, dễ gây tiểu đêm và caffein trong trà cũng có thể làm mất ngủ.
  • Nên uống trà khi nước còn ấm. Trà để nguội uống vào có thể khiến người bệnh bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy,…
Một số lưu ý khi uống nước lá giảm axit uric

Một số lưu ý khi uống nước lá giảm axit uric

Gợi ý một số lời khuyên hữu ích để kiểm soát nồng độ axit uric

Bên cạnh việc tìm hiểu uống nước lá gì để giảm axit uric, bạn cũng nên thực hiện thêm một số lời khuyên sau đây để kiểm soát tốt nhất nồng độ axit uric trong máu của mình:

  • Quản lý cân nặng: Kiểm soát cân nặng thông qua việc chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu.
  • Tránh thực phẩm giàu purine: Thực phẩm chứa purine có thể hoặc không thể làm tăng axit uric. Bạn nên hạn chế tiêu thụ hải sản và thịt để tránh làm tăng axit uric trong máu.
  • Tránh đồ uống có đường: Đồ uống ngọt hoặc nước ngọt có chứa đường fructose, có thể dẫn đến tiểu đường, béo phì, axit uric cao (tăng axit uric máu) và bệnh gút.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Một nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong máu nhờ đặc tính chống oxy hóa. Bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt là trái cây và rau quả.
  • Uống nhiều nước: Mất nước có thể làm tăng nồng độ axit uric. Vì vậy, bạn nên uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày, lượng nước có thể thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết và hoạt động hàng ngày.
  • Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Hãy cố gắng thư giãn bằng cách thiền, tập yoga, nghe nhạc, đọc sách,…
Người có nồng độ axit uric cao nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều purine như hải sản

Người có nồng độ axit uric cao nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều purine như hải sản

Lời khuyên: Tham khảo trang bị sẵn tại nhà máy đo axit uric trong máu để kiểm tra thường xuyên, giúp bạn phát hiện sớm tình trạng axit uric tăng cao để có cách xử lý phù hợp, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Siêu Thị Y Yế mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết được nên uống nước lá gì để giảm axit uric và một số lời khuyên để kiểm soát nồng độ axit uric máu hiệu quả. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!

Nguồn tham khảo: tambinh.vn, pharmeasy.in

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất