Người bị bệnh gút kiêng ăn gì? 8 Thực phẩm cần tránh

1461

Bệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, gây không ít đau đớn cho người bệnh mỗi khi cơn đau gút bùng phát. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát bệnh gút của mình thông qua chế độ ăn uống phù hợp. Tiếp tục đọc bài viết sau để tìm hiểu xem bệnh gút kiêng ăn gì để cải thiện các triệu chứng và bảo vệ sức khỏe bạn nhé.

Người bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Người bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Người bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống cho người bệnh gút hướng đến mục tiêu giảm nồng độ axit uric trong máu, từ đó có thể làm giảm nguy cơ tái phát các cơn gút và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Vậy bị gút kiêng ăn gì? Purin trong thực phẩm sẽ phân hủy thành axit uric trong cơ thể, do đó việc giảm purin trong chế độ ăn uống sẽ giúp giảm nồng độ axit uric hiệu quả. Dưới đây là 8 loại thực phẩm người bị gút nên tránh ăn:

Thịt đỏ

Thịt đỏ có hàm lượng purin cao hơn thịt trắng. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêu thụ thịt đỏ có thể làm tăng cao nồng độ axit uric trong máu và các đợt bùng phát bệnh gút. Vậy nên thực phẩm đầu tiên trong danh sách bị gout không nên ăn gì chính là những loại thịt đỏ như thịt bò, heo, nai, trâu, bê, cừu,…

Thịt đỏ có hàm lượng purin cao làm tăng nồng độ axit uric và các đợt bùng phát bệnh gút

Thịt đỏ có hàm lượng purin cao làm tăng nồng độ axit uric và các đợt bùng phát bệnh gút

Thịt gà tây và thịt ngỗng

Bị gout không nên ăn gì? Thịt gà tây và thịt ngỗng chứa nhiều purin có thể làm tăng nồng độ axit uric, sau đó tích tụ trong khớp và gây ra các triệu chứng đau đớn do bệnh gút. Tuy nhiên người bệnh không cần phải tránh hoàn toàn hai loại thịt này, tốt nhất chỉ nên ăn vừa phải khoảng 110 – 175g mỗi khẩu phần. 

Bị gout không nên ăn gì? Tốt nhất người bệnh cần hạn chế ăn thịt gà tây và thịt ngỗng

Bị gout không nên ăn gì? Tốt nhất người bệnh cần hạn chế ăn thịt gà tây và thịt ngỗng

Nội tạng động vật

Bệnh gout không nên ăn gì? Người bệnh nên tránh ăn các loại thịt nội tạng như gan, thận, tim,… Bởi đây là nguồn cung cấp purin đậm đặc góp phần làm tăng nồng độ axit uric, khiến các triệu chứng sưng và đau của bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh gout không nên ăn gì? Người bệnh nên tránh ăn các loại thịt nội tạng như gan, thận, tim

Bệnh gout không nên ăn gì? Người bệnh nên tránh ăn các loại thịt nội tạng như gan, thận, tim

Hải sản

Người bị gout không nên ăn gì? Hải sản có lẽ là câu trả lời phổ biến nhất, hầu hết mọi người đều biết rằng ăn quá nhiều hải sản chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gút. Các loại hải sản như tôm, hàu, cua, mực, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi,… có hàm lượng purin cao, vì vậy người bị gút không nên ăn.

Người bị gout không nên ăn gì? Người bị gút không nên ăn hải sản

Người bị gout không nên ăn gì? Người bị gút không nên ăn hải sản

Các loại thịt chế biến sẵn

Bạn chưa biết bệnh gút nên kiêng ăn gì? Hãy loại bỏ khỏi thực đơn của người bệnh gút các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội,… . Tốt hơn hết, người bệnh gút nên chọn thực phẩm tươi sống để không làm các triệu chứng bệnh gút nghiêm trọng hơn.

Người bệnh gút không nên ăn các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội

Người bệnh gút không nên ăn các loại thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội

Thực phẩm lên men

Tiêu thụ thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối,… có thể dẫn đến sự phát triển của một số vi khuẩn trong ruột, làm tăng nồng độ axit uric. Điều này có thể làm bùng phát cơn đau gút. Do đó nếu chưa biết bệnh gút kiêng ăn gì thì người bệnh nên tránh ăn những loại thực phẩm lên men nhé.

Tiêu thụ thực phẩm lên men có thể gây tăng nồng độ axit uric

Tiêu thụ thực phẩm lên men có thể gây tăng nồng độ axit uric

Rau có hàm lượng purin cao

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi một số loại rau cũng là một trong những đáp án của câu hỏi người bị gút kiêng ăn gì. Mặc dù hầu hết các loại rau đều tốt cho sức khỏe ở nhiều mặt nhưng một số loại rau rất giàu purin như măng tây, súp lơ và rau bina có thể làm tăng nồng độ axit uric và gây ra các đơn đau do gút.

Rau bina giàu purin có thể làm tăng nồng độ axit uric và gây ra các đơn đau do gút

Rau bina giàu purin có thể làm tăng nồng độ axit uric và gây ra các đơn đau do gút

Rượu, bia và đồ uống có đường

Quá trình tiêu hóa đồ uống có cồn như rượu, bia làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể vì thức uống này cũng có hàm lượng purin cao. Một nghiên cứu cho thấy những người không uống rượu có nồng độ axit uric thấp hơn và ít có nguy cơ mắc bệnh gút hơn những người uống rượu.

Fructose là một dạng đường tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại đồ uống. Tiêu thụ đồ uống có hàm lượng đường cao có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Vậy nên người bệnh gút nên tránh uống đồ uống nhiều đường như nước ép trái cây đóng hộp, nước ngọt, nước tăng lực, đồ uống thể thao, soda,…

Người bị bệnh gút cũng không nên uống rượu, bia, đồ uống có đường

Người bị bệnh gút cũng không nên uống rượu, bia, đồ uống có đường

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh gout

Bệnh gút là do nồng độ axit uric cao trong máu gây ra. Axit uric dư thừa tạo thành các tinh thể sắc nhọn lắng đọng trong khớp, gây sưng và đau. Giảm nồng độ axit uric có thể giúp ngăn chặn các tinh thể mới hình thành, làm giảm các cơn gút. Bạn có thể giảm lượng axit uric trong cơ thể bằng cách duy trì chế độ ăn ít purin. Theo đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh gout như sau:

  • Giảm axit uric, ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận: Những người bị tăng axit uric máu có thể kiểm soát tình trạng của mình bằng chế độ ăn uống để ngăn ngừa các biến chứng như sỏi thận phát triển. Những người bệnh gút có thể ngăn chặn các tinh thể axit uric mới hình thành trong khớp hoặc thận bằng việc thực hiện chế độ ăn phù hợp, ít purin.
  • Giảm cân giúp giảm triệu chứng gút: Bệnh gút có liên quan nhiều đến việc tăng cân quá mức và các hội chứng chuyển hóa liên quan như béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Tránh các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể giúp bạn giảm cân. Giảm cân làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển các triệu chứng của bệnh gút bằng cách giảm căng thẳng cho các khớp.
  • Giảm sử dụng thuốc: Chế độ dinh dưỡng tuy không hiệu quả bằng thuốc điều trị bệnh gút và không thể thay thế nó nhưng duy trì chế độ ăn uống khoa học có thể giúp giảm thiểu nhu cầu dùng thuốc. Điều này có thể ngăn một số tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Duy trì chế độ ăn uống phù hợp giúp người bệnh gút thuyên giảm triệu chứng của bệnh

Duy trì chế độ ăn uống phù hợp giúp người bệnh gút thuyên giảm triệu chứng của bệnh

Lời khuyên: Ngoài việc tìm hiểu bệnh gút kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần tạo thói quen kiểm tra chỉ số axit uric thường xuyên, giúp phát hiện kịp thời tình trạng axit uric trong máu tăng cao để có sự thay đổi trong lối sống và điều trị. Trang bị ngay máy đo đường huyết 3in1 Benecheck tích hợp 3 chức năng kiểm tra gút, đường huyết và mỡ máu!

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Siêu Thị Y Tế mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết rõ bệnh gút kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe từ đó xây dựng được chế độ ăn uống phu8f hợp. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đón đọc thông tin và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: verywellhealth.com, healthline.com

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất