Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội

1759

Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà không còn là khái niệm mới mẻ tại nước ta. Trong bối cảnh đại dịch bùng phát như hiện nay, mô hình này càng phát huy vai trò vô cùng quan trọng. Ngay sau đây, hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu vấn đề xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội chống dịch Covid-19 nhé!

Vì sao cần áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội chống dịch?

Virus SARS-CoV-2 được xem là một trong những loại virus có tốc độ lây nhiễm nhanh nhất từ trước tới nay. Hầu hết mọi người đều có khả năng phơi nhiễm với loại virus này chỉ sau ít phút tiếp xúc gần với người bệnh. Khi đã thâm nhập vào cơ thể, virus nhanh chóng phát triển và gây bệnh viêm đường hô hấp cấp nhanh chóng. Bệnh có thể tiến triển nhanh hay chậm tùy vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh nền của bệnh nhân. Theo đó, người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu, người mắc nhiều bệnh nền có nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn so với các đối tượng khác.

Các ca tử vong do Covid-19 trong những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm 2020 tại Đà Nẵng đều có mẫu số chung ở nguyên nhân tử vong: bệnh nhân cao tuổi, mắc bệnh nền nghiêm trọng và mãn tính, suy đa cơ quan, kết hợp nhiễm Covid-19 dẫn đến biến chứng cấp tính như nhồi máu cơ tim, suy hô hấp, đột quỵ,…

Như vậy, người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, vì bởi họ rất dễ bị tổn thương nếu chẳng may phơi nhiễm với virus. Ngay từ khi chưa có biện pháp cách ly xã hội trên diện rộng, người thân cần tìm cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngay tại nhà, hạn chế đến bệnh viện đông người như trước. Trong trường hợp cách ly xã hội, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngay tại nhà càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội

Người cao tuổi không nên đến các nơi công cộng đông người trong giai đoạn đỉnh dịch như hiện nay. (Ảnh: Internet)

Tìm hiểu ngay Nên đeo khẩu trang vải kháng khuẩn hay khẩu trang y tế.

Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà là gì?

Để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh đại dịch, mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà ra đời và nhanh chóng đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Mô hình này đã được hình thành từ rất sớm tại các quốc gia có nền y học tiên tiến, kết hợp chế độ an sinh xã hội tốt.

Mô hình gồm sự tương tác giữa người thân, bác sĩ gia đìnhviện dưỡng lão (hoặc bệnh viện) nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe y tế của người cao tuổi mà không nhất thiết phải đến bệnh viện thường xuyên. Người cao tuổi được hưởng mọi dịch vụ y tế chuyên nghiệp mà không tốn thời gian, công sức, tiền bạc nhiều như trước. Đồng thời, mô hình này cũng giúp người thân an tâm về sức khỏe người cha mẹ hoặc ông bà mình.

Việc áp dụng mô hình này tại Việt Nam có nhiều điểm phù hợp và dễ thực hiện hơn so với các nước Tây phương. Vì bởi, nền tảng xã hội Việt Nam là hạt giống gia đình nhiều thế hệ, trong đó con cháu sống chung với cha mẹ, ông bà cao tuổi trong khoảng thời gian dài, mối quan hệ xã hội tương thân, tương ái, gắn bó và nồng ấm.

Đồng thời, phần lớn người cao tuổi tại nước ta thường dành nhiều thời gian ở nhà hơn là tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài. Vì thế, việc áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà đặc biệt phù hợp với hiện trạng này.

Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội

Trong văn hóa Việt Nam, ông bà thường sống chung với con cháu, qua đó nhận được quan tâm, chăm sóc từ gia đình nhiều hơn so với văn hóa Tây phương. (Ảnh: Internet)

Bạn đã biết rửa tay đúng cách sát khuẩn 99% giúp phòng chống dịch Covid-19?

Những thiết bị y tế nào không thể thiếu trong mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà?

Để áp dụng thành công mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà, mỗi gia đình cần chủ động trang bị một số thiết bị y tế cơ bản, thiết yếu để tiện sử dụng khi cần thiết. Hãy cùng Siêu Thị Y Tế tìm hiểu các trang thiết bị không thể thiếu trong mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà ngay sau đây nhé!

Thiết bị y tế kiểm tra chỉ số thân nhiệt, đường huyết, huyết áp và nồng độ oxy trong máu

Các chỉ số sinh tồn quan trọng cần được theo dõi trong mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà gồm có: thân nhiệt, huyết áp, đường huyết và nồng độ oxy trong máu. Mỗi chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe theo một cách khác nhau, đồng thời việc các chỉ số vượt ngưỡng an toàn cũng là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh.

Thân nhiệt được hiểu là nhiệt độ của cơ thể, thông thường có giá trị từ 36,5 – 37oC. Khi thân nhiệt tăng cao được hiểu là cơ thể đang bị sốt. Sốt là triệu chứng điển hình của rất nhiều bệnh thường gặp như cảm cúm, bệnh bạch hầu,… trong đó có bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra, hay còn gọi là Covid-19. Trong bối cảnh đại dịch như hiện nay, việc kiểm tra nhanh và chính xác thân nhiệt ngay tại nhà, đặc biệt với người cao tuổi, là việc cần làm thường xuyên mỗi ngày.

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Người có huyết áp ổn định, đặc biệt ở độ tuổi trung và cao niên, cho thấy sức khỏe tim mạch rất tốt. Ngược lại, việc huyết áp không ổn định, hoặc quá cao, hoặc quá thấp là dấu hiệu của bệnh lý huyết áp, cần được can thiệp ngay. Các biến chứng gây tử vong cao như tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… cũng có dấu hiệu là rối loạn huyết áp. Vì thế, người cao tuổi cần chủ động đo huyết áp mỗi buổi trong ngày, nhằm có hướng xử lý sơ cứu đúng cách và kịp thời.

Đường huyết là thuật ngữ y khoa chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với mức độ bình thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể. Người bệnh tiểu đường bị tăng đường huyết (hoặc giảm) đột ngột có nguy cơ tử vong tương đương người bị tai biến, đột quỵ… do cao huyết áp. Người cao tuổi, đặc biệt là người có bệnh lý đường huyết, cần kiểm soát chỉ số đường huyết mỗi buổi trong ngày, trước và sau bữa ăn.

Nồng độ oxy trong máu (SpO2) được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh các dấu hiệu như: nhiệt độ, mạch, nhịp thở và huyết áp. Khi bị thiếu oxy máu, các cơ quan như tim, gan, não… sẽ chịu tác động tiêu cực rất nhanh. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để kịp thời can thiệp nếu xảy ra tình trạng nguy hiểm. Trong một số trường hợp, người gặp hiện tượng khó thở, ngưng thở khi ngủ, suy hô hấp có biểu hiện tụt giảm chỉ số SpO2 đáng kể. Người thân đo được chỉ số SpO2 của người bệnh có biểu hiện như trên cần gấp rút đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức!

Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội

Các chỉ số sinh tồn quan trọng cần được theo dõi thường xuyên, đặc biệt đối với người cao tuổi, gồm có: thân nhiệt, huyết áp, đường huyết và nồng độ oxy trong máu (spO2).

Như vậy, để có thể theo dõi nhanh và chính xác các chỉ số sinh tồn trên, mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà không thiếu vắng các thiết bị y tế chuyên dụng, gồm có: nhiệt kế điện tử (đo trán); máy đo huyết áp điện tử bắp tay (hoặc cổ tay); máy đo đường huyết và máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2. Vì sao cần trang bị những thiết bị này mà không phải là các loại thiết bị nào khác?

– Tính chuyên nghiệp và tiện dụng: Các thiết bị kể trên được thiết kế chuyên dụng cho việc kiểm tra các chỉ số sinh tồn quan trọng của cơ thể. Trong đó, nhiệt kế điện tử đo trán giúp người thân kiểm tra nhanh thân nhiệt của người cao tuổi chỉ với một nút bấm duy nhất, kết quả cho ra chỉ sau một giây. Máy đo đường huyếtmáy đo huyết áp là những thiết bị rất quen thuộc trong tủ thuốc gia đình, qua đó cho thấy vai trò quan trọng của các thiết bị này trong chăm sóc sức khỏe gia đình. Máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 thường được sử dụng trong bệnh viện nhưng cũng có thể sử dụng dễ dàng ngay tại nhà. Có thể nói, các thiết bị trên đáp ứng được các tiêu chuẩn y tế khắt khe nhất mà vẫn có thể tiện dụng tại nhà.

– Tiết kiệm chi phí và thời gian: Nếu bạn đã từng đưa người cao tuổi đến bệnh viện tái khám định kỳ mỗi tháng, chắc hẳn bạn đã rất ngán ngẩm vì chờ đợi quá lâu, dịch vụ chăm sóc khách hàng kém, người bệnh và cả người thân đều cảm thấy mệt mỏi. Không những thế, chi phí khám chữa bệnh lão khoa hiện nay cũng còn khá cao, chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân. Mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà với trang thiết bị y tế chuyên nghiệp có thể giúp bạn loại bỏ các vấn đề trên.

– Phù hợp yêu cầu cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19: Việc chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà với các thiết bị y tế chuyên dụng là xu hướng mới, đặc biệt phù hợp với yêu cầu cách ly xã hội phòng chống dịch Covid-19 hiện nay. Người cao tuổi, đối tượng dễ bị lây nhiễm và có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm virus SARS-CoV-2, không cần đến các trung tâm y tế, bệnh viện đông người mà vẫn có thể tận hưởng dịch vụ y tế chuyên nghiệp nhất ngay tại không riêng, an toàn.

Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội

Bạn có thể theo dõi chỉ số sức khỏe dễ dàng với các thiết bị y tế quen thuộc, gồm: máy đo đường huyết, máy đo huyết áp, máy đo nồng độ oxy trong máu spO2, nhiệt kế điện tử hồng ngoại.

Máy tạo oxy tinh khiết

Người cao tuổi thường gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Các vấn đề này có thể xuất phát từ bệnh lý mãn tính (như bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính; bệnh hen suyễn;…) hoặc từ biến chứng cấp tính hoặc dị ứng. Trong những trường hợp trên, người bệnh thường gặp phải tình trạng khó thở, thở không hiệu quả hoặc suy hô hấp. Người thân cần học cách sơ cấp cứu người bệnh suy hô hấp đồng thời gọi điện cấp cứu ngay lập tức. Trong trường hợp bệnh nhân thở kém, thở không hiệu quả, bác sĩ gia đình có thể chỉ định sử dụng liệu pháp oxy ngay tại nhà.

Tìm hiểu ngay Liệu pháp oxy là gì?

Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội

Máy tạo oxy sở hữu nhiều ưu điểm phù hợp thay thế bình oxy khí nén khi cần sử dụng liệu pháp oxy tại nhà.

Máy tạo oxy là một trong nhiều giải pháp giúp thực hiện liệu pháp oxy tại bệnh viện hoặc tại nhà. Máy tạo oxy là thiết bị hữu ý, giúp thay thế bình oxy nén truyền thống trong điều kiện không thể tiếp cận sử dụng bình oxy nén theo cách thông thường. Máy tạo oxy có thể tạo ra oxy nồng độ tinh khiết cao (trên 90%) và có hiệu quả sử dụng tương đương so với bình oxy nén.

Một số trường hợp đặc thù chỉ có thể sử dụng máy tạo oxy như sử dụng trong không gian nhỏ hẹp như phòng mổ, buồng bệnh, phòng riêng tại nhà. Có thể nói, máy tạo oxy chính là giải pháp mang tính linh hoạt hơn khi người bệnh cần sử dụng liệu pháp oxy tại nhà.

Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội

Máy tạo oxy ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà.

Máy trợ thở

Người cao tuổi mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ, gây ra bởi bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cần sử dụng thiết bị hỗ trợ chuyên dụng ngay tại nhà. Các thiết bị này giúp đảm bảo hiệu quả hô hấp, hạn chế tối đa tình huống ngưng thở khi ngủ. Có thể nói, máy trợ thở chính là thiết bị vô cùng quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngay tại nhà.

Máy thở không xâm lấn thực tế là máy thở hỗ trợ bệnh nhân thở mà không cần phải mở nội khí quản. Máy hỗ trợ thở CPAP hoạt động trên nguyên lý tạo ra một dòng khí có áp lực dương để hỗ trợ động tác hít vào của bệnh nhân, khi đó bệnh nhân chỉ cần một động tác nhẹ đã có thể hít vào và đỡ tốn sức. Máy hỗ trợ thở BiPAP có mức độ hiện đại cao hơn. Máy có thể cảm nhận được nhịp thở của bệnh nhân để nâng hoặc giảm áp lực hỗ trợ, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

Tùy theo điều kiện và trường hợp khác nhau, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng loại máy trợ thở phù hợp. Về ngoại hình, hai loại máy trợ thở trên có thiết kế bên ngoài khá giống nhau nhưng cơ bản khác nhau về nguyên lý hoạt động và công dụng. Vì thế, người dùng cần tìm hiểu thông tin rõ ràng, tốt nhất hãy đến hệ thống showroom thiết bị y tế uy tin để được tư vấn chọn mua sản phẩm chất lượng, giá tốt và đúng mục đích sử dụng.

Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong trường hợp cách ly xã hội

Máy trợ thở BiPAP là thiết bị y tế không thể thiếu đối với bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) dù ở bệnh viện hay ở nhà.

Bạn đã biết Cách phân biệt máy CPAP và BiPAP chưa?

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vai trò quan trọng của mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà trong bối cảnh đại dịch hiện nay, đồng thời biết được các thiết bị y tế không thể thiếu trong mô hình này. Hãy theo dõi Siêu Thị Y Tế để được chia sẻ kiến thức, cập nhật thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe tại nhà nhé!

>> Xem thêm: Phù chân ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.