Sau một ngày dài làm việc, đôi chân của chúng ta thường cảm thấy đau nhức, nhất là với ai phải đi nhiều hoặc đứng trong thời gian dài. Thử ngay 5 cách giảm đau chân khi đi nhiều dưới đây bạn nhé, những biện pháp đơn giản này rất dễ thực hiện ngay tại nhà và mang đến hiệu quả bất ngờ.
Nguyên nhân gây đau chân khi đi nhiều
Khi đứng lâu hay buộc phải đi nhiều, đôi chân của chúng ta phải chịu toàn trọng lực của cơ thể khiến bắp chân và mắt cá chịu nhiều lực tác động hơn, nên sẽ gây ra cảm giác đau nhức. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khác khiến bạn bị đau chân khi đi nhiều:
- Mang giày chật: Giày quá chật có thể nén ngón chân gây đau ngay cả khi bạn không đi nhiều hay đứng lâu.
- Cấu trúc bàn chân: Một số người có bàn chân phẳng và có vòm cao thường rất dễ bị đau chân.
- Chấn thương bàn chân: Bất kỳ tổn thương nào trong quá khứ hoặc hiện tại ở bàn chân bao gồm căng cơ, bong gân hoặc gãy xương đều dẫn đến đau chân khi đi nhiều.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng nặng có thể gây căng thẳng cho khớp, dây chằng và cơ bàn chân nên người béo phì hay thừa cân thường bị đau nhức chân nhiều hơn.
- Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm cho dây chằng ở bàn chân căng hơn, điều này khiến mẹ bầu dễ bị đau chân đặc biệt là khi đi nhiều.
Thử ngay 5 cách giảm đau chân khi đi nhiều hiệu quả tức thì
Chườm lạnh
Bàn chân thường sưng lên khi thời tiết ấm hơn hoặc do đứng lâu đi nhiều ngay cả khi không có vết thương. Chườm đá hoặc ngâm chân mát có thể là một cách giảm đau chân khi đứng nhiều rất hiệu quả. Hãy bọc túi nước đá bằng khăn (dùng đá trực tiếp lên cơ thể có thể gây tổn thương mô). Chườm đá lên vùng bị đau nhức không quá 10 phút và nghỉ ngơi 10 phút trước khi chườm đá lại.
Thực hiện các bài tập kéo giãn
Cơ bắp bị căng thẳng quá mức khi đi nhiều sẽ có xu hướng bị co thắt. Để giảm bớt sự căng cứng này, bạn hãy thực hiện các động tác duỗi chân thường xuyên. Một số cách giảm đau chân khi đi nhiều với bài tập bao gồm:
- Ngồi trong tư thế thoải mái, nhẹ nhàng duỗi khớp mắt cá chân và ngón chân bằng tay hoặc dây đeo để giảm đau và khó chịu.
- Xoay mắt cá chân 10 lần theo chiều kim đồng hồ rồi đổi chiều ngược lại. Thực hiện mỗi bên chân 10 lần.
- Dùng một quả bóng tennis hoặc con lăn xốp đặt dưới chân rồi lăn qua lăn lại để tạo áp lực làm căng cơ, điều này giúp đôi chân của bạn được thư giãn sau khi bị co cứng cả ngày.
- Gập người về phía trước rồi cúi xuống chạm vào ngón chân. Hoặc bạn có thể ngồi xổm xuống sàn sao cho đầu gối chạm ngực đồng thời nâng mắt cá chân lên. Động tác này sẽ làm kéo căng mắt cá chân và bắp chân.
Nâng cao chân
Một cách giảm đau chân khi đi nhiều rất đơn giản được nhiều người áp dụng là nâng cao đôi chân mệt mỏi của mình. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa và giảm sưng tấy, giúp các cơ đau nhức được hồi phục nhanh hơn. Bạn nên nâng chân lên một góc 30 độ so với đầu và cao hơn tim, có thể đặt chân lên vali hoặc chồng gối khi bạn đang ngủ, nghỉ ngơi hoặc đọc sách.
Massage chân
Massage chân một trong những cách giảm đau chân khi đi nhiều tốt nhất để thư giãn, cải thiện tuần hoàn, dẫn lưu bạch huyết và xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Các thao tác massage cần nhắm vào các vùng quan trọng như ngón chân, lòng bàn chân, các gân liên kết ở giữa và mắt cá chân.
Thoa một ít kem dưỡng da hoặc tinh dầu massage lên tay rồi thoa đều lên từng phần của bàn chân, tạo áp lực lên gót chân, vòm và ngón chân. Bạn có thể dùng ngón tay để duỗi các ngón chân và từ từ bóp nhẹ nhàng.
Để massage sâu hơn, hãy lăn chân trên con lăn xốp có các nút massage. Bạn có thể tham khảo sử dụng máy mát xa chân, thiết bị này thường tích hợp nhiều chức năng bao gồm xoa bóp chuyên sâu như tay người kết hợp nhiệt làm ấm,… để đôi chân được giảm đau hiệu quả.
Máy massage chân cao cấp KASJ Z5 |
Ngâm chân nước ấm
Ngâm chân trong nước ấm đặc biệt hữu ích khi bạn bị đau chân. Đây không chỉ là cách giảm đau chân khi đi nhiều hiệu quả mà còn giúp bạn thư giãn tinh thần và toàn bộ cơ thể rất tốt. Cách ngâm chân nước ấm thực hiện như sau:
- Đổ đầy nước ấm (nhưng không sôi) vào bồn tắm hoặc chậu sao cho nước ngâm chân cao qua mắt cá chân.
- Thêm những loại thảo dược yêu thích của bạn để nâng cao hiệu quả ngâm chân, bạn có thể sử dụng: muối Epsom để giúp giảm sưng tấy, thư giãn cơ bắp và các khớp bị cứng; hoa cúc làm dịu và thư giãn da; hoa oải hương tạo ra hương thơm êm dịu và thư giãn cơ thể (có thể sử dụng ở dạng tự nhiên hoặc dạng tinh dầu); dầu khuynh diệp để khử trùng và chống viêm tự nhiên, tạo ra mùi dễ chịu khi ngâm chân.
- Bắt đầu ngâm chân khoảng 15 – 20 phút, có thể kết hợp dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng cho chân.
- Sau khi ngâm chân xong thì lau khô bằng khăn sạch.
- Nên thoa kem dưỡng để giữ ẩm cho da chân không bị khô, nứt nẻ.
Để có trải nghiệm thư giãn hơn nữa, hãy thử sử dụng chậu ngâm chân massage bạn nhé. Những loại bồn này được tích hợp nhiều chế độ, cường độ xoa bóp và cũng có thể dùng được với nhiều loại thảo dược khác nhau giúp bạn nhanh chóng xoa dịu được cơn đau nhức chân của mình.
Bồn ngâm chân massage Germany KASJ 1612 |
Bồn ngâm chân massage gấp gọn cao cấp KASJ K1 |
Cách ngăn ngừa đau chân khi đi nhiều
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Việc giảm bớt vài cân thừa có thể giúp giảm đau gót chân khi đi bộ vì béo phì, thừa cân sẽ tạo thêm áp lực dồn xuống chân.
- Mang giày đúng kích cỡ: Giày không vừa vặn có thể dẫn đến tuần hoàn máu ở chân kém, dễ làm sưng và đau chân. Do đó hãy chọn giày không quá rộng hay quá chật mà cần vừa với chân một cách thoải mái. Đảm bảo giày không siết chặt ngón chân và tạo được khoảng trống từ 0.5 đến 1,2 cm giữa các ngón chân cũng như điểm cuối của giày.
- Cố gắng nghỉ ngơi: Đứng trong thời gian dài có thể khiến chân bạn bị đau, ngay cả khi đi giày đế bằng. Vậy nên để ngăn ngừa đau chân, bạn nên cố gắng nghỉ ngơi, xen kẽ giữa ngồi và đứng thường xuyên.
- Vận động cơ chân nhẹ nhàng: Thường xuyên giãn cơ và vận động bàn chân, mắt cá chân để cơ, gân, dây chằng khỏe mạnh và chắc khỏe, hạn chế đau nhức chân.
Siêu Thị Y Tế gợi ý đến bạn 5 cách giảm đau chân khi đi nhiều cực hiệu quả được nhiều người áp dụng. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm: