Chứng ngưng thở khi ngủ thường làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi gây không ít cản trở trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Áp dụng ngay những cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản và hiệu quả được chia sẻ trong bài viết sau sẽ giúp bạn thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
7+ Cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ nhằm mục đích làm giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng như ngáy quá nhiều, ngủ không yên và buồn ngủ ban ngày. Dưới đây là những cách khắc phục chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua:
Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân có thể khiến bạn dễ bị ngưng thở khi ngủ. Một trong những cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản tại nhà là áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh hơn, kết hợp luyện tập khoa học giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm cân. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần giảm 10% cân nặng đối với những người béo phì cũng có thể giảm một nửa mức độ nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ.
Tập thể dục
Tập thể dục không chỉ hỗ trợ giúp bạn giảm cân hiệu quả mà có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ đối với cả ở những người không giảm được cân nặng của mình. Một nghiên cứu cho thấy tập thể dục làm tăng độ bão hòa oxy trong máu, nâng cao sức khỏe hô hấp, giảm triệu chứng của các tình trạng rối loạn hô hấp như chứng ngưng thở khi ngủ.
Bạn có thể thực hiện nhiều bài tập khác nhau như đi bộ, đạp xe, tập thể dục cường độ cao,… từ 45 – 60 phút/buổi và 3 – 5 buổi mỗi tuần.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Chuyển từ ngủ ngửa sang ngủ nghiêng là một cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ nhận thấy các triệu chứng của mình trở nên tồi tệ hơn khi nằm ngủ ngửa do lưỡi trượt về phía sau và chặn đường thở, khiến đường thở trở nên khó chịu, gây khó thở và ngáy. Ngược lại, ngủ nghiêng sẽ giúp đường thở không bị tắc nghẽn, thở nhẹ nhàng, giảm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ và cải thiện giấc ngủ ngon.
Hạn chế uống rượu, bia và hút thuốc
Rượu là chất ức chế làm chậm hoạt động của não, ảnh hưởng đến tâm trạng, làm giãn các cơ trong đường thở gây ngáy quá mức và khó thở. Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều rượu bia, đặc biệt là uống trước khi ngủ làm tăng tần suất và thời gian ngừng thở khi ngủ. Ngoài ra, hút thuốc lá gây sưng và viêm đường hô hấp làm trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ và góp phần gây ra chứng ngáy.
Tránh dùng thuốc an thần
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng tránh dùng một số loại thuốc cũng là một cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản. Nhiều loại thuốc có thể làm chậm hoạt động của não, khiến cơ họng thư giãn quá mức, gây ngáy, khiến chứng ngưng thở khi ngủ trầm trọng hơn bao gồm: thuốc benzodiazepin (thường được kê đơn cho chứng lo âu, mất ngủ hoặc co giật), thuốc an thần, thuốc kháng histamine (đối với dị ứng), thuốc chống trầm cảm.
Nếu bạn nghi ngờ bất kỳ loại thuốc nào trong số trên đang gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng ngừng thở khi ngủ, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được kê một loại thuốc thay thế phù hợp.
Điều trị dị ứng
Dị ứng làm sưng các mô trong đường thở, làm cho chúng hẹp hơn gây khó thở và ngáy. Nghẹt mũi do dị ứng có thể chặn luồng không khí đi qua đường mũi và đường hô hấp trên, làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Vậy nên điều trị dị ứng cũng chính là một cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản.
Nếu bị dị ứng dẫn đến nghẹt mũi, bạn có thể sử dụng nước muối xịt mũi để loại bỏ các chất gây dị ứng khỏi đường mũi; cố gắng tránh các chất gây dị ứng như mạt bụi, lông thú cưng và phấn hoa bằng cách hút bụi và lau bụi thường xuyên; tắm trước khi đi ngủ để loại bỏ chất gây dị ứng khỏi tóc và quần áo;…
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Máy tạo độ ẩm làm tăng độ ẩm trong không khí, giảm nguy cơ không khí khô gây kích ứng đường thở và mũi, dẫn đến nghẹt mũi, gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Bạn có thể thêm dầu oải hương, bạc hà hoặc khuynh diệp vào máy tạo độ ẩm để đường hô hấp được làm dịu tốt nhất, giúp các triệu chứng mau chóng được thuyên giảm.
Tập các bài tập thở
- Động tác thổi bóng bay: Bạn cần lấy hơi dài, gần như hết sức để bắt đầu thổi. Động tác này có thể cải thiện dung tích phổi, rèn luyện các cơ ở miệng, cổ họng giúp tăng cường cơ thở, giảm ngáy và các triệu chứng khác của ngưng thở khi ngủ.
- Thở mím môi: Động tác mím môi giống như bạn đang chuẩn bị thổi sáo, giữ trong 60 giây rồi thả ra. Lặp lại nhiều lần trong ngày để tăng cường sức mạnh cho các cơ trong và xung quanh miệng.
Dùng máy trợ thở
Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ từ trung bình đến nặng, bạn có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng máy trợ thở cung cấp áp suất không khí qua mặt nạ trong khi ngủ. Máy trợ thở CPAP cung cấp áp suất không khí lớn hơn một chút so với không khí xung quanh và vừa đủ để giữ cho đường hô hấp trên thông thoáng, giúp giảm ngáy và ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ.
Ngoài máy trợ thở CPAP, tùy vào tình trạng bệnh lý mà các bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn sử dụng thiết bị cung cấp áp lực đường thở dương hai mức (BiPAP). Máy trợ thở BiPap tạo ra nhiều áp lực hơn khi bạn hít vào và ít hơn khi bạn thở ra.
Mời bạn tham khảo các mẫu máy trợ thở đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Máy trợ thở Resvent Auto BiPAP iBreeze 25STA |
Máy trợ thở Resvent Auto CPAP iBreeze |
Máy trợ thở RESmart GII BiPAP Y25T |
Máy trợ thở Auto BiPAP G2S B25T |
Tham khảo nhiều hơn các mẫu máy trợ thở khác TẠI ĐÂY
Những lưu ý khi áp dụng các cách điều trị chứng ngưng thở khi ngủ
Sau đây là một số lưu ý bạn cần biết khi áp dụng những cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản nêu trên:
- Hầu hết những cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản đều tập trung vào việc thay đổi lối sống và thói quen lành mạnh hơn, nên bạn cần kiên trì thực hiện thường xuyên và đều đặn mới thấy được hiệu quả.
- Trong khi thực hiện những cách điều trị tại nhà, nếu chứng ngưng thở khi ngủ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, ngày càng khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn thì bạn cần liên hệ ngay đến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp hơn.
- Trong khi các triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ vẫn chưa thuyên giảm hoàn toàn, thì bạn có thể thường xuyên bị mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Do đó bạn cần cố gắng hạn chế lái xe, sử dụng máy móc,…
Điều trị bao lâu thì cải thiện tình trạng bệnh?
Thời gian cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ sau khi áp dụng những cách điều trị tại nhà cùng phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ có thể phụ thuộc vào:
- Tình trạng bệnh lý của mỗi người.
- Hiệu quả tiếp nhận liệu pháp của mỗi người bệnh.
Một số người cảm thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt ngay khi áp dụng, nhưng nhiều người khác lại cần điều trị lâu và liên tục hơn. Thông thường, một số trường hợp bệnh cần từ 3 – 6 tháng điều trị mới có kết quả.
Đối với phương pháp trị ngưng thở khi ngủ bằng máy trợ thở thì người bệnh thường sẽ cảm thấy hiệu quả ngay lập tức khi ngủ với máy trợ thở.
Siêu Thị Y Tế đã gợi ý đến bạn cách chữa ngưng thở khi ngủ đơn giản và hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay để kiểm soát tình trạng bệnh của mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, nhlbi.nih.gov, medlineplus.gov
Xem thêm: