Sốc nhiệt là gì? Cách phòng chống sốc nhiệt trong mùa nắng nóng

3401

Sốc nhiệt do mất nước và tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao, thường xảy ra khi trời nắng nóng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sốc nhiệt rất dễ dẫn đến hỏng hệ thống kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, gây tổn thương cho não và các cơ quan nội tạng khác, thậm chí là đột tử. Trong bài viết sau, Siêu Thị Y Tế sẽ giúp bạn biết được bị sốc nhiệt phải làm sao và chia sẻ đến bạn nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả.

Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể quá nóng, thường là do tiếp xúc hoặc gắng sức ở nhiệt độ cao, khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi gây mất nước. Đây là dạng chấn thương do nhiệt nghiêm trọng nhất. Sốc nhiệt xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên 104 độ F (40 độ C) hoặc cao hơn. Tình trạng này phổ biến nhất trong những tháng mùa hè nắng nóng.

Những triệu chứng sốc nhiệt

Các dấu hiệu sốc nhiệt bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể cao từ 104 độ F (40 độ C) trở lên là dấu hiệu sốc nhiệt hàng đầu.
  • Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc hành vi như nhầm lẫn, kích động, nói lắp, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê đều có thể xảy ra do sốc nhiệt.
  • Khi bị sốc nhiệt do thời tiết nóng bức, da của bạn sẽ cảm thấy nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên, trong cơn sốc nhiệt do tập thể dục vất vả, da của bạn có thể cảm thấy khô hoặc hơi ẩm.
  • Đau bụng hoặc nôn mửa.
  • Da có thể chuyển sang màu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên.
  • Hơi thở có thể trở nên nhanh và nông.
  • Mạch tim có thể tăng lên đáng kể vì căng thẳng nhiệt đặt một gánh nặng rất lớn lên trái tim để giúp làm mát cơ thể.
  • Đầu có thể đau nhói.
Nhiệt độ cơ thể cao từ 40 độ C trở lên là dấu hiệu sốc nhiệt hàng đầu

Nhiệt độ cơ thể cao từ 40 độ C trở lên là dấu hiệu sốc nhiệt hàng đầu

Nguyên nhân bị sốc nhiệt

Sốc nhiệt có thể xảy ra do:

  • Tiếp xúc với môi trường nóng: Đây là loại sốc nhiệt không do gắng sức mà do cơ thể ở trong môi trường nóng dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Loại sốc nhiệt này thường xảy ra sau khi tiếp xúc với thời tiết nắng nóng, đặc biệt là trong thời gian dài. Tình trạng sốc nhiệt này xảy ra thường xuyên nhất ở người lớn tuổi và ở những người mắc bệnh mãn tính.
  • Hoạt động vất vả: Sốc nhiệt gắng sức là do nhiệt độ trung tâm cơ thể tăng lên do hoạt động thể chất cường độ cao trong thời tiết nóng. Bất cứ ai tập thể dục hoặc làm việc trong thời tiết nóng đều có thể bị sốc nhiệt do gắng sức, nhưng nó cũng có thể xảy ra nếu bạn không quen với nhiệt độ cao.

Trong cả hai loại sốc nhiệt nêu trên, nguyên nhân bị sốc nhiệt có thể do:

  • Mặc nhiều quần áo ngăn mồ hôi bay hơi dễ dàng và làm mát cơ thể.
  • Uống rượu ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
  • Bị mất nước do không uống đủ nước để bổ sung chất lỏng bị mất do đổ mồ hôi.
Sốc nhiệt gắng sức xảy ra khi hoạt động thể chất cường độ cao trong thời tiết nóng

Sốc nhiệt gắng sức xảy ra khi hoạt động thể chất cường độ cao trong thời tiết nóng

Bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ sốc nhiệt bao gồm:

  • Ở trẻ nhỏ, hệ thống thần kinh trung ương chưa phát triển đầy đủ và ở người lớn trên 65 tuổi, hệ thống thần kinh trung ương bắt đầu suy giảm, khiến cơ thể bạn ít có khả năng đối phó với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Cả hai nhóm tuổi trên thường gặp khó khăn trong việc giữ nước, điều này cũng làm tăng nguy cơ bị sốc nhiệt.
  • Tiếp xúc đột ngột với thời tiết nóng chẳng hạn như trong đợt nắng nóng đầu mùa hè hoặc du lịch đến nơi có khí hậu nóng hơn.
  • Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và phản ứng với nhiệt của cơ thể bạn như thuốc làm hẹp mạch máu (thuốc co mạch), thuốc ngăn chặn adrenaline điều hòa huyết áp (thuốc chẹn beta), thuốc loại bỏ natri và nước (thuốc lợi tiểu) hoặc thuốc giảm các triệu chứng tâm thần (thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần).
  • Bệnh tim hoặc phổi, béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đó có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

Sốc nhiệt có nguy hiểm không?

Những người bị sốc nhiệt nếu không được phát hiện sớm để điều trị có thể bị sốc hoặc hôn mê. Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị sốc nhiệt bao gồm:

  • Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS).
  • Sưng não.
  • Suy thận, suy gan.
  • Chức năng trao đổi chất bị rối loạn.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Lưu lượng máu truyền đến tim bị giảm và ảnh hưởng xấu đến những vấn đề tuần hoàn khác.
Sốc nhiệt có nguy hiểm không

Sốc nhiệt có nguy hiểm không

Làm gì khi bị sốc nhiệt?

Nếu bạn nghĩ mình bị sốc nhiệt và rơi vào trạng thái lo lắng không biết sốc nhiệt nên làm gì, điều đầu tiên cần làm là ngừng mọi hoạt động và nghỉ ngơi. Sau đó di chuyển đến nơi mát hơn, uống nước mát, nới lỏng quần áo chật hoặc cởi bớt nếu mặc nhiều lớp quần áo, chườm lạnh hoặc rửa đầu, mặt và cổ bằng nước lạnh. Xịt một lớp sương mù lên cơ thể và để không khí thổi qua để làm mát cơ thể nhanh chóng. Uống nước lọc hoặc nước uống chứa ion để nạp lại mức điện giải.

Hãy uống nước mát và nghỉ ngơi nếu gặp các triệu chứng sốc nhiệt

Hãy uống nước mát và nghỉ ngơi nếu gặp các triệu chứng sốc nhiệt

Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả

Thực hiện những lời khuyên sau đây để ngăn ngừa sốc nhiệt khi thời tiết nóng:

  • Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ. Mặc quá nhiều quần áo hoặc quần áo bó sát sẽ khiến cơ thể bạn không thể làm mát đúng cách.
  • Cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng tự làm mát của cơ thể, vì vậy khi ở ngoài trời nắng hãy đội mũ rộng vành và đeo kính râm, đồng thời sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 15. Luôn thoa kem chống nắng khi ra ngoài và thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đi bơi hoặc cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi.
  • Uống nhiều nước để giữ cơ thể luôn hấp thụ đủ nước, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
  • Không ngồi trong xe đậu dưới trời nắng. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây tử vong liên quan đến nhiệt. Khi đỗ xe dưới trời nắng, nhiệt độ trong xe có thể tăng lên 20 độ F (hơn 11 độ C) trong 10 phút.
  • Nếu bạn phải hoạt động gắng sức trong thời tiết nắng nóng, đừng quên uống đủ nước và nghỉ ngơi thường xuyên ở nơi mát mẻ. Cố gắng lên lịch tập thể dục hoặc lao động chân tay vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày như sáng sớm hoặc buổi tối.
  • Hạn chế thời gian làm việc hoặc tập thể dục dưới trời nóng cho đến khi bạn đã quen. Những người không quen với thời tiết nắng nóng đặc biệt dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt. Có thể mất vài tuần để cơ thể bạn thích nghi với thời tiết nóng.
Hãy uống đủ nước và nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ để phòng tránh sốc nhiệt

Hãy uống đủ nước và nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ để phòng tránh sốc nhiệt

Sử dụng nhiệt kế điện tử sẽ rất hữu ích trong việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể, giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sốc nhiệt ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Tham khảo ngay các mẫu nhiệt kế điện tử cao cấp đang được bán tại Siêu Thị Y Tế nhé!

Mời bạn tham khảo các mẫu nhiệt kế điện tử đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

nhiet ke hong ngoai do tran khong tiep xuc reiwa jxb 183 av11604483328.nv

Nhiệt kế hồng ngoại đo trán Reiwa JXB-183
Giá bán tham khảo: 780.000đ

1 min1585104690.nv

Nhiệt kế đo trán không tiếp xúc Berrcom JXB-178
Giá bán tham khảo: 360.000đ

Bài viết trên từ Siêu Thị Y Tế đã giúp bạn biết được nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Chúc bạn luôn vui khỏe và cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết!



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất