Ngâm chân là cách bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có thể áp dụng để hạn chế những cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách ngâm chân đúng thì sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy nên ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách ngâm chân giãn tĩnh mạch đúng trong bài viết sau.
Có nên ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch không?
Suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không? Theo các bác sĩ, ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch là biện pháp tuyệt vời để thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, điều chỉnh nội tiết và tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra người bệnh còn có thể ngâm chân để thư giãn, tăng cường chức năng cho hệ thần kinh trung, làm thần kinh đại não hưng phấn hơn, điều hòa các phủ tạng toàn thân, thoải mái sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh suy nhược thân kinh hiệu quả. Vì thế nếu bạn còn đang phân vân không biết suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không thì hãy an tâm, câu trả lời là CÓ, người bệnh nên ngâm chân để cải thiện tình trạng đau nhức.
Giãn tĩnh mạch có ngâm chân nước nóng được không?
Đối với những người suy giãn tĩnh mạch, ngâm chân sẽ giúp hạn chế những cơn đau. Tuy nhiên nếu không biết cách ngâm chân đúng cách sẽ làm cho bệnh diễn biến xấu hơn.
Do thiếu kiến thức nên một số người không biết giãn tĩnh mạch có ngâm chân nước nóng được không và thường ngâm chân nước nóng để giải quyết những cơn đau nhất thời. Dần dần lâu ngày bệnh sẽ nặng hơn bởi hệ thống mạch máu giãn nhanh hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Theo một nghiên cứu của Viện y Khoa tại Mỹ, ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng nước lạnh. Nước lạnh làm cho những huyết quản ở chân co lại, đồng thời hỗ trợ chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới dự điều tiết bởi chất dịch thần kinh.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi “Người bị giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng không?” là KHÔNG. Ngâm chân bằng nước nóng sẽ khiến cho các tĩnh mạch giãn nở nhiều hơn từ đó các triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn. Thay vào đó người bị giãn tĩnh mạch nên ngâm chân bằng nước lạnh.
Cách ngâm chân chữa giãn tĩnh mạch đúng chuẩn
Khi ngâm chân chữa giãn tĩnh mạch, người bệnh nên ngâm chần từ phía dưới mắt cá chân trở xuống với nước lạnh khoảng 10 độ C khoảng 10 phút. Khi ngâm chân bạn có thể thực hiện động tác chân dẫm chân tại chỗ nhẹ nhàng. Sau khi cho hai chân vào nước lạnh, cử động hai chân liên tục massage cho nhau, đến khi chân trở nên hồng hào. Với những trường hợp ngâm chân chữa giãn tĩnh mạch với nước lạnh dưới 5 độ C thì chỉ nên ngâm chân khoảng 5 phút là đủ.
Để việc ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch thật sự hiệu quả, bạn nên dùng tay xoa bóp làm chân ấm nóng lên rồi mới tiến hành ngâm chân bằng nước lạnh. Ngoài việc ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch, khi người bệnh đau và mỏi chân có thể chườm nước lạnh. Bạn có thể bỏ một chai nước lạnh vào ngăn đá, sau khi đóng đá lấy chườm vào chỗ đau mỏi khoảng 10 phút sẽ giúp bạn đỡ đau hơn.
Cũng có nhiều người dùng vòi xịt nước lạnh để xoa bóp đôi chân, phương pháp này cũng khá hiệu quả. Bạn có thể thực hiện xịt nước lạnh lên chân khi đau mỏi sau đó mát xoa đôi chân từ mắt cá chân lên đầu gối khoảng 10 phút mỗi ngày.
Lời khuyên cho bạn: Mặc dù ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch giúp cho người bệnh giảm bớt những cơn đau, tuy nhiên, không nên ngâm chân thường xuyên vì hai bàn chân là bộ phận đấu mút xa nhất của nhánh huyết quản, tầng mỡ của chân quá mỏng, giữ nhiệt nên chân dễ bị nhiễm lạnh và gây ra bệnh.
Mời bạn xem mẫu bồn ngâm chân massage đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Bồn ngâm chân massage gấp gọn cao cấp KASJ K1 |
Bồn ngâm chân massage Germany KASJ 1612 |
Một số cách điều trị suy giãn tĩnh mạch đơn giản tại nhà
- Tập thể dục: Tập luyện giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể. Tập yoga, duỗi người và đi bộ có thể giúp giảm đau nhức ở chân.
- Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ và Flavonoid: Táo bón mãn tính làm căng cơ bụng có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch. Ăn thực phẩm giàu chất xơ và flavonoid như hành tây, táo, quả mọng sẽ có ích.
- Không mặc quần áo bó sát và giày cao gót: Mặc quần áo bó sát có thể cản trở lưu lượng máu bình thường, vì thế bạn nên ặc quần áo thoải mái. Ngoài ra, đi giày cao gót cũng gây nhiều áp lực lên cơ bắp chân làm tăng sưng tấy.
- Dùng vớ y khoa: Vớ y khoa giúp giảm áp lực trong tĩnh mạch và hỗ trợ dòng máu chống lại trọng lực về tim. Ngoài việc ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch hàng ngày, bạn nên sử dụng vớ điều trị suy giãn tĩnh mạch.
- Luôn nâng cao chân: Luôn giữ cho chân cao lên để ngăn máu dồn lại ở chân. Bạn có thể sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch để nâng cao chân hoặc nằm xuống và gác chân lên tường để cải thiện lưu lượng máu về tim.
- Massage giãn tĩnh mạch: Các loại tinh dầu như dầu ô liu, dầu hoa hồng, dầu chanh,… có đặc tính chống viêm giúp cải thiện lưu thông máu. Nhẹ nhàng xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch với các loại dầu này để giảm đau nhức.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Trọng lượng cơ thể dư thừa có thể gây thêm căng thẳng cho các tĩnh mạch. Duy trì cân nặng khỏe mạnh là một bước quan trọng để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm vớ y khoa đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón Art.M2170A |
Vớ y khoa điều trị suy tĩnh mạch Medicale Soft - Art. M1170A |
Vớ y khoa phòng ngừa suy tĩnh mạch, dạng đùi, hở ngón - Basic - Art.970A |
Trên đây là cách ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả cao. Mong rằng bài viết từ Siêu Thị Y Tế sẽ hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi và chúc bạn luôn vui khỏe!