Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp người bị bệnh gout giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm nguy cơ tái phát các cơn đau và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Vậy bạn có biết người bệnh gout nên ăn gì? Khám phá ngay các thực phẩm tốt cho người bệnh gout và một số lưu ý trong chế độ ăn uống giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe.
Người bị bệnh gout nên ăn gì thì tốt?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi axit uric trong máu tích tụ quá mức. Tình trạng này phát sinh khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc không thể loại bỏ nó một cách hiệu quả. Axit uric tạo thành các tinh thể trong khớp, dẫn đến các cơn đau, sưng, đỏ đột ngột và nghiêm trọng, thường ảnh hưởng nhất đến ngón chân cái.
Một số nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout có thể bao gồm chế độ ăn nhiều purin, béo phì, uống rượu và việc sử dụng một số loại thuốc. Theo đó, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh gout, ngăn ngừa cơn đau tái phát, làm giảm axit uric trong máu. Vậy người bệnh gout nên ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm cho người bị gout:
Trái cây giàu vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh gout bằng cách hạ thấp nồng độ axit uric trong máu. Vậy bệnh nhân gout nên ăn gì giàu vitamin C? Người bệnh nên bổ sung một số loại trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh, các loại quả có múi; trái kiwi, dâu tây, dưa lưới,…
Thịt trắng
Người bị gout nên ăn gì? Các loại thịt trắng có hàm lượng purin thấp nhưng giàu protein, ít natri, không chứa tinh bột. Tất cả những điều này sẽ hỗ trợ chống lại quá trình kết tủa của axit uric. Người bệnh gout nên ăn một số loại thịt trắng như ức gà; cá sông, cá nước ngọt như cá trắm, cá chép, cá rô,…
Dầu thực vật
Trong nhóm thực phẩm cho người bị gout, dầu thực vật được ưu tiên dùng để chế biến các món ăn giúp hạn chế chất béo không lành mạnh nạp vào cơ thể. Người bệnh nên dùng dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng,… để hỗ trợ chống viêm khớp, giảm sưng đau và giảm axit uric trong máu.
Trứng
Người đang bị gout ăn gì tốt cho sức khỏe? Đáp án chính là trứng. Vì trứng rất giàu protein và có hàm lượng purin vừa phải nên người bệnh có thể ăn trứng, tối đa là 4 quả/tuần. Ngoài ra, trứng còn chứa hàm lượng chất béo omega-3 dồi dào có thể ức chế các phản ứng viêm, làm giảm sưng và đau ở các khớp bị ảnh hưởng.
Trà xanh
Bạn chưa biết bệnh gut nên ăn gì, uống gì? Người bệnh hãy bổ sung thêm trà xanh vào thực đơn thức uống hàng ngày. Bởi chất catechins – chống oxy hóa trong trà xanh có khả năng ức chế xanthine oxyoreductase và làm giảm sản xuất axit uric trong cơ thể, hỗ trợ kiểm soát bệnh gút hiệu quả.
Cà phê
Trên thực tế, có một số nghiên cứu cho biết uống cà phê hàng ngày có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, làm chậm quá trình phân hủy purine thành axit uric và tăng tốc độ bài tiết. Tất cả những lợi ích này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng của mình, giảm sưng và đau do gút gây ra.
Rau củ
Người bị bệnh gút nên ăn gì? Một số loại rau có hàm lượng purin thấp, nhiều vitamin C tốt cho người bệnh gout bao gồm ớt chuông, củ cải, cà chua, hành tây, bông cải xanh, rau bina và súp lơ. Tuy nhiên cũng có các loại rau xanh chứa nhiều purin mà người bệnh cần tránh ăn như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng,…
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mì nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ tốt và có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric. Nếu chưa biết người bệnh gout nên ăn gì thì đừng quên bổ sung thêm những loại ngũ cốc nguyên hạt bạn nhé.
Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp thận sử dụng nước để bài tiết axit uric qua nước tiểu. Ngoài ra, uống nước cũng tốt cho sức khỏe thận vì chức năng thận suy giảm cũng là một yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh gút. Tốt nhất, người bệnh gút nên uống 5 – 8 ly nước mỗi ngày để làm giảm các triệu chứng của bệnh gút.
Các chế phẩm từ sữa
Bệnh gout nên ăn gì? Người bệnh nên thêm các sản phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống của mình, chẳng hạn như sữa ít béo, sữa chua ít béo và phô mai tươi ít béo. Nhóm thực phẩm này là nguồn cung cấp protein tốt và cũng có hàm lượng purine thấp giúp ngăn ngừa nồng độ axit uric trong máu cao.
Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout
- Cân bằng dinh dưỡng: Ngoài việc tìm hiểu xem bệnh gout nên ăn gì thì tốt, người bệnh cũng cần đảm bảo nguyên tắc ăn uống với hàm lượng dinh dưỡng cân bằng với 30 – 35 kcal /kg cân nặng/ ngày, 0.8g chất đạm/kg cân nặng/ngày và khoảng 18-25% nhu cầu năng lượng.
- Tránh thực phẩm chứa nhiều purin: Purin là hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Khi purin được chuyển hóa, chúng bị phân hủy và làm tăng axit uric. Do đó, không ăn các thực phẩm giàu purin giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát cơn đau gút. Người bệnh nên tránh ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu), hải sản, thịt nội tạng, rượu và bia.
- Ưu tiên hấp, luộc thực phẩm nhưng không dùng nước luộc thịt: Người mắc bệnh gút nên ăn các món luộc, hấp để nhận được đầy đủ giá trị dinh dưỡng từ thực phẩm, thay vì ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên người bệnh không nên dùng nước luộc thịt, cá và cả nước hầm xương.
- Chọn lọc nguồn protein chất lượng: Thay vì chọn nạp protein cho cơ thể bằng các loại thịt nạc, người bệnh nên ưu tiên kết hợp các protein có nguồn gốc thực vật vào chế độ ăn uống như các loại đậu, các loại hạt, trứng, các sản phẩm từ sữa.
- Lượng muối trong ngày dưới 5g: Tiêu thụ quá nhiều muối cũng có thể làm cho axit uric tích tụ trong khớp, gây đau, khiến cơn gút trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất người bệnh gút không nên tiêu thụ quá 5g muối/ngày, không ăn các món muối chua, thức ăn chế biến sẵn,…
Lời khuyên hữu ích: Người bệnh gout nên chủ động kiểm tra chỉ số axit uric thường xuyên để kiểm soát bệnh tốt nhất, kịp thời phát hiện bất thường để thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống sao cho phù hợp. Tham khảo ngay máy đo đường huyết, gút, mỡ máu Benecheck đang được bán tại Siêu Thị Y Tế với giá siêu ưu đãi.
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Qua bài viết trên, Siêu Thị Y Tế mong rằng bạn đã biết được người bị bệnh gout nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe cùng một số lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống. Chúc bạn luôn vui khỏe, cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết và mong rằng bạn sẽ tiếp tục theo dõi trang tin tức sức khỏe Siêu Thị Y Tế Blog!
Nguồn tham khảo: verywellhealth.com
Xem thêm: