Nồng độ oxy trong máu ở mức nguy hiểm là bao nhiêu?

122

Nồng độ oxy trong máu được biết đến là chỉ số vô cùng quan trọng để đánh giá sức khỏe của con người. Nếu chỉ số này giảm xuống có thể ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu tất cả những thông tin quan trọng liên quan đến chỉ số này. 

Nồng độ oxy ở mức nguy hiểm là bao nhiêu?

Nếu nồng độ oxy trong máu giảm xuống dưới 95% là thấp, cần bổ sung oxy tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Đối với những trường hợp sụt giảm quá thấp nếu không được cấp cứu lâm sàng dễ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. 

Khi nồng độ oxy trong máu giảm đáng kể so với mức bình thường ở người khỏe mạnh là giảm oxy máu. Tình trạng làm cho cơ thể gặp khó khăn trong việc cung cấp oxy cho các tế bào, mô và cơ quan.

Nồng độ oxy bình thường

Hầu hết Hemoglobin kết hợp với các phân tử oxy khi đi qua phổi. Ở người khỏe mạnh hít thở không khí bình thường, độ bão hòa oxy động mạch dao động từ 95% đến 100%.

Chỉ số oxy trong máu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cần thiết cho các cơ bắp hoạt động. Nếu chỉ số SpO2 giảm xuống dưới 95%, đây là dấu hiệu cảnh báo nồng độ oxy trong máu không đủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức SpO2 từ 94% trở lên là bình thường và an toàn cho sức khỏe.

Nồng độ oxy trong máu bình thường từ 95% đến 100% 

Nồng độ oxy bình thường từ 95% đến 100%

Thang đo tiêu chuẩn cho nồng độ oxy trong máu bình thường như sau:

  • Từ 97% đến 99% nồng độ oxy trong máu tốt.
  • Từ 94% đến 96% nồng độ oxy trong máu trung bình, bệnh nhân cần bổ sung oxy.
  • Từ 90% đến 93% nồng độ oxy trong máu thấp cần theo dõi của y tá hoặc bác sĩ, hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.
  • Dưới 92% khi không thở oxy hoặc dưới 95% khi có thở oxy là dấu hiệu của suy hô hấp nặng, cần đưa vào bệnh viện để điều trị.
  • Dưới 90% cần cấp cứu lâm sàng.

Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh cũng tương tự như người lớn, trên 94% là bình thường. Nếu giảm xuống dưới 90%, bạn cần báo cho y bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm một số sản phẩm máy đo nồng độ oxy tốt nhất hiện nay.

Nồng độ oxy trong máu là gì?

Nồng độ oxy trong máu hay chỉ số SpO2, biểu thị tỷ lệ phần trăm của Hemoglobin có liên kết với oxy so với tổng lượng Hemoglobin trong máu. Hemoglobin là loại protein trong tế bào hồng cầu tạo nên màu đỏ đặc trưng. Khi tất cả Hemoglobin đều gắn với oxy, độ bão hòa đạt 100%.

Nồng độ oxy trong máu là chỉ số vô cùng quan trọng cảnh báo sức khỏe

Nồng độ oxy trong máu là chỉ số vô cùng quan trọng cảnh báo sức khỏe

Chỉ số SpO2 được coi là dấu hiệu sinh tồn quan trọng của cơ thể, bên cạnh mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Khi máu thiếu oxy, các cơ quan như não, tim và gan nhanh chóng bị ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, việc theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên là cần thiết để có thể can thiệp kịp thời, tránh các hậu quả nghiêm trọng.

Nồng độ oxy trong máu được đo bằng máy đo SpO2 thường thấp hơn khoảng 3% so với độ bão hòa oxy thực tế. Chỉ số SpO2 của mỗi người có thể thay đổi trong suốt cả ngày, đặc biệt khi chuyển đổi giữa các hoạt động có mức năng lượng khác nhau. Tuy nhiên nếu chỉ số SpO2 duy trì trong phạm vi ổn định bạn không cần phải lo lắng.

Tìm hiểu thêm về liều lượng thở oxy cho trẻ nhỏ

Cách đo nồng độ oxy trong máu 

Có hai cách để đo nồng độ oxy trong máu là lấy máu động mạch và sử dụng máy đo chỉ số. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm cũng như nhược điểm riêng tùy thuộc vào trường hợp sử dụng. 

Bằng cách lấy máu động mạch 

Muốn theo dõi nồng độ oxy trong máu chính xác là đo khí máu động mạch (KMĐM) bằng cách lấy máu. Xét nghiệm này lấy mẫu máu từ động mạch, thường ở cổ tay. Mặc dù khá chính xác, lấy máu có thể gây đau một chút. Tuy nhiên do việc thực hiện xét nghiệm KMĐM tại nhà khá khó khăn nên bạn cần đến bệnh viện để thực hiện. 

Lấy máu động mạch để đo nồng độ oxy trong máu

Lấy máu động mạch để đo nồng độ oxy trong máu

Sử dụng máy đo nồng độ oxy

Máy đo chỉ số oxy là thiết bị nhỏ kẹp vào ngón tay, tai hoặc ngón chân để đo nồng độ oxy trong máu gián tiếp bằng cách hấp thụ ánh sáng qua mạch đập của bệnh nhân. Phương pháp này dễ dàng, nhanh chóng, không đau, nhưng độ chính xác không bằng xét nghiệm KMĐM. Bởi thiết bị có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như ngón tay bẩn, ánh sáng mạnh, sơn móng tay và lưu thông máu kém tới các chi.

Nồng độ oxy máu là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Với những thông tin chia sẻ mong muốn mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan. Việc đầu tư mua máy đo nồng độ oxy tại nhà đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh hô hấp vô cùng cần thiết. Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn về dòng máy này vui lòng liên hệ với Siêu Thị Y Tế thông qua hotline 028.7309.44.99 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Bài viết xem thêm: 

Các Mẫu Máy Đo Huyết Áp Đo Chuẩn, Giá Tốt, Chính Hãng 2024

Máy Tạo Oxy Cho Người Bệnh, Máy Thở Oxy 3 Lít 5 Lít 10 Lít – Siêu Thị Y Tế



Tôi là Nhan Yến - Người sáng tạo nội dung tại website: sieuthiyte.com.vn. Với những kinh nghiệm làm content trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, tôi hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ thật sự giúp ích cho sức khỏe của mọi người!