Viêm phổi dấu hiệu biến chứng và phương pháp điều trị
Dâu hiệu nhận biết
Bị sốt đột ngột 39 – 40 độ rét run, đắp nhiều chăn, ho khan nhiều tiếng, rồi ho ra đờm, khạc ra màu gỉ sắt, màu cà phê. Ho càng nhiều càng đau ngực do co thắt các cơ hô hấp và cơ bụng. Thở khó khăn, da xanh xao do thiếu oxy.
Nếu trẻ em khó thở nhanh, nông, hai cánh mũi phập phồng, môi khô, dẫn đến suy hô hấp, phải đưa đến bệnh viện ngay để thở oxy và điều trị, không kịp thời có thể gây tử vong, người bệnh không muốn ăn uống, mất ngủ, chỉ nằm thở…
Thở nhanh, nông, đôi khi thở rít và cánh mũi phập phồng.
Ho: Thường có đờm vàng, có thể dính máu.
Có thể đau ngực.
Trẻ em đang bị ốm nặng mà thở nông trên 50 lần/1 phút là có thể đang bị viêm phổi.
Biến chứng của bệnh viêm phổi
Nhiễm trùng lan đến các phần khác của cơ thể hoặc nhiễm trùng toàn thân.
Áp xe phổi, tức là sự tạo thành một hay nhiều ổ mủ trong phổi.
Tràn dịch, tràn mủ màng phổi: phổi bao gồm hai màng bao bọc, thường chỉ có một lớp dịch rất mỏng giữa hai màng này, nếu bị tràn dịch hay mủ, dịch hoặc mủ sẽ tụ giữa hai lớp màng này.
Hoại tử phổi, tức là các mô của phỏi bị hủy hoại và chết đi do nhiễm trùng.
Hình ảnh: Viêm phổi dấu hiệu biến chứng và phương pháp điều trị
Tỉ lệ tử vong của bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi đang là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Tỉ lệ tử vong tùy theo từng loại vi trùng, sức khỏe của bệnh nhân.
Tóm lại nguyên nhân nào nếu được điều trị sớm bằng kháng sinh và những phương pháp phụ trợ thích hợp cũng là yếu tố quan trọng để giảm biến chứng và tử vong.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Khi ra đường lúc trời lạnh cần sử dụng khẩu trang và mặc quần áo ấm, đi tất, ăn thức ăn lúc còn nóng, không sử dụng những chất lạnh như kem…
Sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi thông thường như argyrols, naphazolin, sulfarin 1 đến 3 lần trong này để đề phòng viêm đường hô hấp trên.
Cách điều trị bệnh viêm phổi
Cần phát hiện bệnh và đưa vào bệnh viện sớm, điều trị tích cực đúng phương pháp, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi, không để lại di chứng, đối với trẻ em cần đề phòng suy hô hấp cấp.
Trong khi mắc bệnh cần nghỉ ngơi và giữ ấm cơ thể, phòng cần thoáng và sáng, bổ sung chất dinh dưỡng như sữa, cháo thịt, súp…
Sử dụng các chất kháng sinh như: penixilin, suphamit
Đối với những trường hợp nặng: cần tiêm penixilin procain, người lớn tiêm ngày 2 -3 lần mỗi lần 400.000 đơn vị hoặc tiêm ampixilin: người lớn ngày tiêm 4 lần, mỗi lần 500mg. Trẻ nhỏ dùng liều bằng ½ – ¼ lần người lớn.
Hạ nhiệt và giảm đau: dùng aspirin, paracetamol, axetaminophen.
Cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước nóng.
Nếu không ăn được: cho ăn thức ăn lỏng.
Nếu người ốm thở rít: dùng thuốc hen như teophylin hoặc ephedrin.
> Máy đo đường huyết nào tốt nhất để kiểm tra đường huyết tại nhà
Xem thêm: