Viêm phổi có lây không và phòng ngừa như thế nào?

1539

Viêm phổi là căn bệnh hô hấp xảy ra ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người già. Vì bệnh viêm phổi ngày càng xuất hiện phổ biến hơn nên không ít người lo lắng rằng liệu viêm phổi có lây không và nếu có thì lây lan qua đường nào? Bài viết sau từ Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn trên cùng những câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Viêm phổi có lây không và phòng ngừa như thế nào?

Viêm phổi có lây không và phòng ngừa như thế nào?

Viêm phổi là bệnh gì?

Bệnh viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng trong phổi do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm gây ra. Viêm phổi làm cho mô phổi sưng lên (hay thường gọi là viêm) và có thể gây ra dịch hoặc mủ trong phổi. Viêm phổi có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai phổi. Tình trạng viêm ở cả hai phổi được gọi là viêm phổi hai bên hoặc viêm phổi kép.

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi là do nhiều loại vi khuẩn, vi rút và nấm trong không khí chúng ta hít thở gây ra:

  • Viêm phổi do virus: Loại viêm phổi này do virus gây ra, bao gồm cảm lạnh thông thường, cúm, COVID-19 và virus hợp bào hô hấp (RSV).
  • Viêm phổi do vi khuẩn: Loại viêm phổi này do nhiều loại vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae. Viêm phổi do vi khuẩn thường xảy ra khi cơ thể suy yếu, chẳng hạn như do mới mắc bệnh hoặc tuổi già.
  • Viêm phổi do nấm: Các loại nấm như Cryptococcus hoặc Pneumocystis jirovecii có thể gây viêm phổi, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Bệnh viêm phổi do nhiều loại vi khuẩn, vi rút và nấm trong không khí chúng ta hít thở gây ra

Bệnh viêm phổi do nhiều loại vi khuẩn, vi rút và nấm trong không khí chúng ta hít thở gây ra

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi có thể bao gồm:

  • Ho không có đờm hoặc ho có đờm xanh lục, vàng hoặc thậm chí có máu.
  • Sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi thường xuyên.
  • Nói chuyện bị hụt hơi.
  • Khó thở, thở nhanh và nông.
  • Đau ngực dữ dội khi thở sâu hoặc ho.
  • Chán ăn, mệt mỏi, cảm giác mất năng lượng.
  • Trẻ nhỏ thường thấy buồn nôn và nôn
  • Người lớn tuổi thường có cảm giác lú lẫn, nhận thức kém.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi có lây không?  

Như đã chia sẻ ở nội dung trên, có nhiều nguyên nhân gây ra viêm phổi bao gồm virus, vi khuẩn, nấm,… Vậy thì liệu viêm phổi có lây không? Câu trả lời là tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, bệnh viêm phổi do virus và vi khuẩn gây ra sẽ có khả năng lây truyền giữa người với người. Nhưng bệnh viêm phổi do nấm, ký sinh trùng, bụi kim loại sẽ không lây truyền.

Viêm phổi do virus, vi khuẩn có thể lây lan khi:

  • Người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện làm bắn các giọt nước bọt từ đường hô hấp vào không khí. Những người tiếp xúc gần với người bệnh có thể sẽ hít phải những giọt bắn này, sau đó sẽ nhiễm bệnh.
  • Chạm vào một vật dụng, bề mặt có virus hoặc vi khuẩn viêm phổi do người bệnh để lại. Nếu vô tình đụng vào những đồ vật này rồi chạm vào mũi hoặc miệng thì những người khỏe mạnh có thể bị nhiễm viêm phổi. 

Những người mắc bệnh viêm phổi khác nhau sẽ có thời gian lây bệnh khác nhau. Nếu người bệnh bị viêm phổi do vi khuẩn thì sẽ có khả năng lây nhiễm trong khoảng 48 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh và hết sốt. Nhưng với tình trạng bệnh viêm phổi do virus, giai đoạn lây nhiễm sẽ được xem là kết thúc kể từ khi các triệu chứng của bệnh bắt đầu biến mất (nhất là đối với biểu hiện sốt).

Viêm phổi có lây không? Viêm phổi do virus, vi khuẩn có thể lây lan qua đường hô hấp

Viêm phổi có lây không? Viêm phổi do virus, vi khuẩn có thể lây lan qua đường hô hấp

Bệnh viêm phổi có thể xuất hiện ở mức độ từ nhẹ đến nặng và thậm chí đe dọa tính mạng tùy thuộc vào tình trạng thể chất cũng như loại viêm phổi mà người bệnh mắc phải. Bất kỳ ai từ trẻ em, người trưởng thành đến người lớn tuổi đều có thể mắc bệnh hô hấp này. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao bị lây bệnh viêm phổi:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi và người già từ 65 tuổi trở lên là những người có hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị lây nhiễm viêm phổi.
  • Bệnh nhân mắc bệnh hô hấp từ trước như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen suyễn.
  • Người bị bệnh tim hoặc HIV/AIDS.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân đang hóa trị, đang hồi phục sau phẫu thuật, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc dùng máy thở.
  • Những người có sức khỏe tổng thể kém.
  • Những người hút thuốc và uống rượu thường xuyên.
Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị lây nhiễm viêm phổi

Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch kém nên rất dễ bị lây nhiễm viêm phổi

Viêm phổi có lây qua đường máu không?

Viêm phổi có lây qua đường máu không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh này bởi viêm phổi xảy ra do nhiều yếu tố và khả năng lây nhiễm cũng qua nhiều con đường khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Bệnh viêm phổi do virus HIV gây ra trong giai đoạn cuối sẽ khiến bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Vào thời điểm này thì bệnh hoàn toàn có thể lây qua đường máu.
  • Khả năng lây qua đường máu ở bệnh viêm phổi cũng có thể xảy ra nếu bệnh do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh gây ra.
Viêm phổi có lây qua đường máu không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh

Viêm phổi có lây qua đường máu không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh

Cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi

Sau khi tìm hiểu rõ bệnh viêm phổi có lây không, dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi:

  • Bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Hút thuốc và hít phải khói thuốc sẽ làm tổn thương phổi và khiến bạn dễ bị viêm phổi hơn.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi ăn, trước khi xử lý thực phẩm và sau khi đi vệ sinh. Nếu không có xà phòng, bạn nên sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn.
  • Tránh tiếp xúc gần và dùng chung vật dụng với người khác nếu một trong hai người mắc bệnh truyền nhiễm như cúm, cảm lạnh hoặc COVID-19.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu quá mức.
  • Chủ động tiêm phòng vắc-xin theo khuyến nghị. 
Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi

Lời khuyên hữu ích: Người bệnh viêm phổi nên sử dụng máy xông khí dung để hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là thiết bị chuyên dụng thường được các bác sĩ khuyến nghị dùng tại nhà. Máy xông khí dung biến thuốc từ dạng lỏng sang dạng khí, đưa đến phế quản một cách nhanh chóng để nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang,…

Xem ngay một số mẫu máy xông khí dung đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may xong khi dung wellmed axd 304 av1 3

Máy xông khí dung Wellmed AXD-304
Giá bán tham khảo: 650.000đ

may xong khi dung dang luoi wellmed air pro ii av6

Máy xông khí dung dạng lưới Wellmed Air Pro II
Giá bán tham khảo: 960.000đ

may xong khi dung wellmed cnb69028 avnew11609732682.nv

Máy xông khí dung Wellmed CNB69028
Giá bán tham khảo: 760.000đ

may xong mui hong philips innospire deluxe av5551609908428.nv

Máy xông mũi họng Philips Innospire Deluxe
Giá bán tham khảo: 2.300.000đ

Xem thêm các mẫu máy xông khí dung mới nhất TẠI ĐÂY

Siêu Thị Y Tế hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn biết được viêm phổi có lây không cũng như cách ngăn ngừa lây nhiễm bệnh viêm phổi hiệu quả. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo: youmed.vn, lung.org



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất