Rau ngót là một trong những loại rau quen thuộc trong các bữa ăn gia đình của người Việt. Nhưng liệu người bị tiểu đường có ăn được rau ngót không? Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn trên trong bài viết sau, đồng thời chia sẻ đến bạn những lưu ý khi ăn rau ngót để đảm bảo sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót
Rau ngót hay còn được gọi là rau bù ngót, rau bồ ngót, rau tuốt. Rau có vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, giải độc, hoạt huyết, cầm máu, hỗ trợ chữa viêm phổi, sốt cao, ban sởi, tiểu dắt,… Trong rau ngót có chứa các chất dinh dưỡng sau:
- Protein: 6.4 g
- Carbohydrate: 9.9 g
- Nước: 81 g.
- Chất xơ: 1.5 g
- Chất béo: 1 g
- Canxi: 233 mg
- Sắt: 3.5 mg
- Vitamin A và B: 10 mcg
- Vitamin C: 164 mg
- Phốt pho: 98 mg
>> Nội dung liên quan:
- Top những loại rau người Tiểu Đường không nên ăn và nên ăn
- Liệu người bệnh tiểu đường có ăn được rau muống không?
Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường có ăn được rau ngót không?
Vì rau ngót vốn có vị ngọt tự nhiên nên khiến nhiều người không khỏi băn khoăn bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không. Theo nhiều nghiên cứu, rau ngót có nhiều insulin rất tốt trong việc ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường.
Một nghiên cứu khác đã đánh giá tác động của dịch tiêu hóa lá rau ngót đối với nồng độ glucose (đường huyết) sau khi ăn, và đưa ra kết quả rằng chỉ số đường huyết của bệnh nhân được sử dụng chất tiêu hóa từ lá rau ngót thấp hơn đáng kể so với nhóm không dùng. Kết quả từ nghiên cứu này đã thêm phần khẳng định về khả năng hạ lượng đường trong máu của rau ngót, từ đó có thể hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
Vậy tiểu đường có ăn được rau ngót không? Câu trả lời là ĐƯỢC. Nhưng có một số lưu ý mà người bệnh cần thực hiện khi ăn rau ngót để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lợi ích khi ăn rau ngót đối với người bệnh tiểu đường
Giảm lượng đường trong máu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được chất diệp lục từ lá cây rau ngót có khả năng làm giảm đường huyết hiệu quả. Vì vậy người bệnh tiểu đường ăn rau ngót sẽ giúp đường huyết được ổn định tốt hơn.
Kiểm soát cân nặng hiệu quả
Chiết xuất từ rau ngót đã được chứng minh là có thể chống béo phì, giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu năm 2020, rau ngót có chứa flavonoid – chất đóng vai trò hỗ trợ chủ yếu trong việc giảm lượng đường huyết, giảm tích tụ mỡ. Bên cạnh đó, hoạt chất Polyphenol trong rau ngót còn có thể làm giảm tăng sinh tế bào mỡ, tăng phân giải mỡ và tăng oxy hóa các acid béo. Điều đó cho thấy tiêu thụ rau ngót sẽ hỗ trợ người bệnh giảm nguy cơ béo phì.
>> Tham khảo thêm:
Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Kiểm soát huyết áp: Trong rau ngót có hoạt chất Papaverin có tác dụng làm giãn cơ trơn, giảm sức cản ngoại vi, từ đó làm giảm huyết áp hiệu quả. Khi huyết áp ổn định, người bệnh sẽ ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch.
Chữa lành vết thương nhanh hơn: Hàm lượng vitamin C trong rau ngót rất cao, giúp thúc đẩy khả năng hình thành collagen. Điều này sẽ làm tăng khả năng chữa lành vết thương trên da.
Ngăn ngừa nhiễm trùng: Một số vi khuẩn như staphylococcus auerus, klebisella pneumonia có thể phát triển trong cơ thể, gây bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết khi gặp điều kiện thích hợp. Nhưng chiết xuất Etanolic có trong rau ngót sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng do những vi khuẩn này gây nên.
Bảo vệ tế bào trong cơ thể: Rau ngót cũng bao gồm các chất chống oxy hóa như Polyphenol, hợp chất Ion. Những chất này sẽ bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, stress oxy hóa, sự viêm nhiễm,… rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Trong 100g rau ngót có khoảng 2.5g chất xơ giúp làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột co bóp dễ dàng hơn. Từ đó có thể chống táo bón ở người tiểu đường.
Những lưu ý quan trọng cần biết khi ăn rau ngót
Mặc dù đã biết được tiểu đường có ăn được rau ngót không, nhưng người bệnh cũng cần quan tâm đến những lưu ý sau đây để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn:
- Người bị tiểu đường không nên lạm dụng ăn quá nhiều rau ngót. Lượng rau ngót được khuyến nghị tiêu thụ tối đa mỗi ngày là 50g.
- Bệnh nhân tiểu đường bị mất ngủ, thiếu ngủ không nên ăn rau ngót. Nếu muốn ăn phải nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống sẽ làm tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn.
- Người thiếu canxi, người còi xương không nên ăn rau ngót vì trong loại rau này có chứa glucocorticoid – một hoạt chất có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho.
Cuối cùng, người bệnh cần có máy đo đường huyết tại nhà để có thể chủ động theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày, từ đó có kế hoạch thay đổi lối sống phù hợp. Điều này cũng đặc biệt có ích trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
>> Thông Tin Thêm:
- Bật mí các loại đậu tốt cho người tiểu đường bạn nên thử
- Top 10 Các loại ngũ cốc cho người tiểu đường tốt nhất
Mời bạn tham khảo các dòng máy đo đường huyết tại Siêu Thị Y Tế
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus |
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck |
Combo Máy đo đường huyết Benecheck 3in1 - Máy đo huyết áp Boso Medicus X |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus & Máy đo huyết áp Wellmed FDBP-A4 |
Combo Máy đo đường huyết Sapphire Plus - Máy đo huyết áp Medistar+ |
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết được tiểu đường có ăn được rau ngót không. Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!