Các biến chứng viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ

960

Viêm đường hô hấp ở trẻ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hiện nay tình trạng bố mẹ tự ý điều trị kháng sinh cho con cũng là nguyên nhân khiến tình trạng tái phát tăng cao.

Các biến chứng viêm đường hô hấp nguy hiểm ở trẻ

Nhận diện biến chứng viêm đường hô hấp ở trẻ

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và gây ra viêm đường hô hấp do sức đề kháng của trẻ kém và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu. Những biến chứng của viêm đường hô hấp mà trẻ hay gặp phải như:

– Khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,..

– Biến chứng nặng hơn đó là tình trạng bội nhiễm kéo theo các bệnh lý khác và có thể dẫn đến tử vong như: viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp,… do hệ miễn dịch suy yếu nặng.

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp cần phải xác định rõ nguyên nhân viêm đường hô hấp do virus hay vi khuẩn. Đối với trường hợp viêm đường hô hấp do virus không nên dùng kháng sinh tùy tiện . Kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức báo động.Việc kháng thuốc kháng sinh sẽ làm cho trẻ nhanh bị tái phát bệnh viêm đường hô hấp hơn” …

Biến chứng nặng từ hành vi tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh

Có một thực tế là rất nhiều phụ huynh có thói quen tự ý cho trẻ uống kháng sinh để điều trị các triệu chứng thông thường như: ho, sốt, ngạt mũi, sổ mũi….. Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ đang ngày càng trở thành vấn đề đáng báo động bởi những hệ lụy của nó đem lại không lường trước được.

Nhiều ba mẹ tưởng chừng việc này vô hại nhưng đây chính là nguyên nhân làm gia tăng khả năng kháng thuốc (tạo ra các loại siêu vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh) dẫn đến việc điều trị bệnh khó khăn, kéo dài, tốn kém. Trong cơ thể luôn luôn tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, lạm dụng kháng sinh sẽ diệt cả những vi khuẩn có lợi. Sự hiện diện của những vi khuẩn có lợi này có thể ức chế sự sinh sản của vi khuẩn, đóng một vai trò trong việc phòng chống dịch bệnh. Nếu những vi khuẩn có lợi này suy giảm, khả năng “phòng thủ” của cơ thể cũng sẽ giảm xuống, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu.

Nguy hiểm hơn, kháng sinh nếu không sử dụng đúng còn có thể ảnh hưởng chức năng gan, thận, các tế bào thần kinh; khiến trẻ càng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn hơn và có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ của thuốc. Dùng kháng sinh không cần thiết còn có thể khiến khiến con bạn đối mặt với nguy cơ dị ứng thuốc, biểu hiện nhẹ dưới dạng phát ban, nặng dẫn đến sốc phản vệ, vô cùng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia y tế thì tình trạng bị viêm đường hô hấp do virus sẽ tự khỏi sau vài ngày và không nên tự ý cho dùng kháng sinh vì như vậy sẽ làm giảm dần sức đề kháng , làm tăng men gan, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa của bé vì kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể gây rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy,… Bên cạnh đó việc tự ý dùng kháng sinh cũng là nguyên ngân khiến tình trạng viêm đường hô hấp của trẻ diễn biến nặng hơn. Chỉ được dùng kháng sinh khi có sự chỉ định của bác sĩ.

Hạn chế biến chứng viêm đường hô hấp bằng cách nào

Khi trẻ bị viêm đường hô hấp, ba mẹ không nên vội vàng dùng kháng sinh cho con. Ba mẹ cần phải biết và nhớ rằng kháng sinh chỉ có tác dụng khi nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. Trong những trường hợp này cần đưa con đi khám bác sĩ, sau khi thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết để có kết luận chính xác trẻ ốm do nhiễm virus hay vi khuẩn. Nếu do virus các bác sĩ chỉ cho sử dụng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38 độ 5, siro ho, xịt rửa mũi,… với tác dụng làm giảm triệu chứng giúp trẻ dễ chịu hơn.

Phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ con khỏi bệnh viêm đường hô hấp chính là việc ba mẹ cần chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho con. Việc này có thể thực hiện bởi những cách đơn giản sau:

– Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt chú trọng đến các loại khoáng chất như vitamin A, vitamin C,… bằng cách cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh, cá biển,… sẽ giúp nuôi dưỡng hệ miễn dịch của trẻ một cách tự nhiên hiệu quả. 

– Vận động thể chất hàng ngày, cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.

– Tiêm vacxin đầy đủ theo đúng lịch.

Trong trường hợp trẻ cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh thì đơn thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa Nhi kê. Cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng và đủ liều, không được ngắt quãng giữa chừng khi thấy triệu chứng của con giảm vì tình trạng cha mẹ tự ý ngưng cho trẻ uống kháng sinh sau vài ngày khi thấy triệu chứng thuyên giảm khá phổ biến. Tuyệt đối không sử dụng đơn thuốc của lần trước để điều trị cho lần bị bệnh sau. Chính bởi những sai lần này khiến bệnh của con không được điều trị dứt điểm và làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc về sau.

Đọc thêm:



Mình là Lê Phương - Tốt nghiệp chuyên khoa về Công Nghệ Y Tế, hiện đang là chuyên viên tư vấn sản phẩm thiết bị y tế, người sáng tạo nội dung cho website Siêu Thị Y Tế. Với kinh nghiệm viết content nhiều năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mình hy vọng những thông tin trong các bài viết sẽ mang đến cho người đọc những kiến thức chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.