[Góc giải đáp] Bệnh Tiểu Đường Thai Kỳ Có Nguy Hiểm Không?

1062

Một trong những bệnh lý thường gặp trong lúc mang thai do thay đổi nổi tiết là tiểu đường thai kỳ. Mặc dù lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi mẹ bầu sinh nở, tuy nhiên bị tiểu đường lúc mang thai cũng có thể gây ra các biến chứng cho cả mẹ và bé. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp ở những phụ nữ đang mang thai. Trong quá trình ăn, tuyến tụy sẽ thực hiện giải phóng insulin, là một loại hormone giúp di chuyển đường glucose từ máu đến tế bào và tạo ra năng lượng. Tuy nhiên, khi mang thai nhau thai tạo ra một loại hooc môn khiến glucose tích tụ trong máu. Thông thường, tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin đủ để giải quyết vấn đề này. Nhưng trong giai đoạn thai kỳ cơ thể không đủ sản sinh nên lượng đường trong máu tăng cao và gây ra tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai sẽ yêu cầu năng lượng nhiều hơn nên quá trình này cũng đòi đáp ứng thêm lượng đường nhiều hơn ngày thường. Nhau thai sẽ tiết ra nội tiết tố để nuôi dưỡng bào thai. Nội tiết tố này tác động tiêu cực đến insulin, gây ra rối loạn nội tiết tố. Tăng cao nguy cơ mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ. 

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Câu trả lời là . Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mang thai. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh tiểu đường sẽ chuyển biến sang giai đoạn 2 sẽ khó điều trị hơn. Ngoài ra, còn gây ảnh hưởng và đe dọa đến tình trạng sức khỏe của thai khi người mẹ mắc phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ. 

Trong quá trình mang thai hệ miễn dịch của người mẹ thường bị suy giảm do cơ thể có rất nhiều thay đổi, dễ mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm nhất, nên mẹ bầu cần tăng cường theo dõi tình trạng sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu mắc phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ, các mẹ cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của mình và có phương pháp điều trị bệnh lý sớm nhất để không gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

>> Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là an toàn cho mẹ và bé

Các biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gặp phải ở phụ nữ đang mang thai ở thời kỳ thứ II, tình trạng này xảy ra đối với những phụ nữ bị thừa cân trước khi mang thai hoặc tăng insulin, kháng insulin, thiếu insulin. Tiểu đường thai kỳ khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến giai đoạn tiểu đường II. Các biến chứng tiểu đường thai kỳ sẽ gây ảnh hướng đến cả mẹ và bé.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ

Khi người mẹ mắc phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ sẽ phải đối đầu với rất nhiều biến chứng của bệnh lý. Khi biến chứng của tiểu đường thai kỳ bắt đầu chuyển biến sẽ gây ra những bệnh lý kèm theo như:

  • Cao huyết áp: là một trong những biến chứng tiểu đường thai kỳ gây ra, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn so với huyết áp bình thường làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của thai phụ. Khi mẹ bầu có dấu hiệu cao huyết áp cần phải đến các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời để tránh tình trạng kéo dài sẽ gây ra tiền sản giật. Tiền sản giật sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sinh ra bị cận.
Kiểm tra đường huyết mỗi ngày - Khám thai định kỳ theo bác sĩ

Kiểm tra đường huyết mỗi ngày – Khám thai định kỳ theo bác sĩ

  • Sinh non: Biến chứng của tiểu đường thai kỳ tiếp theo đó chính làm tăng khả năng sinh non so với những thai phụ không bị đái tháo đường. Nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng sinh non đó chính là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, cao huyết áp. Dịch ối bắt đầu nhiều sẽ thấy ở tuần thứ 26 đến tuần 32 của thai kỳ.
  • Sẩy thai và thai lưu: Khi người mẹ mắc chứng tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai. Nếu thai phụ từng bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết thường xuyên.
  • Nhiễm khuẩn niệu: Khi thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ mất kiểm soát glucose huyết tương, về sau sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu sẽ không có triệu chứng lâm sàng nhưng sẽ gây ra mất cân bằng và cần phải điều trị. Khi không được điều trị sớm sẽ có nguy cơ cao dẫn tới viêm đài bể thận cấp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ói. 
  • Ảnh hưởng về lâu dài: Biến chứng tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao chuyển sang đái tháo đường typ 2 trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai thứ nhất sẽ có nguy cơ cao mắc lại bệnh tiểu đường thai kỳ trong mang thai tiếp theo. Sau quá trình sinh con, người mẹ sẽ dễ bị béo phì, tăng cân mất kiểm soát nếu không đưa ra những chế độ ăn uống, tập luyện thích hợp. 

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi ở giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ:

  • Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng về sự phát triển như: thai nhi không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này sẽ xảy ra ở tuần thứ 6 và tuần thứ 7 của thai kỳ. 
  • Ở tháng thứ 3 của thai nhi (tháng giữa chu kỳ mang thai) và giai đoạn đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ sẽ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi và làm thai nhi tăng trưởng quá mức.

Dưới đây là những biến chứng thường gặp ở thai nhi khi mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Thai nhi tăng trưởng quá mức chính là hậu quả vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose gây kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin và làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi gây ra kích thích thai phát triển.
  • Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Tình trạng này chiếm đến 15 – 25% ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân gây ra chính là gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon và gây giảm tân tạo glucose từ gan.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và chiếm tỷ lệ 30% đối với thai phụ mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Nhưng ở thời đại công nghệ càng phát triển, tỉ lệ  này chỉ chiếm 10% nhờ vào việc theo dõi thai kỳ thường xuyên.
  • Tử vong ngay sau khi sinh: Nếu lượng đường huyết của người mẹ không được kiểm soát tốt trong quá trình mang thải sẽ là nguyên nhân gây nguy hiểm cho thai nhi khi sinh.
  • Tăng hồng cầu: Đây là tình trạng chung ở hầu hết các thai nhi có mẹ mắc phải bệnh lý tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thai nhi

Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thai nhi

  • Vàng da sơ sinh: Là hiện tượng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương làm vàng da sơ sinh, tình trạng này chiếm 25% ở thai phụ đang mắc phải tình trạng tiểu đường.
  • Các ảnh hưởng lâu dài: Khi bé có mẹ mắc phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tăng tần suất gây ra trẻ béo phì, khi trẻ lớn sẽ mắc phải tiểu đường type 2 và gây rối loạn tâm thần – vận động. Những đứa trẻ sinh ra từ những thai phụ mắc tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tăng gấp 8 lần trẻ bình thường khi ở độ tuổi 19 đến 27 tuổi.

Làm gì khi bị tiểu đường thai kỳ

Giai đoạn mang thai chính là giai đoạn thiên liên nhất của người là cha mẹ, vì vậy nếu phát hiện bệnh ký tiểu đường thai kỳ các mẹ cần có biện pháp chữa trị kịp thời để quá trình mang thai được diễn ra tốt nhất và không gây biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Xem ngay:

Các mẹ nên theo dõi lượng đường tại nhà bằng máy đo đường huyết

Các mẹ nên theo dõi lượng đường tại nhà bằng máy đo đường huyết

Khi phát hiện mắc phải bệnh lý tiểu đường thai kỳ các mẹ không nên quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng và cảm xúc trong quá trình mang thai. Các mẹ nên chủ động theo dõi lượng đường huyết tại nhà mỗi ngày với máy test tiểu đường

Khám bệnh định kỳ ở trung tâm chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé định kỳ, tuân thủ theo các y bác sĩ về phương pháp điều trị bệnh lý tiểu đường để ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng cao trong quá trình mang thai.

Mời bạn xem máy đo đường huyết đang có giá bán ưu đãi tại Siêu Thị Y Tế:

may do duong huyet sapphireplus1610353509.nv

Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus
Giá bán tham khảo: 450.000đ

2 min1551153488.nv

Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck
Giá bán tham khảo: 980.000đ

Trên đây là những thông tin về các biến chứng do bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra. Từ đây bạn cũng sẽ giải đáp được thắc mắc tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết được những nguy cơ tìm ẩn cho mẹ và bé khi bị tiểu đường thai kỳ để có cách phòng tránh kịp thời.



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.