Bệnh suy giãn tĩnh mạch, nhất là suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng phổ biến. Do môi trường làm việc và cuộc sống sinh hoạt mà giãn tĩnh mạch ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Dưới đây là 9 dấu hiệu giãn tĩnh mạch thường gặp nhất cảnh báo bạn bị mắc căn bệnh phiền toái này.
Các dấu hiệu giãn tĩnh mạch thường gặp nhất
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch thường dễ nhận biết với các biểu hiện đặc trưng. Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng. Cụ thể như:
Những tĩnh mạch bị giãn lớn sẽ gây viêm loét da, các vết loét da lâu lành
Một triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân nghiêm trọng hơn là gây loét tĩnh mạch (vết loét) trên da. Loét da quanh mắt cá chân cũng là dấu hiệu của bệnh mạch máu.
Đau bắp chuối, chân nặng nề, có cảm giác tê rần khó chịu
Các cơ ở chân, nhất là bắp chuối có thể cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hoặc chậm chạp, đặc biệt là sau khi hoạt động thể chất. Ngoài ra bạn cũng sẽ thấy cảm giác tê rần khó chịu, đặc biệt là khi nghỉ ngơi trên giường. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch này phổ biến hơn ở phụ nữ và trở nên tồi tệ hơn khi vào chu kỳ kinh nguyệt.
Nặng chân, đau chân, mỏi chân tê nhức chân khi về chiều
Triệu chứng giãn tĩnh mạch này thường xuất hiện khi về chiều tối và thường biến mất vào buổi sáng, do chân hút hết chất lỏng dư thừa khi nghỉ ngơi.
Hay bị chuột rút về đêm, cảm giác châm chích, kiến bò và cảm giác ngứa chân
Mọi người thường nhận thấy triệu chứng giãn tĩnh mạch chân này quanh mắt cá chân. Bạn sẽ thấy chuột rút và châm chích nhiều hơn vào buổi tối (đặc biệt nếu bạn đã đứng nhiều giờ trong ngày) và trong các thời điểm ấm áp trong năm như mùa xuân, mùa hè.
Khi làm công việc đứng nhiều, ngồi lâu cảm giác phù chân sưng mắt cá chân
Sau khi làm việc cả ngày dài, nhất là người phải đứng lâu thì khi về chiều chân sẽ cảm giác đau hơn và đặc biệt là bị sưng ngay mắt cá chân, nguyên nhân là do áp lực đã dồn trực tiếp vào chân trong cả một ngày gây nên những dấu hiệu này.

Cảm giác phù chân sưng mắt cá chân sau ngày dài đứng nhiều là dấu hiệu giãn tĩnh mạch
Khi gác chân lên cao sẽ thấy đau nhức và khó chịu
Đây là một dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân khá dễ gặp. Chân bạn có thể đau nhức đặc biệt là phía sau đầu gối. Bạn có thể bị chuột rút cơ bắp. Chân, mắt cá chân và bàn chân có thể sưng và đau nhói khi gác chân lên cao.
Có những đường mạch máu màu xanh, tím xẫm nổi dưới da, gân xanh ngoằn nghoèo
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch thường thấy là các đường mạch máu ly ty xoắn, thường có màu xanh hoặc tím xẫm. Chúng xuất hiện ngay bên dưới bề mặt da ở chân, mắt cá chân, bàn chân và có thể phát triển thành cụm.
Đây chắc chắn là dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch lâm sàng phổ biến nhất. Chúng có thể là đường gân xanh ngoằn ngoèo, từ các tĩnh mạch sưng nhỏ đến các khối u lớn hoặc dây tĩnh mạch.

Dấu hiệu giãn tĩnh mạch thường thấy là đường mạch máu ly ty màu xanh hoặc tím xẫm dưới da
Chân nóng đau nhiều, sưng đỏ, màu da ở chân biến đổi
Nếu bàn chân và mắt cá chân của bạn sưng lên sau một ngày dài, điều này có thể cho thấy bạn có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch. Nếu nó xảy ra một lần, bạn có thể không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bàn chân và mắt cá chân của mình thường xuyên sưng lên, thì đó có thể là dấu hiệu giãn tĩnh mạch được cảnh báo sớm. Nếu không được điều trị, chứng giãn tĩnh mạch có thể gây ra các vết đổi màu nâu trên da.

Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân nghiêm trọng hơn vết loét quanh mắt cá chân
Bên trên là một số dấu hiệu giãn tĩnh mạch thường gặp nhất. Khi phát hiện những dấu hiệu trên bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế về nội tiết để chuẩn đoán. Bên cạnh đó, nên thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như thường xuyên xoa bóp chân khi phải ngồi lâu, đứng nhiều trong một thời gian dài, tranh thủ vận động, dành thời gian tập luyện, hạn chế đi giày cao gót, mặc quần bó sát và đi vớ y khoa phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch
Gần như bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể nhận thấy những dấu hiệu giãn tĩnh mạch, điều đó có nghĩa là mọi người đều có thể mắc bệnh này. Tuy nhiên có những đối tượng có một số yếu tố làm tăng khả năng phát triển chứng giãn tĩnh mạch, bao gồm:
- Người có tiền sử gia đình: Nếu bạn có thành viên trong gia đình bị giãn tĩnh mạch, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên.
- Người thường đứng hoặc ngồi quá lâu: Giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, đặc biệt nếu bạn đang đứng, bắt chéo hoặc gập chân có thể buộc các tĩnh mạch ở chân phải làm việc nhiều hơn để bơm máu trở lại tim.
- Người thừa cân, béo phì: Mang thêm trọng lượng có thể gây thêm áp lực lên tĩnh mạch của bạn, điều này có thể làm tăng khả năng mắc giãn tĩnh mạch.

Trọng lượng nặng gây thêm áp lực lên tĩnh mạch làm tăng khả năng mắc giãn tĩnh mạch
- Người bị chấn thương ở chân: Nếu chân của bạn bị chấn thương vào một thời điểm nào đó, các tĩnh mạch có thể bị yếu đi khả năng đưa máu trở lại tim của bạn. Tổn thương trước đây đối với tĩnh mạch ở chân làm tăng khả năng phát triển chứng giãn tĩnh mạch.
- Người lớn tuổi: Khi bạn lớn tuổi thì khả năng bạn bị giãn tĩnh mạch cũng tăng theo. Điều này thường được gây ra bởi sự “hao mòn” bình thường của quá trình lão hóa có thể khiến các tĩnh mạch yếu đi.
- Phụ nữ: Đặc biệt phụ nữ mang thai, em bé đang lớn gây áp lực lên bụng và các tĩnh mạch ở chân. Nhiều phụ nữ nhận thấy chứng giãn tĩnh mạch mà họ phát triển trong thời kỳ mang thai sẽ biến mất trong vòng 3 đến 12 tháng sau khi sinh.
- Người thường xuyên đi giày cao gót: Tư thế không tự nhiên làm cản trở lưu thông máu.
Xem thêm: Giãn tĩnh mạch khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Hậu quả của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Nếu bạn không phát hiện sớm nhưng triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch nêu trên để có biện pháp điều trị phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả xấu. Ban đầu, tại những vùng bị suy giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm nặng nề. Những vùng da mỏng và tĩnh mạch giãn nhiều có thể gây ra hiện tượng viêm loét rất khó điều trị, không được chăm sóc sẽ nhiễm khuẩn, lở loét diện rộng.
Không những thế khi bị suy giãn tĩnh mạch máu huyết ứ đọng trong lòng mạch lâu ngày, dễ tạo nên cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Trường hợp này nếu không được phát hiện và xử lí sớm, cục máu đông sẽ trôi theo dòng máu, chảy ngược về tim, từ tim sẽ di chuyển theo dòng đến các cơ quan trong cơ thể, nếu gặp phải những nơi mạch nhỏ, lòng mạch hẹp rất dễ gây ra tắc nghẽn mạch máu, nguy cơ bị thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch phổi.
Dưới đây là những biến chứng giãn tĩnh mạch nặng:
- Bị rối loạn huyết động học như sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm
- Tĩnh mạch nông nổi to và rõ hơn, chân nóng, sưng đỏ khi bị viêm tắc tĩnh mạch
- Giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ hệ thống tuần hoàn khiến bệnh nhân nhiễm trùng, viêm loét tình trạng nặng không chữa được
- Hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, có thể đưa bạn đến cửa tử nếu không cấp cứu kịp thời.
- Chảy máu giãn tĩnh mạch bệnh nhân mất mạng.
Xem ngay các biến chứng suy giãn tĩnh mạch có thể gặp nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả xấu
Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa: Phòng ngừa và điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng vớ y khoa là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Vớ y khoa được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa những triệu chứng do bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra mà không cần dùng thuốc, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
![]() | Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A |
![]() | Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A |
![]() | Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1150A |
![]() | Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng gối, hở ngón - Basic - Art.950A |
![]() | Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A |
Siêu Thị Y Tế cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết chia sẻ về những dấu hiệu giãn tĩnh mạch thường gặp. Chúc bạn luôn vui khỏe và mong rằng bạn sẽ tiếp tục đón đọc trang tin tức Siêu Thị Y Tế Blog!
Xem thêm: