Tụt huyết áp có nên uống nước đường hay không?

21277

Khi bị huyết áp thấp, nhiều người tụt huyết áp uống nước đường để giúp ổn định huyết áp. Liệu hành động này có được các chuyên gia y tế khuyên dùng? Khi bị tụt huyết áp có nên uống nước đường không? Hãy cùng Siêu Thị Y Tế khám phá thông tin thú vị này ngay sau đây nhé!

Tụt huyết áp uống nước đường được không?

Tụt huyết áp uống nước đường được không?

Tụt huyết áp uống nước đường được không?

Nếu bạn chưa biết khi bị tụt huyết áp uống nước đường được không? thì câu trả lời là . Nếu bạn bị tụt huyết áp do hạ đường huyết, thì bạn có thể uống một cốc nước đường để ổn định huyết áp kịp thời tránh những biến chứng tiêu cực do bệnh gây ra. Các dấu hiệu bị tụt huyết áp do hạ đường huyết bạn có thể dễ dàng nhận biết như choáng váng, chóng mặt, buồn nôn.

Tuy nhiên tụt huyết áp còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như mang thai, ăn uống thất thường, hoạt động quá mức, rối loạn nội tiết,… do đó người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Tụt huyết áp có nên uống nước đường không

Tụt huyết áp có nên uống nước đường không

Tóm lại, bạn có thể uống nước đường khi bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lạm dụng uống nước đường để tránh gây hại cho sức khỏe mà nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

>> Xem thêm: Hãy chủ động kiểm tra và theo dõi sức khỏe tại nhà bằng máy đo huyết áp

Khi nào bị tụt huyết áp?

Như chúng ta biết, tụt huyết áp là hiện tượng chỉ số huyết áp giảm xuống dưới mức bình thường là 90mmHg. Tình trạng tụt huyết áp có thể xảy đến đột ngột, gây nên cơn choáng váng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu vô cùng nguy hiểm. Khi bị tụt huyết áp, người bệnh hầu như không thể đoán trước được, vì vậy cần xử lý nhanh các bước sơ cứu khẩn cấp để bảo vệ an toàn tính mạng.

Theo các nhà chuyên môn, người trưởng thành có tỷ lệ người mắc bệnh cao, đặc biệt phụ nữ là đối tượng mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, một số đối tượng cũng dễ mắc căn bệnh này là người bị thương mất máu, người bị tiêu chảy kéo dài hoặc mắc các bệnh lý mãn tính như viêm tụy, suy tuyến thượng thận, viêm đại tràng….

Song song với huyết áp cao, người bị bệnh huyết áp thấp cũng cần chú ý thay đổi lối sống, sinh hoạt sao cho hợp lý, chú trọng giữ gìn huyết áp ổn định. Người bệnh cũng cần chủ động tìm hiểu thông tin về căn bệnh của mình, từ đó trang bị kỹ năng ứng phó kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Tụt huyết áp có nên uống nước đường

Tụt huyết áp có nên uống nước đường

Triệu chứng của tụt huyết áp là gì?

Ở mức tụt huyết áp nhẹ, bệnh nhân có một số triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau đầu nhẹ, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ, da dẻ xanh xao, hay quên. Nếu chỉ số huyết áp tụt quá nhanh sẽ khiến cho người bệnh bị choáng váng, say xẩm mặt mày, người vã mồ hôi và một số trường hợp bị ngất xỉu…

Nguyên nhân gây nên tình trạng tụt huyết áp có thể kể đến như sau:

  • Do bẩm sinh: số người huyết áp thấp chiếm 7%, thường gầy yếu nhưng sống hoàn toàn bình thường, không cảm thấy huyết áp thấp, song khi huyết áp tăng lên mức bình thường (120/80) thì lại rất khó chịu
  • Do suy tim
  • Do loạn trương lực
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như nitrogliserin, kháng sinh hoặc an thần liều cao
  • Do cơn đau bao tử, viêm tụy, thường đi kèm với đau vùng bụng và toát mồ hôi lạnh
  • Do stress, trầm cảm, suy nhược cơ thể
  • Người khỏe mạnh cũng có thể bị tụt huyết áp đột ngột sau khi tắm hơi, xông hơi

———————————————————————————————————————————

XEM THÊM:

———————————————————————————————————————————

Làm gì khi huyết áp tụt?

Khi bị hạ huyết áp, người bệnh cần phải nhanh chóng tìm cách xử lý để huyết áp quay trở lại bình thường. Tùy vào vị trí hãy nhanh chóng để người bệnh ngồi ở nơi thoáng mát hoặc đặt người bệnh nằm trên giường, đầu hơi thấp, nâng cao hai chân. Nếu người thân có dụng cụ đo huyết áp hãy đo huyết áp hiện tại của người bệnh để có phương pháp xử lý thích hợp.

Nước đường liệu có giải quyết được vấn đề của người bị tụt huyết áp

Nước đường liệu có giải quyết được vấn đề của người bị tụt huyết áp

Sau đó, hãy cho người bệnh uống 2 cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Trong trường hợp này, người thân có thể cho bệnh nhân uống nước đường khi tụt huyết áp hoặc uống trà gừng, trà linh chi, trà nhân sâm, trà húng quế, trà cam thảo,… và nằm nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát để giúp huyết áp tăng trở lại.

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp đối phó tạm thời chứ không chữa khỏi được chứng bệnh này. Trong trường hợp người bệnh đang ở nơi công cộng, hãy kêu gọi người khác giúp đỡ và gọi đến trung tâm cấp cứu y tế gần nhất. Nếu người bệnh bị tụt huyết áp khi đang ở một mình, hãy nằm nghỉ ngay lập tức, sau đó cố gắng gọi đến trung tâm cấp cứu y tế gần nhất!

Mời bạn tham khảo mẫu máy đo huyết áp đang có giá ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do huyet ap bap tay wellmed fdbp a4 cap usb av21645435159.nv

Máy đo huyết áp bắp tay Wellmed FDBP A4 (Cáp USB)
Giá bán tham khảo: 760.000đ

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus x bosung 30032022 a51648627141.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus X
Giá bán tham khảo: 1.180.000đ

may do huyet ap dien tu bap tay boso medicus vital bosung 30032022 a51648611708.nv

Máy đo huyết áp điện tử bắp tay Boso Medicus Vital
Giá bán tham khảo: 1.290.000đ

midistar1544588008.nv

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay Boso Medistar +
Giá bán tham khảo: 890.000đ

Lời khuyên cho bạn: Để kiểm soát tốt tình trạng tụt huyết áp, người bệnh nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn mặn hơn một chút so với người bình thường, ăn đủ bữa, đúng giờ.

Trên đây là câu trả lời giải đáp cho câu hỏi tụt huyết áp uống nước đường được không mà Siêu Thị Y Tế muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua đây bạn sẽ biết được cách xử lý kịp thời khi bị tụt huyết áp. Cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.