Giãn tĩnh mạch khi mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

2074

Có tới một nửa số người mang thai bị giãn hoặc to bất thường ở các tĩnh mạch nông chi dưới khi mang thai. Đây là tình trạng giãn tĩnh mạch khi mang thai, điều này có thể gây khó chịu cho mẹ bầu và gây nhiều lo lắng không biết giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu về giãn tĩnh mạch bà bầu trong bài viết sau để biết cách chữa và phòng ngừa hợp lý.

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai là gì?

Giãn tĩnh mạch khi mang thai là tình trạng các van trong tĩnh mạch bị suy yếu. Khi các van hoạt động không chính xác, máu sẽ tích tụ ở chân và tăng áp lực. Các tĩnh mạch trở nên yếu, to và xoắn. Nhiều phụ nữ lần đầu tiên bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Điều này có thể dẫn đến sưng và khó chịu ở chân hoặc bàn chân, đây là một bệnh phổ biến khác khi mang thai.

Giãn tĩnh mạch khi mang thai

Giãn tĩnh mạch khi mang thai

Biểu hiện bà bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân

Các dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở bà bầu dễ thấy nhất:

  • Bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân sẽ thấy đau chân, nặng chân, các triệu chứng này xuất hiện ở những tháng đầu khi mới mang thai.
  • Bị phù chân, nhất là bị phù ở vùng mắt cá nhân, biểu hiện này thường thấy ở cuối thai kì hoặc sớm hơn.
  • Bị chuột rút, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, châm chích như kiến bò ở căng chân, cảm giác tê chân
  • Chân nổi gân xanh, các tĩnh mạch li ti xuất hiện dưới da từng mảng lớn nhỏ khác nhau, có màu tím đỏ hoặc màu xanh mạng nhện.
  • Da vùng chân đổi màu, chàm.
  • Ngoài những triệu chứng trên thai phụ mắc bệnh còn có thêm triệu chứng đau, sưng ở vùng âm hộ, bệnh trĩ,…
Bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân sẽ thấy đau chân, chuột rút, ngứa ngáy khó chịu

Bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân sẽ thấy đau chân, chuột rút, ngứa ngáy khó chịu

Nguyên nhân khiến bà bầu bị giãn tĩnh mạch ở chân

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và cân nặng của em bé đang lớn khiến bạn dễ bị giãn tĩnh mạch hơn. Điều này là do:

  • Nồng độ hormone progesterone cao hơn làm giãn thành mạch máu và giảm chức năng của van.
  • Tăng lượng máu trong cơ thể bạn.
  • Áp lực từ em bé lên các mạch máu trong xương chậu của bạn có thể thay đổi lưu lượng máu ở vùng xương chậu và chân của bạn.
  • Tất cả những lực này khiến máu khó di chuyển hơn so với trọng lực từ chân về tim.
  • Táo bón cũng phổ biến trong thai kỳ và có thể gây ra bệnh trĩ.
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi và cân nặng của em bé khiến mẹ bầu dễ bị giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi và cân nặng của em bé khiến mẹ bầu dễ bị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch khi mang thai có nguy hiểm không?

Khoảng 28% phụ nữ sẽ bị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc đau, nhưng nhìn chung là vô hại trong thời gian ngắn. Một số ít phụ nữ có nhiều nguy cơ bị cục máu đông trong tĩnh mạch, tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt. Bệnh này thường không gây nguy hiểm, nhưng khi huyết khối lớn sẽ khiến tĩnh mạch bị căng, từ đó gây sưng, nóng, đỏ vùng da xung quanh.

Nếu suy giãn tĩnh mạch khi mang thai tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch bề mặt làm cho vùng da trên tĩnh mạch bị giãn bắt đầu khiến gây đau, đổi màu hoặc dễ chảy máu thì mẹ bầu nên đến bệnh viện để được khám và điều trị ngay lập tức tránh huyết khối nặng có thể gây nhiễm trùng vùng xung quanh.

Giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể ngứa hoặc đau

Giãn tĩnh mạch khi mang thai có thể ngứa hoặc đau

Cách chữa suy giãn tĩnh mạch cho bà bầu

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tương đối khó chữa, ở phụ nữ mang thai mức độ khó khăn hơn nhiều, vì khi mang thai mẹ bầu phải hạn chế sử dụng thuốc. Do đó, mẹ bầu nên áp dụng một số biện pháp tự nhiên để cải thiện tình hình:

  • Kê cao chân khi ngủ là một mẹo chữa suy giãn tĩnh mạch chân khi mang thai.
  • Tích cực vận động thể chất nhẹ nhàng, nên đi bộ mỗi ngày.
  • Xoa bóp, mát xa đôi chân, ngâm chân bằng nước mát.
  • Hay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Sử dụng vớ y khoa để phòng ngừa và điều trị bệnh.

>> Xem thêm: Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch đúng cách và hiệu quả

Mẹ bầu nên thường xuyên massage chân để làm dịu sự khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra

Mẹ bầu nên thường xuyên massage chân để làm dịu sự khó chịu do giãn tĩnh mạch gây ra

Cách phòng tránh giãn tĩnh mạch khi mang thai

  • Kiểm soát cân nặng, không tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh
  • Khi mang thai thì đừng ngồi một chỗ quá lâu hoặc đứng nhiều, đi lại xung quanh để máu huyết lưu thông khi trên 30 tuần.
  • Không ngồi bắt tréo chân, bởi tư thế ngồi này làm giảm lưu thông máu ở chân bạn.
  • Nằm nghiêng sang trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch lưu thông mang máu từ chân lên đến tim.

Xem thêm các cách ngăn ngừa giãn tĩnh mạch hiệu quả bạn nên biết

Thông tin thêm cho bạn: Mang vớ y khoa được xem là phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân lý tưởng nhất. Với thiết kế công nghệ đặc biệt, vớ y khoa cung cấp các mức né khác nhau lên chân để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch. Dùng vớ y khoa sẽ không gây hại hay nguy hiểm cho mẹ và em bé.

Mang vớ y khoa được xem là phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân lý tưởng

Mang vớ y khoa được xem là phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân lý tưởng

Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

vo y khoa1579161054.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A
Giá bán tham khảo: 760.000đ

m1170a min1608285060.nv

Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A
Giá bán tham khảo: 630.000đ

3 min1567997422.nv

Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A
Giá bán tham khảo: 410.000đ

Xem nhiều hơn các sản phẩm vớ y khoa TẠI ĐÂY

Bài viết đã chia sẻ đến bạn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách trị giãn tĩnh mạch khi mang thai. Siêu Thị Y Tế mong rằng thông tin sẽ hữu ích cho quá trình mang thai của bạn. Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh và cảm ơn bạn đã đón đọc.

Xem thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.